Nhược điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62 - 65)

2.4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC KTNB TẠI ACB

2.4.2. Nhược điểm của KTNB trong việc nhận diện và QLRRTD tại ACB

2.4.2.1. Về tổ chức, hoạt động

• Về nhân sự và đào tạo nghiệp vụ: số lượng nhân viên kiểm toán được đào tạo

hồn chỉnh các lớp nghiệp vụ cơ bản (tín dụng, giao dịch, TCBS Teller, TCBS Loan CSR) vẫn chưa nhiều. Nguyên nhân do khối lượng công việc nhiều nên Ban KTNB phải tập trung lực lượng để hồn thành cơng việc được giao. Một lý do nữa là trong năm qua, ACB liên tục thành lập nhiều chi nhánh mới, Trung tâm đào tạo ưu tiên đào tạo cho các nhân viên nghiệp vụ của các chi nhánh trước nên số lượng nhân viên kiểm tốn được đào tạo hồn chỉnh nghiệp vụ cơ bản

còn hạn chế.

• Mới chỉ xây dựng thủ tục Kiểm tốn theo đồn mà chưa xây dựng hoàn chỉnh

các thủ tục cho các bộ phận khác trong Ban KTNB.

2.4.2.2. Về nhận diện và đánh giá QLRRTD

a) Hoạt động của Kiểm tốn viên chi nhánh

Có thể nhận thấy chất lượng hoạt động của Kiểm toán viên chi nhánh chưa cao và chưa đồng nhất.

• Phần lớn nhân viên kiểm tốn cịn q trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cần

phải được đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ, cũng như kết hợp vào các đồn kiểm tốn để được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn, kết quả kiểm tốn sẽ hiệu quả hơn.

• Mặt khác, chưa có nhiều Kiểm tốn viên chi nhánh hoạt động tích cực, hầu hết

vẫn cịn khá thụ động trong q trình thực hiện cơng việc. Có những vụ việc tiêu cực hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh tại chi nhánh nhưng Kiểm tốn viên chi nhánh khơng phát hiện kịp thời, hoặc khi phát hiện thì khá lúng túng trong việc xử lý, báo cáo cho Trưởng Ban KTNB, nhất là đối với hoạt động tín dụng tại các đơn vị - địa bàn phát sinh nhiều khoản vay phức tạp.

• Mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính tn thủ các chính sách, thủ tục quy trình

về nghiệp vụ tín dụng và QLRRTD do ACB ban hành hơn là kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KTKSNB được thiết lập tại đơn vị. Do đó, chưa có tính tư vấn, hồn thiện hệ thống KTKSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại đơn vị do Kiểm toán viên phụ trách.

b) Cơng tác kiểm tốn khu vực và kiểm tốn theo đồn

• Cơng tác kiểm tốn khu vực và kiểm tốn theo đồn cịn khá cứng nhắc khi “áp”

một đề cương kiểm tra nghiệp vụ tín dụng và QLRRTD chung cho tất cả các đơn vị được kiểm tra mà khơng có định hướng, đánh giá, nhận xét sơ bộ hay cái nhìn bao qt về tình hình tín dụng và QLRR tại đơn vị sắp kiểm tốn thơng qua báo cáo hoạt động của đơn vị, báo cáo chất lượng tín dụng và QLRRTD của đơn vị và các Đơn vị/Phịng/Ban/Khối có liên quan. Điều này sẽ phần nào gây hạn chế nhất định cho chất lượng của đợt kiểm tốn.

• Việc đưa ra tiêu chí để tiến hành chọn mẫu hồ sơ kiểm tra cũng chưa có sự thống nhất giữa các đồn đi kiểm tốn.

• Vẫn cịn một số đợt kiểm tốn bị đánh giá là chưa chú trọng đến chất lượng.

• Một số kiến nghị để chỉnh sửa/khắc phục sau kiểm tốn cịn hình thức, chưa có

tính xây dựng và thực tiễn do chỉ đứng ở góc độ đảm bảo tính tuân thủ mà xem nhẹ tính khả thi – hiệu quả của kiến nghị đó. Điều này gây khó khăn cho đơn vị trong việc vừa đảm bảo thực hiện được kiến nghị vừa đảm bảo được hoạt động và hiệu quả hoạt động trên cơ sở nguồn lực tại đơn vị.

c) Hoạt động Giám sát từ xa

• Các tiêu chí kiểm tra của Bộ phận Giám sát từ xa đối với nghiệp vụ tín dụng trên

tồn hệ thống có tính hạn chế đặc thù là do chỉ thực hiện giám sát thông qua các thông tin về khoản vay được thể hiện trên chương trình TCBS và một số chương trình tin học quản lý tín dụng khác (như chương trình quản lý giá sổ tiết kiệm, chương trình quản lý tín dụng cá nhân CMLS,…) chứ không được trực tiếp xem đầy đủ bộ hồ sơ vay lưu tại các đơn vị nên trong một số trường hợp không đủ thông tin để đánh giá là có rủi ro hay tiềm ẩn rủi ro tín dụng hay khơng.

• Cũng do hạn chế đặc thù đã được đề cập trên, hoạt động Giám sát từ xa chỉ dừng

ở mức đánh giá sự tuân thủ tại các đơn vị.

d) Bộ phận Kiểm tốn doanh nghiệp: Thơng thường các đơn vị mà bộ phận

Kiểm toán doanh nghiệp tiến hành kiểm tốn là những đơn vị có nghiệp vụ tương đối phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ phận khác nên trong một vài trường hợp, nhân viên thực hiện kiểm toán mới chỉ dừng ở mức kiểm toán sự tuân thủ (đúng/sai) hơn là đưa ra những kiến nghị, tư vấn có tính sâu về chun mơn.

e) Bộ phận nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ kiểm toán: Bộ phận này đang

trong giai đoạn đầu thành lập, nhân sự lại hạn chế cả về chất và lượng nên cần phải đầu tư, hồn thiện nhiều hơn nữa thì mới thực sự có những đóng góp hữu ích cho hoạt động của Ban KTNB nói chung và cho hoạt động nhận diện rủi ro, đánh giá hoạt động QLRRTD nói riêng.

• Việc thực hiện các cơng việc kiểm tốn đột xuất, kiểm tốn theo u cầu đơi khi chiếm khá nhiều thời gian và nhân lực để hồn thành, vì vậy mà chắc chắn có ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch chung của Ban KTNB.

• Các nội dung được yêu cầu thường chỉ ở mức độ đánh giá sự tuân thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)