Nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 76 - 80)

Chương 3 : Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK

3.3.4 Nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp

Thói quen lề lối cũ

Nền kinh tế Việt Nam qua một thời gian dài được quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp khiến các diễn biến theo quy luật thị trường bị bóp méo cũng là một ngun nhân giải thích sự trì trệ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro tài chính đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Một thời gian dài quản lý doanh nghiệp trong điều kiện thông tin về thị trường không đầy đủ, diễn biến thị trường theo kế hoạch đã góp phần kìm hãm sự nhanh nhạy của lãnh đạo các công ty Nhà nước trước những biến động của thị trường tài chính trong những năm gần đây.

Các DNDK trước đây hầu như là các doanh nghiệp nhà nước do vậy cũng không thể thoát khỏi cách quản lý như trên mặc dù hiện nay đã cổ phần hố (cơng ty cổ phần có vốn của Nhà nước). Những thói quen này thơng thường vẫn được đề cập đến như một

trở lực với DNDK trên con đường hội nhập, trong hoàn cảnh cụ thể này chính là trở lực

đối với DNDK trong việc làm quen với công tác quản lý rủi ro tài chính.

Cơ chế quản lý và văn hố doanh nghiệp

Một cản trở với việc ứng dụng các cơng cụ quản lý rủi ro tài chính đó là cơ chế quản lý và văn hoá trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Có thể nói văn hố trách nhiệm trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDK nói riêng hiện nay là khơng chấp nhận sai lầm, dù ở mức độ nào. Mà chúng ta đều hiểu rõ một vấn đề tất yếu rằng, khi áp dụng bất kỳ một công cụ hay một kỹ thuật mới nào, để đạt được

thành cơng thì tất nhiên phải chấp nhận sai lầm, thất bại lúc ban đầu. Tuy nhiên cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại trong các DNDK, do đó khiến cho

việc thích nghi cái mới khơng dễ dàng. Sự xuất hiện của các công cụ quản lý rủi ro tài chính trong thời gian qua vẫn rất mới đối với các DNDK.

Điều này cũng có nguyên nhân từ việc phân định trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Nhiều cơng ty đa quốc gia hiện nay có những chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Tại những cơng ty đó, họ ln khoanh vùng trách nhiệm cho một ví trí lãnh đạo, theo đó, tại vị trí lãnh đạo của mình, người lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và tới bao nhiêu thì phải làm các giao dịch phịng chống. Đồng thời với cách

phân chia trách nhiệm quản lý theo vùng, các công ty đa quốc gia cũng hiểu rất rõ rủi ro nào họ phải chấp nhận và từ đó đưa ra phương sách nhằm bảo vệ an tồn tối đa

cho vốn của mình dựa trên các cơng cụ chống rủi ro. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDK nói riêng hiện khơng có ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro hay chuyên nghiệp hơn là rủi ro tài chính. Theo kết quả điều tra 35 DNDK thì chỉ có 2 doanh nghiệp chiếm 5.71% là có bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý các thơng tin về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính. Đặc biệt, người lãnh đạo nhiều DNDK khơng đủ quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng, do

đó, nhiều DNDK dù đã dự báo được khả năng sẽ gặp rủi ro nhưng do công ty chưa

có chính sách nên cũng khơng dám làm. Hơn nữa, cơ chế phân chia trách nhiệm trong DNDK vẫn tồn tại dưới hình thức trách nhiệm tập thể, rủi ro xảy ra không phải là trách nhiệm của riêng ai, vì thế đối với họ quản lý rủi ro tài chính là khơng cần

thiết.

Hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính

Các DNDK cịn rất bở ngỡ và thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tài chính từ chiến lược, quy trình, phương pháp và các cơng cụ quản lý rủi ro tài chính, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến vấn đề này. Số DNDK tham gia tìm hiểu các SPPS cịn rất hạn chế (hình 3.10).

Hơn nữa, chiến lược quản lý rủi ro tài chính cịn được cho là lạ lẫm và chưa được

quan tâm ở hầu hết các doanh nghiệp dầu khí. Mà khơng được nhìn nhận đúng mức, chiến lược khơng rõ ràng thì kế hoạch cũng như hoạt động quản lý rủi ro tài chính

khơng thể hiện được một cách có hiệu quả. Cũng vì vậy vấn đề quản lý rủi ro tài

hiện công tác quản lý rủi ro tài chính là một minh chứng cho sự hạn chế trong hiểu biết và ứng dụng nghiệp vụ quản lý rủi ro tài chính tại doanh nghiệp.

Lý do chủ yếu của hiện tượng này là bản thân quản lý rủi ro tài chính, như đã trình bày ở trên, là một lĩnh vực rất mới trên thị trường tài chính Việt Nam. Quản lý rủi ro tài chính thật ra chỉ là một bộ phận trong quản lý rủi ro của toàn doanh nghiệp. Mặc dù lý thuyết và thực tiễn quản lý rủi ro đã phát triển trên thế giới từ những năm 1960, nhưng quản lý rủi ro của giai đoạn đó sau này được gọi là quản lý rủi ro truyền

thống, chỉ đơn giản là tìm cách giảm thiểu các rủi ro thuần tuý như mất mát về tài sản và đền bù cho công nhân. Công cụ cho quản lý rủi ro truyền thống chỉ gồm mua bảo hiểm, tránh rủi ro và kiểm soát tổn thất. Do những đặc điểm này, quản lý rủi ro truyền thống chưa bao gồm quản lý rủi ro tài chính.

Thêm vào đó, cơng tác quản lý rủi ro tài chính hồn tồn khơng đơn giản. Người sử dụng các công cụ quản lý khơng thể máy móc mà phải linh hoạt để tận dụng lợi thế khi thị trường có những biến động có lợi cho mình. Muốn vậy người phụ trách cơng tác này phải có trình độ cao, hiểu biết sâu sắc về cơng việc và thị trường, đó là điều DNDK đang thiếu.

Thách thức trong thời gian tới.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, các bất cập của điều hành kinh tế vĩ mô bộc lộ, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ giá biến động thất thường, cạnh tranh ngày càng gay gắt…vấn đề rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp mới được đề cập đến, một ngày càng nhiều hơn, nhưng cũng chỉ mới chỉ là trên các diễn đàn, các đề tài nghiên cứu.

Theo các cam kết WTO, rồi đây doanh nghiệp nước ngồi sẽ có mặt ở thị trường

nước ta nhiều hơn và tham gia sâu rộng hơn vào các ngành nghề lĩnh vực, địa bàn

vốn trước đây là thị trường độc tôn của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDK nói riêng sẽ phải đối diện với nhiều loại rủi ro đến từ mọi biến động trên thị trường quốc tế cũng như trong nước và chịu sự cạnh tranh

chú trọng đến quản trị rủi ro tài chính như một bộ phận trong chiến lược kinh doanh.

Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà khơng có quản trị rủi

ro tài chính là điều thiếu sót.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, chương 3 tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính của các DNDK Việt Nam trong khoảng thời gian qua. Chúng ta cần khẳng định rằng các DNDK Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng gia tăng trong thế giới hội nhập, tồn cầu hố với những biến động bất ổn và phức tạp. Trong khi đó, thực trạng quản lý rủi ro tài chính trong các DNDK Việt Nam cịn nhiều bất cập, năng lực và hiệu quả quản lý còn rất khiêm tốn.

Mặc khác, thị trường các SPPS còn kém phát triển, các cơng cụ phịng ngừa rủi ro chưa có khung pháp lý rõ ràng, tâm lý ngại phịng chống rủi ro tài chính trong các DNDK Việt Nam vẫn còn tồn tại, đây là một thách thức khơng nhỏ trong q trình hội nhập và mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam. Về lâu dài các DNDK Việt Nam nên quan tâm đến vấn đề này bởi rủi ro tài chính ln ln tồn tại song hành với hoạt động kinh doanh, còn quản trị rủi ro tài chính lại được xem là “lá chắn” để bảo vệ.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIA TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)