Các văn bản pháp lý có liên quan đặt nền tảng cho việc phòng chống rủi ro trong tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 29 - 33)

5. Nội dung nghiên cứu:

1.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đặt nền tảng cho việc phòng chống rủi ro trong tín

rủi ro trong tín dụng chứng từ

1.4.1 Các tập quán quốc tế: 1.4.1.1 UCP:

Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Uniform Customs and Practice for Documentary Credit - viết tắt là UCP củaPhòng ThươngMạiQuốcTế, mặc dù chỉ là những quy định được soạn thảo bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế

(Paris) nhưng được coi là Luật quốc tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng

từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới . Điều này nói lên vai trị thiết yếu của bản quy tắc này trong việc kiến tạo hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của ngân hàng, phục vụ nền thương mại thế giới.

Vì vậy, UCP là văn bản giải thích, hướng dẫn cách thực hành nghiệp vụ tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn thế giới. Khi thỏa thuận áp dụng, UCP sẽ được dẫn chiếu vào thư tín dụng và ràng buộc các bên liên quan. Từ khi được ban hành năm

1933 đến nay, UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bản sửa đổi mới nhất năm 2007 là

UCP600. UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500 như sau:

- Thứ nhất, về hình thức, UCP600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới

để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như:

Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…

- Thứ hai, UCP600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các

chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để

kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.

- Thứ ba, UCP600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như

trongthư tín dụng.

- Thứ tư, theo UCP600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong UCP600. Chẳng hạn như chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng chuyển nhượng (Điều 38 UCP600). Ngồi ra, chưa phân biệt “one copy of” và “in

one copy”. Như vậy,về cơ bản, UCP600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phúvà phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự

thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.

Ý nghĩa của việc nắm vững bản quy tắc này:

- Khi thư tín dụng được phát hành theo quy tắc UCP600 thì các bên liên quan: người yêu cầu phát hành thư tín dụng, người hưởng lợi, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo… đều căn cứ vào bản quy tắc này để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- Bởi vì những sai biệt, khoảng 70% chứng từ xuất trình theo hình thức thư tín dụng

phí sai biệt đã làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề này, nhất là khi những sai biệt thường gặp được cho là khơng rõ ràng hay khơng có cơ sở pháp lý. Do đó việc nắm vững bảnquy tắc này là điều kiện tiên quyết để các bên liên quan tránh những tranh

chấp phát sinhkhi xử lý chứng từ.

1.4.1.2 ISBP:

Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phịng Thương Mại Quốc Tế, sốxuất bản 681 năm 2007 - International Standard Banking Practice for the Examination of Documents

under Documentary Credit (ISBP681). Đây là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn

cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hằng ngày.

Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên.

1.4.1.3 URR525:

Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tếsố xuất bản 525 năm 1996- Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit (URR 525).

1.4.1.4 ISP98:

International Standby Practices (Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế) do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lập có liên quan

dụng UCP đối với thư tín dụng dự phịng. Tuy nhiên, thư tín dụng dự phịng vẫn có thể được phát hành theo UCP nếu các bên quyết định như vậy.

1.4.1.5 Incoterms 2000

1.4.1.6 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982.1.4.1.7 Quy định về cấm vận củaHoa Kỳ: 1.4.1.7 Quy định về cấm vận củaHoa Kỳ:

Các khoản thanh toán bằng USD qua các nước sau dây không thể thực hiện: Balkans, Burma (Myanmar), Cuba, Iran, Iraq, Liberia, Libya, North Korea, Sudan, Syria, Zimbabwe.

1.4.2 Các văn bản pháp luật trong nước:

- Quyết địnhsố711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

- Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước sửa

đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

- Thông tư 08/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức.

- Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định các khoản vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi

quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuyên ngành.

- Pháp lệnh ngoại hối của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 28/2005/PL-

UBTVQH11 ngày 13/12/2005 quy định về các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng

Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

1.4.3 Tài liệu nội bộ:

- Quy trình nghiệp vụ thanh tốn quốc tế của VPBank. - Tài liệu huấn luyện thanh toán quốc tếcủa ACB.

1.4.4 Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật Việt Nam:

Việt Nam cũng như các nước khác chưa có luật riêng điều chỉnh hoạt động tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, luật Việt Nam vẫn cho phép áp dụng tập quán quốc tế vào các giao dịch mà Việt Nam chưa có luật điều chỉnh. Quan điểm của luật Việt Nam là chỉ áp dụng tập quán quốc tế nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật Việt Nam hay không bị luật Việt Nam cấm. Nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với luật Việt Nam thì luật Việt Nam sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ.

1.5 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo phương thứctín dụng chứng từ củaCiti Group:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)