Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 35)

6. Nội dung kết cấu của Luận văn:

1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.8.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh

doanh

Phương pháp này yêu cầu nhà quản trị thanh khoản cần phải duy trì tỷ lệ ngân quỹ một cách hợp lý, đó là tỷ lệ giữa số tiền dự trữ tại ngân hàng đáp ứng các nhu cầu rút tiền mặt tức thời hay nhu cầu thanh toán theo định kỳ của các khoản tiền gửi của khách hàng, các khoản vay đến hạn của các định chế tài chính, và giữa lượng tiền cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng như hoạt động tín dụng, các hoạt động đầu tư khác.

Một ngân hàng được xem là có phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả khi duy trì tỷ lệ hợp lý nêu trên. Tỷ lệ này tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ và tiềm lực tài chính của mỗi ngân hàng, sao cho đạt được mục tiêu cuối

cùng là an toàn và sinh lời nhằm đảm bảo duy trì thường xuyên ổn định hoạt động

kinh doanh của ngân hàng.

1.2.8.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả:

Phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị thanh khoản phải chú ý đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả trong từng thời điểm. Công thức tính tỷ lệ về khả năng chi trả

như sau:

Tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay Tỷ lệ về khả năng chi trả =

Tỷ lệ về khả năng chi trả được Ngân hàng Nhà nước quy định theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010.(Thơng tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010). Theo Điều 12 của Thông tư 13 thì tỷ lệ về khả năng chi trả được quy

định như sau:

Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để bảo đảm các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả.

2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và giữa tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán

trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại

được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).

1.2.8.3 Sử dụng các phương pháp dự báo nhu cầu thanh khoản:

Có bốn phương pháp dự báo nhu cầu thanh khoản sau đây: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn: Phương pháp này bắt nguồn từ hai thực tế đơn giản sau:

- Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm.

- Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.

Ngay từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản khơng cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản. Độ lệch này được xác định

như sau:

Độ lệch thanh khoản (liquidity gap) = Tổng cung thanh khoản (1) - Tổng cầu

Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương. Ngân hàng phải nhanh chóng đầu tư phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi.

Khi (2)> (1): Độ lệch thanh khoản âm. Ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các nguồn tài trợ khác nhau với chi phí thấp nhất.

Tiến trình thực tế các bước cơ bản trong phương pháp nguồn và sử dụng vốn như sau:

- Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong khoảng thời gian hoạch định

thanh khoản đã cho (ngày, tuần, tháng, quý).

- Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính tốn cho cùng

khoảng thời gian xác định đó.

- Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng, hoặc thặng dư hoặc thâm hụt dựa vào sự biến đổi của tiền gửi và cho vay.

Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn:

Phương pháp này được tiến hành theo trình tự hai bước:

Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành nhiều loại trên cơ sở ước lượng xác suất rút tiền của khách hàng. Chẳng hạn, tiền gửi và các nguồn khác của ngân hàng có thể chia thành ba loại:

Loại 1: Ổn định thấp. Loại 2: Ổn định vừa phải. Loại 3: Ổn định cao.

Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại tiền gửi trên cơ sở

ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ:

Loại 1: 95%. Loại 2: 30%. Loại 3: 15%.

Như vậy, nhu cầu thanh khoản cho tổng các loại tiền gửi được tính như sau: Dự trữ thanh khoản cho tài sản “Nợ” huy động = 95% x (Loại 1 – DTBB) + 30% x (Loại 2 – DTBB) + 15% x (Loại 3 – DTBB).

Đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sẵn sàng khi khách

hàng có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện tín dụng tức là các khoản vay chất lượng cao. Trong trường hợp này, nhu cầu thanh khoản cho các khoản cho vay là:

Dự trữ thanh khoản cho tài sản “Có” cho vay = Dự trữ thanh khoản tài sản “Nợ” huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng.

Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống:

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước:

Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo ba cấp độ:

Khả năng xấu nhất khi: tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến.

Khả năng tốt nhất khi: tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến.

Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:

Trạng thái thanh khoản dự kiến =

1

n

i

= Pi x SDi

Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng. SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng.

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản:

Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ tiêu trung bình trong ngành. Một số chỉ tiêu thanh khoản sau thường được sử

dụng:

Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt :

Tiền mặt + Tiền gửi tại các định chế tài chính Trạng thái tiền mặt =

Tài sản “Có”

Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tốt hơn và kịp thời hơn.

Chỉ tiêu chứng khốn có tính thanh khoản :

Chứng khốn Chính phủ Chứng khốn có tính

thanh khoản = Tài sản “Có”

Tỷ lệ chứng khốn chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt.

Chỉ tiêu vị trí thanh khoản cho vay qua đêm:

Tổng cho vay qua đêm – Tổng nợ qua đêm Vị trí thanh khoản

cho vay qua đêm = Tài sản “Có”

Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng. Chỉ tiêu tỷ số chứng khoán cầm cố :

Giá trị chứng khoán đã cầm cố Tỷ số chứng khoán cầm cố =

Tổng giá trị chứng khoán Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này giảm.

Chỉ tiêu tỷ số thành phần biến động :

Tiền gửi giao dịch Tỷ số thành phần tiền biến động =

Tổng số tiền gửi

Tỷ số này giảm thể hiện u cầu thanh khoản giảm vì tính ổn định của tiền gửi tăng.

Chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn sinh lời :

Dư nợ tín dụng + Dư nợ cho thuê tài chính Năng lực sử dụng vốn sinh lời =

Tổng tài sản có

Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu “năng lực sử dụng vốn” lớn thì khơng tốt cho tính thanh khoản của ngân hàng.

Chỉ tiêu “tín dụng/tiền gửi khách hàng”:

Nếu một ngân hàng có chỉ tỷ lệ “tín dụng/tiền gửi khách hàng” cao, hàm ý ngân hàng đã sử dụng gần hết nguồn tiền huy động từ khách hàng để cho vay. Điều này có thể là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai đối với ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường

tiền tệ.

Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi:

Tiền gửi không kỳ hạn Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi =

Tiền gửi có kỳ hạn

Nếu chỉ tiêu “cơ cấu tiền gửi” càng thấp, thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

Ngoài các chỉ tiêu thanh khoản trên, các NHTM cũng sử dụng một số tiêu chí sau đây về mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm quản lý hoạt động thanh khoản:

Vốn điều lệ :

Đây là số tiền theo pháp định khi thành lập ngân hàng mới. Ngân hàng có

vốn điều lệ càng cao thì khả năng thanh khoản càng được đảm bảo.

Theo Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2008 và 2010 là 3.000 tỷ VND; đối với ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 là 1.000 tỷ VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND.

Hiện tại NHNN đang cập nhật danh mục mức vốn pháp định của các TCTD áp dụng cho giai đoạn sau 2010. Trong đó, dự kiến yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểu của các TCTD vào năm 2012 là 5.000 tỷ đồng; và sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng vào 2015. Điều này nhằm vừa đảm bảo hệ số hoạt động an toàn và đảm bảo khả

năng mở rộng kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường. Hệ số CAR :

Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín dụng, phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản

“Có” rủi ro quy đổi. Theo Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM hiện nay là 9%, tăng 1% so với quy định của Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN trước đây ( nay Quyết định 457/2005/QĐ –

NHNN đã hết hiệu lực thi hành). Theo NHNN, việc điều chỉnh này phù hợp với

thực tế hiện nay, khi nhiều NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty

con, và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel.

Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%. Một số thống kê gần đây cho thấy

hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được.

Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động :

Tiêu chí này phản ánh vốn tự có chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng nguồn vốn huy động. Ngân hàng có thể dùng vốn tự có của mình để chi trả cho các nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng. Tiêu chí này càng cao thì càng cho thấy khả năng

thanh khoản của ngân hàng càng được đảm bảo.

Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có”:

Tiêu chí này phản ánh vốn tự có chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng tài sản “Có”. Cũng giống như chỉ tiêu Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động, tiêu chí này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng được đảm bảo.

1.3 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và một số ngân hàng tại Việt Nam. thế giới và một số ngân hàng tại Việt Nam.

1.3.1 Bài học trên thế giới:

Rủi ro thanh khoản tại các NHTM ở nước Nga năm 2004:

Hè năm 2004, người ta đã chứng kiến những vụ đổ vỡ ngân hàng ở Nga.

Khởi đầu là vụ phá sản ngân hàng Sodbiznes Bank và Ngân hàng Credit Trust Bank vào tháng 6/2004. Sau đó, trong tháng 7 và tháng 8 năm 2004, các ngân hàng khác ở Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn như:

- Ngày 09/07/2004, Guta Bank – một đại gia trong ngành ngân hàng Nga -

thơng báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc, hậu quả dẫn đến là đã phải đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động 400 máy ATM.

- Ngày 10/07/2004, ngay sau khi Guta khóa các tài khoản tiền gửi, người dân nước này rất lo lắng và đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

- Ngày 16/07/2004, các ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt đến rút tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)