5. Nội dung nghiên cứu:
1.5 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng
1.5.1 Phát hành thư tín dụng:
- Đơn đề nghị mở thư tín dụng: phân tích kỹ lưỡng động cơ, mục đích của hợp đồng mua bán. Nếu thấy hợp đồng không mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn thực hiện hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật mang lại rủi ro cho ngân hàng thì sẽ kiên quyết từ chối.
- Kiểm tra chữ ký hữu quyền, hình thức thư tín dụng, ngân hàng thông báo, điều khoản thực hiện trong thư tín dụng có phù hợp với UCP600 khơng? Trách nhiệm thanh tốn của người u cầu mở thư tín dụng.
1.5.2 Kiểm tra chứng từ:
Kiểm tra qua hai người (một nhân viên, một kiểm soát viên), kiểm tra tất cả chứng từ cẩn thận để biết được tình trạng chứng từ nhằm ràng buộc trách nhiệm của người yêu cầu mở thư tín dụng, cũng như quyết định từ chối thanh tốn khi chứng từ có bất hợp lệ.
1.5.3 Bảo lãnh nhận hàng:
Phải nhận được đơn yêu cầu từ người yêu cầu phát hành thư tín dụng với lưu ý
“chấp nhận tất cả bất hợp lệ của bộ chứng từ”
1.5.4 Thông báo, xác nhận thư tín dụng:
Xác định tính xác thực của thư tín dụng, kiểm tra tồn bộ nội dung của thư tín dụng để xác định vai trò của ngân hàng trong giao dịch chỉ là ngân hàng thơng báo hay có
vai trị khác như: ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu… Xem xét quy tắc điều chỉnh (UCP600), tính phù hợp của thư tín dụng…
1.5.5 Chiếtkhấu thư tín dụng:
Xác định lãi suất và tỷ lệ chiết khấu khi chiết khấu có truy địiđối với bộ chứng từ hợp lệ, rủi ro có thể xảy ra khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ. Các tiêu chí cần
được quan tâm xem xét và đánh giá gồm: Uy tín của ngân hàng phát hành thư tín
dụng, tính khả thi của những điều kiện yêu cầu thực hiện trong thư tín dụng, các
điều kiện bất khả kháng…
1.5.6 Ngăn chận gian lận thương mại:
Các hình thức gian lận mà ngân hàng có thể gặp là:
- Tài trợ cho những giao dịch có sự thơng đồng giữa người mua và người bán, và
người nhận tài trợ khơng có ý định hồn trả số tiền nợ.
- Chiết khấu chứng từ xuất khấu theo thư tín dụng trả chậm nhưng ngân hàng phát hành khơng thanh tốn.
- Vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối, rửa tiền khi số tiền chuyến ra nước ngồi lớn hơn giá trị thực của hàng hóa.
Một giao dịch có hành vi gian lận thương mại khơng chỉ gây tổn thất một số tiền lớn mà cònảnh hưởng đến khả năng kinh doanh và tính pháp lý của ngân hàng. Các rủi
ro do hành vi gian lận thương mại mang lại gồm có:
- Rủi ro tài chính: Bị mất một số tiền lớn và khó lịng khơi phục dù có nhiều thời gian kinh doanh sau đó.
- Rủi ro thị trường: Bị tổn thất lợi nhuận, sút giảm lượng khách hàng và ngân hàng
đại lý vì mất lịng tin và uy tínđối với họ.
- Rủi ro pháp lý: Bị khởi tố theo luật định, bị phạt tiền, các cá nhân có liên quan đến giao dịch bất hợp pháp có thể bị bỏ tù
Ngăn chận gian lận thương mại là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng. Cách
tốt nhất để ngăn chận gian lận thương mại là nhận diện và xử lý thông qua các dấu hiệu:
- Thư tín dụng khơng quy định mơ tả hàng hóa hay dịch vụ cung cấp.
- Thư tín dụng đề cập đến việc di chuyển của hàng hóa nhưng khơng u cầu xuất
trình chứng từ vận tải.
- Giá cả hàng hóa khơng bình thường.
Kết luận chương 1
Trongchương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Khái niệm về rủi ro theo cách hiểu của trường phái tiêu cực và trung hòa. Từ khái niệm về rủi ro, luận văn nêu ra phương thức phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro để thấy được tronghoạt động kinh doanh rủi ro có thể xảy ra mọi lúc, mọi
nơi. Sau khi đã biết được những nguyên nhân gây ra rủi ro, luận văn giới thiệu khái
niệm quản trị rủi ro và quy trình xử lý khi xảy ra rủi ro.
- Giới thiệu khái niệm và quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, các loại thư tín dụng… Đây là cơ sở để phân tích những rủi ro ẩn chứa trong phương thức tín dụng chứng từ cho tất cả đối tượng có liên quan: doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng, nhất là ngân hàng. Khi đã nhận biết được các rủi ro phát sinh cho ngân hàng, luận văn sẽ căn cứ vào những rủi ro này để làm nền tảng phân tích những rủi ro xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từcủa VPBankở chương2.
-Phân tích các văn bản pháp lý quốc tế và trong nước để làm cơ sở cho việc phòng
chống rủi ro trong thanh tốn quốc tế. Từ đó, thấy được ý nghĩa và tầm quan trong của việc hiểu và nắm vững các văn bản pháp lý này nhất là UCP600 để tránh phát sinh tranh chấp.
- Nêu ra một số phương thức quản lý rủi rotrong hoạt động tín dụng chứng từ của
Citi Group để rút ra những bài học kinh nghiệm q báu góp phần hồn thiện và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chứngtừcho VPBank và hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam khi mà lĩnh vực này ngày càng đa dạng và phức tạp trongđiều kiện hội nhập hiện nay.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank