Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của ACB đến năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 82 - 88)

3.2. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ACB ĐẾN NĂM 2010

3.2.2. Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của ACB đến năm 2010

3.2.2.1. Mục tiêu

Để hành động phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, tình hình ngành ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, QLRRTD và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay, được sự phê duyệt của Hội đồng tín dụng, TGĐ đã định hướng chính sách tín dụng với một số nội dung trong thực thi hoạt động tín dụng của ACB như sau:

a) Có 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm sốt, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB… và được chia thành 2 nhóm như sau:

• Nhóm xét duyệt: (1) Đối tượng khách hàng; (2) Ngành nghề kinh doanh; (3)

Tình hình tài chính; (4) Nguồn trả nợ; (5) Vị trí địa lý; (6) TSĐB; (7) Kỳ hạn và loại tiền; (8) Tỷ lệ cho vay trên TSĐB.

b) Khi phân tích và thẩm định khách hàng mới, mức cấp tín dụng mới hay tăng cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ được xếp vào một trong ba nhóm sau: (i) Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các khách hàng

thỏa các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) đều “cấp tín dụng bình thường”, khơng có tiêu chí nào thuộc “hạn chế cấp tín dụng” hay “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (ii) Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “hạn chế cấp tín dụng”, khơng có tiêu chí nào thuộc “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (iii) Nhóm khơng cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

c) Khi phân tích, đánh giá và tái thẩm định khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau: (i) Nhóm duy trì cấp tín

dụng: là các khách hàng thỏa các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) đều “cấp tín dụng bình thường”, khơng có tiêu chí nào là “hạn chế cấp tín dụng”, “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (ii) Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “hạn chế cấp tín dụng”, khơng có tiêu chí nào là “khơng cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”; (iii) Nhóm khơng cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “khơng cấp tín dụng”; (iv) Nhóm chấm dứt cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “chấm dứt cấp tín dụng”.

d) Các giới hạn tín dụng: BCS&QLTD và các Khối KHCN/KHDN/KNQ

điều chỉnh cơ cấu để hướng tới các giới hạn tín dụng như sau

• Tổng dư nợ cho vay của nhóm Hạn chế cấp tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của

ACB: định hướng chiếm tối đa 25% và giảm dần để chuyển sang nhóm cấp tín dụng bình thường và duy trì cấp tín dụng.

• Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của ACB: định hướng

• Quy mơ khoản vay: (i) Tổng dư nợ của KHDN có tiêu chí quy mơ khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75%tổng dư nợ cho vay của Khối KHDN; (ii) Tổng dư nợ của KHCN có tiêu chí quy mơ khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75%tổng dư nợ cho vay của Khối KHCN; (iii) Tổng dư nợ của 1,5%số lượng khách hàng có dư nợ lớn nhất khơng vượt quá 50% tổng dư nợ và 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất khơng vượt q 30% tổng dư nợ cho vay của ACB.

3.2.2.2. Định hướng và chính sách cụ thể

a) Theo đối tượng khách hàng: Khách hàng được phân nhóm theo các tiêu

chuẩn về lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ thu nhập ổn định, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với ACB… đối với KHCN; lịch sử tín dụng, vị thế doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ điều hành, thái độ hợp tác với ACB… đối với KHDN. Theo các tiêu chí trên, KHCN/KHDN được xếp vào 4 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng, Khơng cấp tín dụng và Chấm dứt cấp tín dụng.

b) Theo ngành nghề kinh doanh: Gồm 35 nhóm ngành được ACB đánh giá và

phân nhóm vào các nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng. ACB tập trung cho vay những doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa – tín ngưỡng – chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt.

c) Theo sản phẩm tín dụng: Các sản phẩm tín dụng của ACB được phân vào

các nhóm sản phẩm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng. Việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu… và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách QLRRTD của ACB tại từng thời kỳ.

d) Theo tình hình tài chính: Các chỉ số tài chính trọng yếu của khách hàng

được xem xét để phân làm 4 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng, Khơng cấp tín dụng và Chấm dứt cấp tín dụng. Các chỉ số tài chính trọng yếu là các chỉ số giúp đánh giá được mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính… của khách hàng.

e) Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ được phân thành 3 nhóm Cấp tín dụng bình

thường, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền.

f) Theo tài sản bảo đảm: Các loại tài sản thế chấp/cầm cố dựa theo độ thanh

khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu… được đánh giá và phân vào 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng.

g) Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm: Mức tỷ lệ cho vay/TSBĐ tùy thuộc vào

kết quả đánh giá khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường hay Hạn chế cấp tín dụng, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo độ ổn định về giá TSBĐ, thanh khoản và các rủi ro khác…

h) Theo kỳ hạn và loại tiền: Theo quy định của TGĐ ACB trong từng thời kỳ

phụ thuộc vào chính sách QLRR. Kỳ hạn cho vay, loại tiền tệ cho vay được phân chia thành 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng.

i) Vị trí địa lý:

• ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi

ACB có trụ sở, cơ sở hạ tầng phát triển… để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, để có thể dễ dàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng. Phụ thuộc vào khoảng cách từ nơi ở, trụ sở chính/cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng đến trụ sở chi nhánh ACB gần nhất, vị trí địa lý được phân thành 3 nhóm Cấp tín dụng bình thường, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng.

• Rủi ro tín dụng đôi khi cũng gắn liền với yếu tố địa lý do tập quán kinh doanh, ngành nghề, quan hệ bạn hàng và vay nợ hạn hẹp trong địa bàn, nguồn trả nợ có liên quan của một nhóm khách hàng… BCS&QLTD cần phân tích rủi ro tín dụng theo yếu tố địa lý.

k) Kênh phân phối: KPP được phân thành Cấp hạn mức phán quyết bình

thường, Không tăng hạn mức phán quyết, Giảm hạn mức phán quyết và Ngưng cấp hạn mức phán quyết phụ thuộc vào năng lực cán bộ, năng lực QLRRTD.

Đối với các KPP (Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch): (i) Có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 1,5%: Không tăng thẩm quyền phê duyệt đối với Trưởng đơn vị và Ban tín dụng đơn vị; (ii) Có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 3% nhưng nhỏ hơn 5%: Giảm thẩm quyền phê duyệt đối với Ban tín dụng đơn vị. Hạn chế tăng dư nợ tín dụng; (iii) Có phát sinh nợ quá hạn trên 5% trong 3 tháng liên tiếp: Ngưng cấp hạn mức phán quyết cho Ban tín dụng đơn vị. Tập trung thu hồi nợ, không phát triển khách hàng mới.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

a) Thẩm quyền xét duyệt cấp tín dụng theo phân nhóm khách hàng/khoản vay:

Hội đồng tín dụng: (i) Phê duyệt cấp tín dụng và xử lý đối với các khách hàng

thuộc các nhóm nêu trên; và (ii) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngoại lệ nằm trong nhóm Hạn chế cấp tín dụng hoặc nhóm Khơng cấp tín dụng; và (iii) Phê duyệt trường hợp các khoản cấp tín dụng sẽ làm vượt tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của hệ thống.

Chun viên phê duyệt thuộc Hội đồng tín dụng: (i) Phê duyệt cấp tín dụng theo

thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường và nhóm Hạn chế cấp tín dụng; và (ii) Phê duyệt trường hợp các khoản cấp tín dụng sẽ làm vượt tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống.

Ban tín dụng Hội sở/Ban tín dụng Khu vực: (i) Phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm

Hạn chế cấp tín dụng; và (ii) Việc phê duyệt cấp tín dụng khơng làm vượt giới hạn cấp tín dụng và khơng làm dư nợ của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vượt hạn mức; và (iii) Tiêu chí “Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm” thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng trong từng thời kỳ.

Ban tín dụng Chi nhánh/Chun viên phê duyệt tín dụng khác: (i) Phê duyệt cấp

tín dụng theo thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường và khách hàng thuộc nhóm Hạn chế cấp tín dụng (trừ các khoản cho vay trung dài hạn thuộc nhóm Hạn chế đối với KHDN (khơng bao gồm DNTN)); và (ii) Chuyên viên khơng được phê duyệt đối với nhóm Hạn chế cấp tín dụng; và (iii) Việc phê duyệt cấp tín dụng khơng làm vượt giới hạn cấp tín dụng và khơng làm dư nợ của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vượt hạn mức; và (iv) Tiêu chí “Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm” thuộc thẩm quyền Ban tín dụng Chi nhánh/Chuyên viên phê duyệt tín dụng.

b) Chính sách khách hàng:

Khách hàng hiện hữu: Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng khắc phục các tiêu

chí chưa đáp ứng chuẩn Cấp tín dụng bình thường/Hạn chế cấp tín dụng để được chuyển thành khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thường/Hạn chế cấp tín dụng. Duy trì các mức cấp tín dụng hiện đang áp dụng với khách hàng hiện hữu theo các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đã ký kết nếu khách hàng khơng có các tiêu chí thuộc nhóm Chấm dứt cấp tín dụng:

Khách hàng mới:

− Chỉ chọn khách hàng chấp nhận các điều kiện lãi suất và các điều kiện cho

vay khác của ACB: (i) Thực hiện mua bảo hiểm, thực hiện dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm; (ii) Thực hiện chuyển doanh số giao dịch, tiền gửi/thanh toán quốc tế về ACB (tối thiểu tương đương với tỷ lệ số tiền được ACB cấp tín dụng/tổng số tiền được cấp tín dụng tại tất cả các TCTD), thực hiện chuyển doanh số các hợp đồng ACB tài trợ về ACB.

− Đối với nhóm Hạn chế cấp tín dụng: nếu đơn vị xét thấy khách hàng đủ điều

chưa bị vượt thì trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

− Đối với nhóm Khơng cấp tín dụng: khơng xem xét cấp tín dụng mới. Trừ

những trường hợp thật đặc biệt, có lý do chính đáng, hợp lý và chứng minh được sau khi cấp có thể chuyển khách hàng thành nhóm Cấp tín dụng bình thường hay Hạn chế cấp tín dụng trong thời gian 6 tháng. Trước khi trình Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng Hội sở xem xét và phê duyệt, phải có ý kiến của Giám đốc Khối KHCN/Khối KHDN hoặc người được ủy quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)