2.2. THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB
2.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng tại ACB
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng tại ACB là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay và hệ số rủi ro tín dụng. Và để có cái nhìn bao qt, tồn diện hơn về rủi ro tín dụng tại ACB, ta sẽ xem xét trong mối tương quan với một số ngân hàng khác trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam.
Trước hết, cần nhìn lại bối cảnh kinh tế năm 2008 với một số chỉ tiêu kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính tiền tệ nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Năm 2008 được đánh giá là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm. Chẳng hạn như lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, tính chung cả năm lạm phát gần 20%; thanh khoản tiền đồng đầu năm 2008 khủng hoảng nhưng cuối năm lại khá dồi dào; thanh khoản USD đầu năm dư thừa, nhưng kể từ tháng 5 thì có dấu hiệu khan hiếm. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt từ nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay. Những biến động khó lường nêu trên của mơi trường kinh doanh làm cho việc cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an tồn và tăng trưởng của ACB rất khó khăn. Cụ thể, lãi suất cơ bản thay đổi liên tục đã làm cho lãi suất huy động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7.5-8%/năm trong vòng 4-5 tháng, ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất trần cho vay thay đổi với tốc độ nhanh làm lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/năm xuống còn 12.75%/năm và 10.5%/năm chỉ trong vòng 4-6 tháng. Để đối phó với những biến động khó lường về mơi trường kinh doanh, vấn đề QLRR được đặt lên hàng đầu. Trong đó, rủi ro tín dụng ln được ACB kiểm sốt chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng.
2.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả
đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không vượt quá 3%.
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay
2006 2007 2008 2009
ACB 1.11% 0.31% 2.03% 0.99%
SACOMBANK 0.95% 0.39% 0.996% 0.82%
EXIMBANK 1.56% 1.51% 7.9% 2.44%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Thương Tín)
NQH năm 2008 có xu hướng tăng cao đột biến, đặc biệt tăng cao trong tháng 8 đến tháng 12, trong đó ngành thủy sản và ngành CN chế biến là những ngành có tỷ lệ NQH cao trên 4% (tại thời điểm ngày 31/12/2008 tỷ lệ nợ quá hạn 2 ngành này lần lượt là 12,78% và 4%). Trong năm 2008, do tình hình kinh tế nhiều bất lợi nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao là tình hình chung của tồn hệ thống. Đến năm 2009, khơng chỉ riêng ACB mà một số NHTM cũng đã “kiềm” được tỷ lệ này ở mức an toàn.
2.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không địi được và khơng được tái cơ cấu. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này phải nằm trong khoảng từ 3% đến 5%.
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay
2006 2007 2008 2009
ACB 0.20% 0.08% 0.89% 0.41%
SACOMBANK 0.72% 0.24% 0.6% 0.64%
EXIMBANK 0.85% 0.88% 4.71% 1.83%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Thương Tín)
Nợ xấu năm 2008 tại ACB có xu hướng tăng cao một cách đột biến, và đặc biệt tăng mạnh vào 2 tháng cuối năm. Tuy nhiên đến 2009, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể.
2.2.2.3. Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Bảng 2.10:Hệ số rủi ro tín dụng 2006 2007 2008 2009 ACB 38.11% 37.25% 33,08% 37.11% SACOMBANK 59.00% 54.00% 51,15% 60.58% EXIMBANK 55.71% 54.74% 44,00% 58.64%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Thương Tín)
Trong các năm, ACB có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp so với các NHTMCP chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Á Châu là khá tốt.