Chính sách của Chính phủ Khung pháp lý chưa rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 74 - 76)

Chương 3 : Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro tài chính trong các DNDK

3.3.3 Chính sách của Chính phủ Khung pháp lý chưa rõ ràng

Việt Nam chưa có khung pháp lý hồn chỉnh về kinh doanh các cơng cụ tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các cơng cụ tài chính phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín

dụng, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài

khoản của các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành.

Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công

ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN ban hành. Theo quy chế này, các ngân hàng thương mại chỉ có thể hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái

sinh về ngoại tệ (swap, option,..) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh

cơng cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC.

Việt Nam chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định cụ thể cho phép các ngân hàng thương mại đầu tư vào sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng

chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của ngân

hàng thương mại.

Việt Nam chưa có các quy định của pháp luật về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an

toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các cơng cụ tài chính phái sinh.

Ví dụ như chuyện đánh thuế nhà thầu với nghiệp vụ hoán đổi giữa hai đồng tiền hiện chưa rõ. Cách tính loại thuế này đang là một khó khăn bởi ngân hàng và doanh nghiệp sẽ khơng biết thuế mình phải trả là bao nhiêu (vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày). Hiện ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về thuế nhà thầu cho sản phẩm hoán đổi lãi suất. Chưa kể đến chuyện xảy ra việc ngân hàng và doanh nghiệp đều đùn đẩy nhau nghĩa vụ trả loại thuế này. Trong khi đó, các

nước khác khơng đánh thuế với SPPS vì đó mới là cơng cụ phịng chống rủi ro cho DN, chứ khơng phải là một kênh kinh doanh của ngân hàng.

Ở góc độ NHNN đã cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được thực hiện

nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh cịn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số

phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra

ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)