2.6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TỒN TẠI
2.6.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
a) Bố trí nhân viên thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ
hạn chế rủi ro tín dụng. Một nhân viên kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một nhân viên tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vơ cùng nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín dụng. Họ có thể tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá trị TSBĐ lên quá cao so với thực tế, hoặc có thể lỏng lẻo trong việc thẩm định khách hàng, phê duyệt khoản vay. Tất cả những việc đó đều có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý khoản vay, dẫn đến tổn thất trong việc thu hồi vốn vay.
Trong những năm gần đây, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh của ACB trên toàn quốc diễn ra khá nhanh. Đứng trước vấn đề về nhân sự, có 2 phương án: hoặc tuyển dụng người đã có kinh nghiệm chuyên mơn tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tuyển dụng nhân viên mới ra trường sau đó đào tạo kiến thức tại Trung tâm đào tạo và đào tạo thực tế tại KPP. Trong khi đó, sự cạnh tranh về nhân lực có chất lượng trong hệ thống NHTM dẫn đến công tác tuyển dụng dễ dàng hơn, các điều kiện và phạm vi tuyển dụng trở nên thơng thống hơn. Mặt khác, việc tuyển dụng nhân sự tại các đơn vị ở một số địa phương không thuận lợi như ở những trung tâm kinh tế, các đơ thị lớn hoặc những nơi có nhiều trường đào tạo chuyên ngành phù hợp. Nên dễ thấy rằng, chất lượng nhân viên và cả lãnh đạo đơn vị tại các KPP có thể khơng đồng đều về trình độ. Kết quả là một số nhân viên quản lý tín dụng hoặc những nhân viên tín dụng mới, do kinh nghiệm và thời gian đào tạo về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp tương đối hạn chế nên việc phân tích, đánh giá khách hàng đơi lúc cịn non kém, thiếu chính xác, thiếu sự sâu sát hoặc nghiêm trọng hơn là không nhất quán, không phù hợp với chính sách, quy trình, quy định chung của ACB. Và như vậy, vừa vơ tình vừa cố ý, các nhân viên tín dụng này góp phần tăng thêm rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
b) Thiếu giám sát và quản lý trước, trong và sau khi cho vay:
• Một số đơn vị tập trung tăng trưởng tín dụng chưa chú trọng đúng mức hoặc
khơng có đủ nguồn lực để kiểm tra giám sát trong khi giải ngân cũng như trong quá trình vay vốn, trả nợ khách hàng nên đã xảy ra một số sai sót trong q trình lập thủ tục hồ sơ vay vốn, kiểm tra giám sát vốn vay, đăng nhập TCBS, thu thập
lưu trữ hồ sơ.
Trong tất cả các kết luận kiểm tra của thanh tra NHNN cũng như của Ban KTNB tại ACB thì việc “nhân viên tín dụng khơng kiểm tra q trình sử dụng vốn theo quy định” hay “không bổ sung những chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay” hoặc “chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay khơng hợp lệ” là một trong số những sai phạm thường gặp của các nhân viên tín dụng tại tất cả các đơn vị. Chính quan điểm sai lầm này của nhân viên tín dụng đã làm mất tác dụng của công tác kiểm tra sau khi cho vay cũng như phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
− Một số nhân viên tín dụng tại ACB thường có thói quen tập trung nhiều cơng
sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay sau khi cho vay.
− Một số trường hợp nhân viên tín dụng cho khách hàng ký khống biên bản
kiểm tra sử dụng vốn, hoặc ký biên bản không ghi ngày, ghi trước ngày… Tất cả những điều đó nhằm đối phó với cơng tác thanh tra, kiểm tra chứ khơng nhằm mục đích theo dõi khoản vay và hạn chế rủi ro.
− Khi khách hàng nộp các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay thì
các nhân viên tín dụng khơng kiểm tra/kiểm tra nhưng khơng phát hiện tính hợp lệ, phù hợp của chứng từ đó (ví dụ ngày thanh tốn thể hiện trên hóa đơn tài chính cách q xa so với ngày giải ngân; hoặc số tiền thanh toán quá nhỏ so với số tiền giải ngân…), do đó những chứng từ cung cấp đơi khi khơng phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của khách hàng.
c) Hệ thống các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng đơi lúc cịn chưa rõ ràng và chồng chéo nhau, thiếu tính phối hợp cần thiết:
• Một số văn bản quy định sử dụng từ ngữ không rõ ràng hoặc không sát với thuật
ngữ chun mơn, khiến nhân viên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến là áp dụng văn bản khi thực hiện nghiệp vụ không đúng. Lỗi này càng nghiêm trọng hơn khi nó có tính lan truyền bởi nếu nhân viên nghiệp vụ không hiểu đúng lại hướng dẫn nhân viên dưới cấp hoặc các đơn vị khác.
• Mơ hình tổ chức bộ máy tại ACB hiện nay khá chuyên biệt theo chức năng. Do đó, có thể xảy ra tình trạng cùng một nghiệp vụ hoặc sản phẩm nhưng có nhiều văn bản được ban hành bởi nhiều Phịng/Ban/Khối khác nhau. Tuy nhiên, trong q trình ban hành, giữa các đơn vị đơi khi chưa có được sự phối hợp hay tham khảo lẫn nhau nên gây khó khăn cho nhân viên thực hiện nghiệp vụ tại các KPP trong việc tổng hợp, nắm bắt và thực hiện đầy đủ - đúng đắn tinh thần của tất cả các văn bản đã ban hành.
d) Công tác KTKSNB và KTNB chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng chưa phát huy hiệu quả tác dụng vốn có của mình: KTKSNB và KTNB cần
được xem là hệ thống “thắng” (phanh) của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng đi nhanh thì hệ thống này càng phải hoạt động an toàn và hiệu quả để tránh cho cỗ xe đi vào những ngã rẽ rủi ro và luôn ln đi đúng hướng. KTKSNB và KTNB có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời đối với các vấn đề vừa phát sinh bởi tính sâu sát của kiểm sốt viên và kiểm tốn viên trong cơng việc hàng ngày tại đơn vị. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác KTKSNB và KTNB tại ACB vẫn chưa phát huy hết điểm mạnh này. Nhiều cán bộ ở những vị trí then chốt trong quy trình cấp tín dụng như Kiểm sốt viên, Tổ trưởng, Trưởng Bộ phận chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng các quy trình, quy định để phịng tránh rủi ro. Bên cạnh đó, các đơn vị có sai phạm sau khi được Ban KTNB nhắc nhở, cảnh báo sai sót cũng chưa có ý thức phịng ngừa rủi ro mà vẫn tiếp tục tái phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Với nguồn dữ liệu thu thập được, chương 2 đã đề cập đến thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng của ACB như phân tích cơ cấu cho vay theo tiền tệ, theo khu vực địa lý, theo loại hình cho vay, theo kỳ hạn cho vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành nghề kinh doanh. Các số liệu để đánh giá chất lượng tín dụng như nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng cũng đã được trích dẫn, trong quan hệ so sánh với một số ngân hàng tiêu biểu (Sacombank, Eximbank). Các vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được mơ tả khá chi tiết dựa trên những số liệu đáng tin cậy và những phân tích xác đáng dưới cái nhìn của người làm cơng tác Kiểm tốn nội bộ. Trong đó, nêu rõ vai trị – hoạt động và kết quả đạt được ở từng Đơn vị/Khối/Phòng/Ban và cả trong mối quan hệ tương tác với hoạt động của Ban Kiểm tốn nội bộ tại ACB. Từ đó, tác giả có những nhận xét về tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, nguyên nhân của những tồn tại này; đồng thời cũng có những nhận xét – đánh giá về vai trò và hoạt động của Ban Kiểm toán nội bộ trong việc nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHÌN TỪ GĨC ĐỘ KTNB TẠI ACB