Giải pháp đối với các cơ quan khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 103 - 108)

3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QLRRTD VÀ

3.4.3. Giải pháp đối với các cơ quan khác

3.4.3.1. Đảm bảo mơi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định

Mơi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cạnh tranh càng cao, nền kinh tế dễ biến động, doanh nghiệp dễ có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo các môi trường này ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng cao.

Để đảm bảo mơi trường ổn định có nhiều cách, trong đó khơng thể khơng có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự… giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.

3.4.3.2. Nâng cấp hệ thống thơng tin minh bạch chính xác

Trong hoạt động tín dụng, thơng tin về khách hàng vay vốn của các NHTM rất quan trọng vì nó có mục đích ngăn ngừa rủi ro và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHTM là cho vay với lòng tin khách hàng sẽ hoàn trả theo thỏa thuận. Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm đầy đủ một số thơng tin cần thiết sau:

• Thơng tin về hồ sơ pháp lý như tên khách hàng, địa chỉ, quyết định thành lập,

đăng ký kinh doanh, các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc, họ tên và trình độ người lãnh đạo, nghề nghiệp kinh doanh, mặt hàng chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

• Thơng tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó ngân hàng có thể đánh giá khả năng tài chính, hoạt động và phát triển của khách hàng.

• Thơng tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các khoản vay tại các TCTD, tổ

chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các TCTD đã cho vay. Thơng tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của NHTM.

• Thơng tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, ngân hàng cần xem xét

khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và các thơng tin khác liên quan đến tính khả thi của dự án.

• Thơng tin về mơi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt

động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành.

Để có thể cung cấp các thơng tin đó cho NHTM một cách đầy đủ và có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chun mơn thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thơng tin này cịn hạn chế và thiếu minh bạch chính xác. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thơng tin, nhưng vẫn khơng tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế chấp bất động sản ở nhiều nơi… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thơng tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thơng tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thơng tin hợp lý, hiệu quả. Chính phủ cần có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo, cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM.

3.4.3.3. Chính phủ cần hồn thiện quy trình xử lý TSĐB, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ

Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có

quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế

pháp lý chưa rõ ràng, đặc biệt là quyền sử dụng đất. Theo Nghị định 178/1999/NĐ-

có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu khơng đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, Thông tư liên

tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ NHNN, Bộ tư

pháp, Bộ cơng an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 (sau đây gọi tắt là Thông tư 03) quy định TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và theo Khoản 2 – Mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa: “Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng thì TCTD đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện ra tòa án”. Việc này gây cản trở cho các NHTM khi xử lý tài sản thế chấp trong thực tế, việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn, do:

• Ngân hàng chuyển hồ sơ của TSĐB sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách

thuộc Sở tư pháp để xử lý, tuy nhiên tiến độ xử lý quá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí có nhiều trường hợp tồn đọng khơng xử lý được. Việc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có một ngun nhân khơng thể khơng nhắc đến là hoạt động của Trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả. Khi đó, khơng ít trường hợp ngân hàng có thể phối hợp với người có TSĐB để xử lý hoặc tự xử lý được, nhưng khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất cho người mua, thì các cơ quan chức năng từ chối việc thực hiện công chứng, đăng bộ… với lý do quyền sử dụng đất trong trường hợp này phải thông qua Trung tâm bán đấu giá chuyên trách theo quy định.

− Khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, theo Khoản 3 – Mục III, phần

B của Thông tư Liên tịch 03, thì TCTD phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều thời gian và thủ tục: 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản; 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá tài sản; 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá và 60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận

cho người mua tài sản.

• Cơng tác thi hành án cịn chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của

Tịa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc lý do khác. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Tòa án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

Trong nền kinh tế thị trường, đi đôi với sự sinh sôi phát triển các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động yếu kém, đào thải trong cạnh tranh là quy luật khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí của nhà doanh nghiệp. NHTM với chức năng trung gian tài chính, ln phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của ngân hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì thế ngân hàng luôn ở trạng thái bị động.

Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hồn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các TSĐB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập đến một loạt các đề xuất, kiến nghị cần thiết và có khả năng ứng dụng thực tế đối với Ban KTNB tại ACB, với ACB và với NHNN – các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, đồng thời nâng cao vai trị và chất lượng hoạt động của cơng tác KTNB tại ACB. Các kiến nghị – giải pháp này là hoàn toàn phù hợp với định hướng hoạt động và phát triển chung của Nhà nước, của ngành dọc, của ACB và của riêng Ban KTNB tại ACB trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Sau hơn 16 năm hoạt động, ACB đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới thì ACB vẫn là một ngân hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong quản lý ngân hàng hiện đại. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc ngân hàng phải đối đầu với rủi ro tín dụng là khơng thể tránh khỏi, vấn đề là phải làm thế nào để có thể hạn chế – quản lý rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất, có thể chấp nhận được mà vẫn đảm bảo mục tiêu chiến lược mà ACB đang theo đuổi “Quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững”.

Luận văn đã tập trung vào các nội dung: nêu một số lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và kiểm tốn nội bộ; phân tích thực trạng tín dụng – rủi ro tín dụng – phương pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ACB dưới góc nhìn của Kiểm tốn nội bộ; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các mặt tồn tại, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB. Trong q trình thực hiện các giải pháp nêu trên, do sự thay đổi liên tục về môi trường kinh doanh, ACB cần thường xuyên đánh giá, kiểm tra để có những điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, để ACB quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, ngồi yếu tố nội lực cũng cần sự hỗ trợ từ Nhà nước thơng qua các chính sách hợp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung luận văn với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm tốn nội bộ tại ACB”. Mặc dù rất cố gắng, song do thời gian có hạn và kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Q Thầy Cơ và các bạn đồng nghiệp có quan tâm đến đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Báo cáo thường niên của ACB – EXIM – SACOMBANK các năm 2007, 2008, 2009 và báo cáo hoạt động của Ban Kiểm toán nội bộ tại ACB các năm 2007, 2008, 2009.

2) Luật các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định, Quyết định, thông tư… liên quan đến hoạt động của các Tổ chức Tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành.

3) PGS-TS Trần Huy Hồng và nhóm biên soạn: PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Trầm Xuân Hương, Th.S Nguyễn Văn Sáu, Th.S Nguyễn Quốc Anh, CN Nguyễn Thanh Phong, CN Dương tấn Khoa (2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

4) Tài liệu tập huấn chuyên đề nghiệp vụ tín dụng – phần IV Các quy trình của ACB và phần XI Quản lý rủi ro tín dụng của ACB.

5) Tài liệu tập huấn Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ tại ACB. 6) Ths Lưu Thúy Mai – Thanh tra NHNN Việt Nam, “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam”

7) TS. Đỗ Thị Thủy – Ngân hàng Công thương Ba Đình, “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM trong q trình hội nhập WTO”

8) TS. Hà Quang Đào - Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, “Một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM”. 9) Website: www.sbv.gov.vn www.acb.com www.ueh.edu.vn www.mof.gov.vn www.tapchiketoan.com www.kiemtoan.com.vn www.sacombank.com.vn www.eximbank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 103 - 108)