Ưu điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 58 - 62)

2.4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC KTNB TẠI ACB

2.4.1. Ưu điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

Theo báo cáo tình hình hoạt động qua các năm 2007, 2008 và 2009 của Ban KTNB tại ACB và tình hình hoạt động thực tế, Ban KTNB đã có những ưu điểm nhất định trong hoạt động nói chung và trong việc nhận diện và QLRRTD nói riêng.

2.4.1.1. Về tổ chức, hoạt động

• Xây dựng Ban KTNB theo đúng quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày

01/08/2006 của NHNN quy định về Quy chế KTNB của TCTD. Ngày 09/11/2006, Chủ tịch HĐQT ACB ký quyết định số 1196/TCQĐ.KTNB.06 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban KTNB tại ACB. Tách bạch rõ ràng với hệ thống KTKSNB tại ACB.

• Trong các năm qua, Ban KTNB ln xây dựng và củng cố, tổ chức bộ máy

− Về vấn đề nhân sự: Ban KTNB đã thực hiện việc tuyển dụng (bao gồm tuyển dụng mới và tuyển dụng nội bộ) và tập trung đào tạo nhân viên mới, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chun mơn cho các Kiểm tốn viên đang làm việc nhằm xây dựng bộ máy KTNB ngày một lớn mạnh để đáp ứng được với sự phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh ACB.

− Về vấn đề tổ chức bộ máy: xây dựng các bộ phận chuyên trách, có nhiệm vụ

chức năng rõ ràng vừa bao quát hết các hoạt động của Ban KTNB vừa thể hiện tính chun mơn hóa và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận.

− Về hoạt động: xây dựng, bổ sung thêm nhiều tiêu chí để phục vụ cho cơng tác

kiểm tốn tập trung theo đồn, kiểm tốn qua hoạt động giám sát từ xa và kiểm toán tại các chi nhánh; Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra tại Hội sở, các Sở Giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc; Thực hiện kiểm tra một số công ty trực thuộc ACB theo yêu cầu của HĐQT và Ban TGĐ như ACBS – Chi nhánh Hà Nội, ACBS TPHCM, ACBA, ACBL…; Thực hiện kiểm toán hoạt động của các cơng ty có vốn đầu tư trên 65% của ACB (đối với các cơng ty có vốn đầu tư dưới 65% của ACB, Ban KTNB chỉ kiểm tra báo cáo tài chính thơng qua người đại diện của ACB tại cơng ty)…

− Hồn tất việc soạn thảo Sổ tay kiểm toán của Ban KTNB.

− Đã thực hiện tin học hóa trong cơng tác kiểm tốn, xây dựng tương đối hồn

chỉnh chương trình checklist tự động để quản lý số lượng hồ sơ đã kiểm toán, nhân viên thực hiện kiểm toán, số lượng lỗi nghiệp vụ phát sinh và việc khắc phục sau kiểm tốn; áp dụng Chương trình giao việc tự động nhằm quản lý cơng việc giao cho các bộ phận và các Kiểm toán viên, theo dõi tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành.

2.4.1.2. Về nhận diện và đánh giá QLRRTD

a) Hoạt động của Kiểm tốn viên chi nhánh

• Hoạt động chủ yếu là kiểm sốt sau hoạt động tín dụng: kiểm tra các hồ sơ tín

dụng đã giải ngân, chú trọng lựa chọn một số tiêu chí theo thứ tự ưu tiên mang tính phát hiện rủi ro trong hoạt động cho vay tại các chi nhánh, đồng thời kiểm

tra và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đối với các hồ sơ nợ quá hạn.

• Tiến hành đánh giá quy trình, mơ hình tổ chức nghiệp vụ tín dụng định kỳ tại chi

nhánh hoặc khi có biến động mà theo ý kiến chủ quan của Kiểm tốn viên chi nhánh là có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, chất lượng hoạt động và QLRRTD tại chi nhánh.

• Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề phát sinh trong hoạt động và

QLRRTD tại chi nhánh cho Trưởng Ban KTNB.

• Đánh giá một cách tổng quan, hoạt động kiểm tra tại chỗ của các kiểm tốn viên

đã góp phần chấn chỉnh hoạt động nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh, kịp thời phát hiện những sai sót mang tính tn thủ và rủi ro tiềm ẩn, giúp các chi nhánh ngày càng ổn định và đi vào nề nếp hơn.

b) Công tác kiểm tốn khu vực và kiểm tốn theo đồn

• Với mỗi đơn vị được kiểm tra, Ban KTNB đều kiểm tra theo một đề cương

thống nhất như sau:

− Kiểm tra tiến độ giải quyết hồ sơ vay tại các đơn vị.

− Kiểm soát hồ sơ vay vốn và các nội dung trên Tờ trình thẩm định khách hàng

vay trước khi trình cấp xét duyệt cho vay.

− Kiểm tra việc tuân thủ quy định của ACB về xét duyệt cho vay.

− Kiểm tra việc kiểm soát sau khi soạn thảo và ký kết các hợp đồng tín dụng,

khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp cầm cố, đăng ký thế chấp.

− Kiểm tra việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp.

− Kiểm tra việc thực hiện các phê duyệt của các cấp xét duyệt cho vay.

− Kiểm tra các thông tin liên quan đến khách hàng, thông tin về tài sản và tài

khoản vay trên TCBS.

− Kiểm tra, giám sát khách hàng vay qua chứng từ chứng minh mục đích sử

dụng vốn vay, qua phương thức giải ngân và qua kiểm tra sau khi cho vay.

− Kiểm tra việc quản lý lưu trữ hồ sơ vay, quản lý hồ sơ TSBĐ.

• Kết quả kiểm toán ở các đơn vị cho thấy các sai sót phát hiện được ở các đơn vị

Kết thúc một đợt KTNB tại các đơn vị sẽ có báo cáo, trong đó tập trung nêu rõ sai sót, nguyên nhân sai sót, phương án xử lý/chỉnh sửa và các kiến nghị khác có liên quan đến việc hạn chế đến mức thấp nhất có thể những sai sót phát sinh tại đơn vị trên cơ sở những nguồn lực sẵn có của đơn vị được kiểm tốn.

• Đến giữa quý 3 năm 2008, Ban KTNB tổ chức các đồn kiểm tốn đến khảo sát

quy trình hoạt động của các PGD mới thành lập, trong đó kiểm tra quy trình thực hiện nghiệp vụ thực tế, chú trọng kiểm tra việc thiết lập và vận hành các chốt kiểm sốt trong quy trình nghiệp vụ; đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chốt kiểm soát so với sự tăng trưởng của các chi nhánh để ln duy trì một hệ thống kiểm tra kiểm sốt nghiệp vụ hiệu quả và an tồn. Qua đó nhằm kịp thời phát hiện và đề xuất biện pháp khắc phục các tồn tại tại các đơn vị này.

c) Hoạt động Giám sát từ xa

• Hoạt động Giám sát từ xa đối với nghiệp vụ tín dụng được tiến hành hàng ngày

trên tồn hệ thống, lỗi phát hiện mang tính thời sự, phần lớn sai sót là có thể khắc phục được nên đã góp phần hạn chế những rủi ro lớn, những sai phạm có tính lây truyền hay ảnh hưởng cho hoạt động tín dụng của đơn vị nói riêng và cho ACB nói chung.

• Theo dõi khi có biến động tỷ giá ngoại tệ và giá vàng đối với những khoản vay

mà loại tiền vay và TSBĐ khác loại tiền tệ, cảnh báo toàn hệ thống khi các khoản vay này vi phạm các tỷ lệ cho phép để các đơn vị có phương án xử lý kịp thời, tránh rủi ro không thu hồi được nợ.

• Ngồi ra, trong q giám sát từ xa hoạt động tín dụng, khi phát hiện ra những sai

phạm có tính tiêu biểu, lặp đi lặp lại nhiều lần tại các đơn vị thì Bộ phận phải nhanh chóng xác định ngun nhân, nếu khơng phải do lỗi nhân viên thực hiện mà là do lỗi vận hành, lỗi hệ thống TCBS, văn bản nghiệp vụ không rõ ràng – chồng chéo… thì Bộ phận sẽ có văn bản cảnh báo, kiến nghị với các Ban/Bộ phận/Khối ban hành hoặc có liên quan để có hướng xử lý kịp thời.

d) Bộ phận Kiểm toán doanh nghiệp: Tiến hành kiểm tra và phối hợp kiểm tra

Hội sở hoặc các công ty con, công ty trực thuộc của ACB mà hoạt động của các đơn vị này có liên quan hoặc có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng và QLRRTD tại ACB. Đó là Trung tâm đào tạo, Trung tâm thu nợ cá nhân, Trung tâm thẻ, Phịng thẩm định tài sản, Cơng ty chứng khốn ACBS, Cơng ty cho th tài chính, Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACBA…

e) Bộ phận nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ kiểm toán: Thống kê lại các

văn bản, quy định, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng có nội dung chưa được cụ thể, rõ ràng hoặc chồng chéo nhau nhằm đề xuất kiến nghị đối với các nơi ban hành để chỉnh sửa hoặc phối hợp chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp.

f) Hoạt động khác: Bên cạnh cơng tác kiểm tốn theo kế hoạch, Ban KTNB

cịn tiến hành kiểm tốn theo yêu cầu của TGĐ, theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Kiểm soát, các cơng việc theo u cầu của Hội đồng tín dụng, Ban Tín dụng, Phịng Pháp chế và Tuân thủ như:

• Kiểm tra tài sản thế chấp là thẻ tiết kiệm trên toàn hệ thống.

• Kiểm tra hồ sơ nợ quá hạn tại các KPP.

• Kiểm tra, rà sốt hồ sơ của các nhân viên xin nghỉ việc theo yêu cầu của Phòng

nhân sự.

• Kiểm tra, tái thẩm định các hồ sơ vay theo yêu cầu của Hội đồng tín dụng/Ban

tín dụng Hội sở.

• Kiểm tra hồ sơ cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)