.10 Mức tìm hiểu các SPPS trong doanh nghiệp dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 72)

0 5 10 15 20 25 30 35 Hợp đồng kỳ hạn (Forward) Hợp đồng giao sau (Future) Hợp đồng quyền chọn (Option) Hợp đồng hốn đổi (Swap) D oan h ngh i p

Có tìm hiểu Khơng tìm hiểu

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả

Như vậy với các SPPS thì hợp đồng kỳ hạn được các DNDK tìm hiểu nhiều hơn so với các SPPS khác, kế đến là hợp đồng hoán đổi và sau cùng là hợp đồng giao sau và

hợp đồng quyền chọn, tuy nhiên mức độ tìm hiểu các SPPS cũng rất hạn chế. Kết

quả trên cũng gần đúng trong thực tế hiện nay bởi hợp đồng kỳ hạn theo cách hiểu của các DNDK khi tìm hiểu nó vẫn dễ hiểu hơn các SPPS khác. Nhưng tìm hiểu SPPS là một chuyện cịn sử dụng nó lại là một chuyện khác.

Bảng 3.5. Bảng thống kê sử dụng SPPS trong doanh nghiệp dầu khí.

Phương án Số DN trả lời Tỷ trọng

Chưa bao giờ nghe đến 10 28.57% Có biết nhưng ít sử dụng 24 68.57% Rất thường xuyên sử dụng 1 2.86%

Cộng 35 100%

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả

doanh nghiệp dầu khí. Rõ ràng là với kết quả điều tra trên chỉ có một doanh nghiệp thường xuyên sử dụng SPPS và theo tìm hiểu của tác giả thì 2 SPPS được sử dụng là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hốn đổi, cịn hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn khơng có đơn vị nào sử dụng. Chính điều này gợi ý cho chúng ta suy nghĩ tại sao có SPPS và biết nó nhưng các DNDK lại khơng tìm đến nó nhiều hơn nữa. Để

giải quyết vấn đề này có thể đưa ra một số nguyên nhân ở phần sau.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tài chính trong các doanh

nghiệp dầu khí.

3.3.1. Thị trường sản phẩm phái sinh còn kém phát triển.

Thị trường các SPPS đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị

trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, các nhà mơi giới, các nhà cơ lợi cịn q ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ trên thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường SPPS là một thách thức khơng nhỏ trong q trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam, khi mà rủi ro luôn là bạn

đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong q trình hội nhập. Thị trường

các SPPS có thể xem như là một lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của của thị

trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường SPPS là cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

Theo ngân hàng Hồng Kong Thượng Hải (HSBC), chính sách và thị trường tiền tệ của NHNN Việt Nam vài năm lại đây đã thay đổi rất nhiều và đã rất thoáng trong

cách xử lý những yêu cầu nghiệp vụ mới. Các dịch vụ phát sinh như Swaps, Forward, Option, Future đã được cho phép ứng dụng từ khá lâu rồi, nhưng thực tế, số hợp đồng các ngân hàng làm được không nhiều, kể từ khi hợp đồng phái sinh đầu tiên được ký vào năm 1997-1998 đến nay, thị trường SPPS chẳng nhúc nhích được

bao nhiêu.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng cho biết, các nghiệp vụ phái sinh Techcombank đã có, nhưng số khách hàng rất ít, thậm chí có

cơng cụ chưa có khách nào, các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết với các doanh nghiệp, nhưng vẫn bị cản đường bởi nhiều lý do. Hy vọng thời gian sắp đến, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như biến động bất ổn của thị trường trong nước trong thời gian vừa qua sẽ làm “thức tỉnh” doanh nghiệp cũng như “sự ngủ dậy” của thị trường SPPS.

3.3.2. Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh.

Kiến thức về sử dụng những sản phẩm phái sinh để phòng chống rủi ro còn quá mới

ở Việt Nam. Chỉ khi thị trường biến động mọi người mới hốt hoảng đi tìm cách

phịng chống thiệt hại đối với đồng tiền của mình. Thật ra, thơng tin về SPPS rất khó tiếp cận. Theo bản thân của tác giả, kiến thức này nếu khơng học có lẽ khơng bao giờ biết đến và khi học mới thấy đúng là “hơi trừu tượng”. Khái niệm “hơi trừu tượng”

này liên quan đến mức độ “khó hiểu” và khơng đầy đủ của các hướng dẫn về SPPS của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và các tài liệu của các tổ chức giáo dục đào tạo về SPPS. Ở Việt Nam, số lượng chuyên gia am hiểu sâu về SPPS ở góc độ lý thuyết là hơi hạn chế chứ đừng nói gì kiến thức cọ xát thực tế trong việc sử dụng

SPPS. Như thế chủ đề SPPS làm sao để giải thích một cách đơn giản dễ hiểu cho

doanh nghiệp.

Cịn ở góc độ doanh nghiệp khi hiểu và vận dụng SPPS là một vấn đề khó. Trong

thực tế có rất nhiều trường hợp thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro bằng SPPS. Đó là việc một số doanh nghiệp đã sử dụng SPPS để đầu cơ chứ khơng phải phịng ngừa rủi ro.

3.3.3. Chính sách của Chính phủ- Khung pháp lý chưa rõ ràng.

Việt Nam chưa có khung pháp lý hồn chỉnh về kinh doanh các cơng cụ tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ tài chính phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín

dụng, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài

khoản của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành.

Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công

ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN ban hành. Theo quy chế này, các ngân hàng thương mại chỉ có thể hoạt động kinh doanh đối với một số cơng cụ tài chính phái

sinh về ngoại tệ (swap, option,..) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh

cơng cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC.

Việt Nam chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định cụ thể cho phép các ngân hàng thương mại đầu tư vào sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng

chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của ngân

hàng thương mại.

Việt Nam chưa có các quy định của pháp luật về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an

toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các cơng cụ tài chính phái sinh.

Ví dụ như chuyện đánh thuế nhà thầu với nghiệp vụ hoán đổi giữa hai đồng tiền hiện chưa rõ. Cách tính loại thuế này đang là một khó khăn bởi ngân hàng và doanh nghiệp sẽ khơng biết thuế mình phải trả là bao nhiêu (vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày). Hiện ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về thuế nhà thầu cho sản phẩm hoán đổi lãi suất. Chưa kể đến chuyện xảy ra việc ngân hàng và doanh nghiệp đều đùn đẩy nhau nghĩa vụ trả loại thuế này. Trong khi đó, các

nước khác khơng đánh thuế với SPPS vì đó mới là cơng cụ phịng chống rủi ro cho DN, chứ không phải là một kênh kinh doanh của ngân hàng.

Ở góc độ NHNN đã cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được thực hiện

nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số

phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra

ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

3.3.4. Nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Thói quen lề lối cũ Thói quen lề lối cũ

Nền kinh tế Việt Nam qua một thời gian dài được quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp khiến các diễn biến theo quy luật thị trường bị bóp méo cũng là một ngun nhân giải thích sự trì trệ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro tài chính đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Một thời gian dài quản lý doanh nghiệp trong điều kiện thông tin về thị trường không đầy đủ, diễn biến thị trường theo kế hoạch đã góp phần kìm hãm sự nhanh nhạy của lãnh đạo các cơng ty Nhà nước trước những biến động của thị trường tài chính trong những năm gần đây.

Các DNDK trước đây hầu như là các doanh nghiệp nhà nước do vậy cũng khơng thể thốt khỏi cách quản lý như trên mặc dù hiện nay đã cổ phần hố (cơng ty cổ phần có vốn của Nhà nước). Những thói quen này thông thường vẫn được đề cập đến như một

trở lực với DNDK trên con đường hội nhập, trong hồn cảnh cụ thể này chính là trở lực

đối với DNDK trong việc làm quen với công tác quản lý rủi ro tài chính.

Cơ chế quản lý và văn hoá doanh nghiệp

Một cản trở với việc ứng dụng các công cụ quản lý rủi ro tài chính đó là cơ chế quản lý và văn hố trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Có thể nói văn hố trách nhiệm trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDK nói riêng hiện nay là không chấp nhận sai lầm, dù ở mức độ nào. Mà chúng ta đều hiểu rõ một vấn đề tất yếu rằng, khi áp dụng bất kỳ một công cụ hay một kỹ thuật mới nào, để đạt được

thành cơng thì tất nhiên phải chấp nhận sai lầm, thất bại lúc ban đầu. Tuy nhiên cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại trong các DNDK, do đó khiến cho

việc thích nghi cái mới không dễ dàng. Sự xuất hiện của các cơng cụ quản lý rủi ro tài chính trong thời gian qua vẫn rất mới đối với các DNDK.

Điều này cũng có nguyên nhân từ việc phân định trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Nhiều công ty đa quốc gia hiện nay có những chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Tại những cơng ty đó, họ ln khoanh vùng trách nhiệm cho một ví trí lãnh đạo, theo đó, tại vị trí lãnh đạo của mình, người lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và tới bao nhiêu thì phải làm các giao dịch phòng chống. Đồng thời với cách

phân chia trách nhiệm quản lý theo vùng, các công ty đa quốc gia cũng hiểu rất rõ rủi ro nào họ phải chấp nhận và từ đó đưa ra phương sách nhằm bảo vệ an toàn tối đa

cho vốn của mình dựa trên các cơng cụ chống rủi ro. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDK nói riêng hiện khơng có ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro hay chuyên nghiệp hơn là rủi ro tài chính. Theo kết quả điều tra 35 DNDK thì chỉ có 2 doanh nghiệp chiếm 5.71% là có bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý các thông tin về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính. Đặc biệt, người lãnh đạo nhiều DNDK không đủ quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng, do

đó, nhiều DNDK dù đã dự báo được khả năng sẽ gặp rủi ro nhưng do cơng ty chưa

có chính sách nên cũng không dám làm. Hơn nữa, cơ chế phân chia trách nhiệm trong DNDK vẫn tồn tại dưới hình thức trách nhiệm tập thể, rủi ro xảy ra không phải là trách nhiệm của riêng ai, vì thế đối với họ quản lý rủi ro tài chính là khơng cần

thiết.

Hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính

Các DNDK cịn rất bở ngỡ và thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tài chính từ chiến lược, quy trình, phương pháp và các cơng cụ quản lý rủi ro tài chính, thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn chưa quan tâm đến vấn đề này. Số DNDK tham gia tìm hiểu các SPPS cịn rất hạn chế (hình 3.10).

Hơn nữa, chiến lược quản lý rủi ro tài chính cịn được cho là lạ lẫm và chưa được

quan tâm ở hầu hết các doanh nghiệp dầu khí. Mà khơng được nhìn nhận đúng mức, chiến lược khơng rõ ràng thì kế hoạch cũng như hoạt động quản lý rủi ro tài chính

khơng thể hiện được một cách có hiệu quả. Cũng vì vậy vấn đề quản lý rủi ro tài

hiện cơng tác quản lý rủi ro tài chính là một minh chứng cho sự hạn chế trong hiểu biết và ứng dụng nghiệp vụ quản lý rủi ro tài chính tại doanh nghiệp.

Lý do chủ yếu của hiện tượng này là bản thân quản lý rủi ro tài chính, như đã trình bày ở trên, là một lĩnh vực rất mới trên thị trường tài chính Việt Nam. Quản lý rủi ro tài chính thật ra chỉ là một bộ phận trong quản lý rủi ro của toàn doanh nghiệp. Mặc dù lý thuyết và thực tiễn quản lý rủi ro đã phát triển trên thế giới từ những năm 1960, nhưng quản lý rủi ro của giai đoạn đó sau này được gọi là quản lý rủi ro truyền

thống, chỉ đơn giản là tìm cách giảm thiểu các rủi ro thuần tuý như mất mát về tài sản và đền bù cho công nhân. Công cụ cho quản lý rủi ro truyền thống chỉ gồm mua bảo hiểm, tránh rủi ro và kiểm soát tổn thất. Do những đặc điểm này, quản lý rủi ro truyền thống chưa bao gồm quản lý rủi ro tài chính.

Thêm vào đó, cơng tác quản lý rủi ro tài chính hồn tồn khơng đơn giản. Người sử dụng các cơng cụ quản lý khơng thể máy móc mà phải linh hoạt để tận dụng lợi thế khi thị trường có những biến động có lợi cho mình. Muốn vậy người phụ trách cơng tác này phải có trình độ cao, hiểu biết sâu sắc về công việc và thị trường, đó là điều DNDK đang thiếu.

Thách thức trong thời gian tới.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, các bất cập của điều hành kinh tế vĩ mô bộc lộ, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ giá biến động thất thường, cạnh tranh ngày càng gay gắt…vấn đề rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp mới được đề cập đến, một ngày càng nhiều hơn, nhưng cũng chỉ mới chỉ là trên các diễn đàn, các đề tài nghiên cứu.

Theo các cam kết WTO, rồi đây doanh nghiệp nước ngồi sẽ có mặt ở thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)