Tổng quát về thanh khoản và quản trị thanh khoản tại các NHTM Việt Nam hiện nay-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 44)

17 -

2.1 Tổng quát về thanh khoản và quản trị thanh khoản tại các NHTM Việt Nam hiện nay-

Nam hiện nay

Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách, các NHTM đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn

đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt trong

tình trạng nền kinh tế bị lạm phát thì các NHTM lại càng đối diện với khó khăn trong cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản. Có thể khái quát về tình hình thanh khoản và quản trị thanh khoản trong các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2007

đến hết tháng 04 năm 2010 như sau:

- Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến hết năm 2008:

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng dẫn đến

cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi vẫn giữ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đổi. Điều này đã khiến cho lạm phát liên tục tăng và đạt mức trên 12% vào cuối năm 2007. Tổng dư nợ cho vay giữa năm 2007 là gần 1.000 tỷ đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2003 và bằng khoảng 90% GDP năm 2007. Tốc độ tăng

trưởng tín dụng của các NHTM năm 2007 là 53,89% ,“quá nóng” so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động. Điều này đã đặt các NHTM Việt Nam vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.

Bảy tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm tiền đồng, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam liên ngân hàng tăng lên một cách chóng mặt đã đẩy các ngân hàng

thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động tăng dần lên từ 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đồng thời, chỉ đạo các

vượt quá 150% lãi suất cơ bản và khơng được thu phí đối với hoạt động cho vay.

Mặc dù lãi suất huy động tăng cao như vậy nhưng theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì thực sự đồng Việt Nam thu hút về ngân hàng lại không được như ý

muốn của các nhà quản lý và tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng.

Sau đợt căng thẳng thanh khoản trong nửa đầu năm 2008, nhờ những can thiệp bằng chính sách “đúng và trúng” của NHNN, tình hình thanh khoản trong thời

điểm những tháng cuối năm 2008 tương đối tốt, lãi suất trên thị trường liên ngân

hàng đã giảm, khơng cịn ở mức cao như đầu năm 2008.

- Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2009 đến tháng 04 năm 2010: Trong năm 2009, nhằm mục tiêu kích cầu, NHNN đã ban hành cơ chế hỗ

trợ lãi suất cho các NHTM, điều này có tác động làm tăng trưởng tín dụng rất nhanh trong khi nguồn huy động không kịp đáp ứng dẫn đến việc một số ngân hàng nhỏ

gặp khó khăn về thanh khoản. Đặc biệt, từ những tháng cuối năm 2009 đến trước Tết Nguyên đán, nhiều NHTM lại tiếp tục gặp khó khăn trong thanh khoản. Nguyên nhân là do vào những dịp cuối năm, nhu cầu rút tiền thanh toán và vốn sản xuất – kinh doanh của người dân rất lớn trong khi huy động vốn của các NHTM tăng chưa kịp nhu cầu đã khiến cho nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản.

Các ngân hàng sẵn sàng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất cao hơn lãi suất tái cấp vốn chứng tỏ các ngân hàng đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn tiền lớn hơn. Theo báo cáo của NHNN, năm 2009 huy động vốn của toàn hệ thống chỉ tăng 25% trong khi dư nợ đã tăng đến 37,73%. Những con số này càng làm cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng càng trở nên nóng hơn vì mất cân đối giữa

đầu vào và đầu ra. Nếu khơng giải quyết được tình trạng thiếu thanh khoản thì nguy

cơ đối với tồn hệ thống ngân hàng là vấn đề có thể nhìn thấy trước. Chính vì vậy, từ cuối năm 2009, NHNN đã có kế hoạch hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Một mặt, NHNN chỉ đạo các NHTM chỉ sử dụng vốn liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản, tiếp tục hỗ trợ vốn cho thị trường liên

ngân hàng ở mức hợp lý khi thừa thanh khoản. Mặt khác, NHNN cũng tăng cường hỗ trợ cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở với 2 phiên giao dịch/ngày bắt đầu từ ngày 23/12/2009.

Đầu năm 2010, NHNN đã điều hành lượng tiền cung ứng thông qua điều

chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn để đảm bảo an tồn thanh tốn của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế. Cụ thể : giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ đó làm tăng nguồn vốn để cho vay khoảng 500 triệu USD, giảm chi phí huy động vốn khoảng 0,1% và tác động ổn định tỷ giá. Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở 2

phiên/ngày, kéo dài thời hạn chào mua giấy tờ có giá từ 14 ngày lên 28 ngày, lãi suất 8%/năm.

Những can thiệp của NHNN đã làm tăng lượng tiền cung ứng với kỳ hạn thích hợp cho các NHTM, đảm bảo khả năng thanh tốn, mở rộng cho vay chi phí sản xuất, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo báo cáo của NHNN, vốn khả dụng của các NHTM trước Tết Nguyên đán Canh Dần dư thừa khoảng 13.000 tỷ đồng nhưng hiện nay đã lên đến khoảng 30.000 tỷ đồng. Như vậy, về cơ bản tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện.

Vào ngày 02/04/2010 và 03/04/2010, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng tiền thơng qua thị trường mở, trong đó có 8.200 tỉ đồng kỳ hạn 28 ngày lãi suất 8%/năm và 2.500 tỉ đồng kỳ hạn bảy ngày với lãi suất 7,5%/năm. Động thái này đã cung ứng nguồn vốn giá rẻ cho các ngân hàng, giảm áp lực huy động vốn từ dân cư để mở rộng tín dụng, từ đó góp phần làm tăng thêm tính thanh khoản cho các ngân hàng.

Mặt khác, việc NHNN ban hành thông tư 12/2010/TT-NHNN vào ngày 14/04/2010, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận đã khuyến khích các NHTM đồng loạt cơng bố mức tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đối với VND. Điều này góp phần tạo mặt bằng lãi suất huy động mới với mức hợp lý hơn, hướng đến việc tìm kiếm các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh

doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Song song với việc bỏ trần lãi suất, Ngân hàng Nhà Nước cũng đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương

mại là phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Có thể nói, các động thái trên đã giúp cải thiện hơn tính thanh khoản của các NHTM.

2.2 Những quy định chung của NHNN liên quan đến quản trị thanh khoản 2.2.1 Quy định về dự trữ bắt buộc

Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM phải trích một phần tiền huy động

được làm dự trữ bắt buộc và gửi về Ngân hàng Nhà nước. Mức dự trữ bắt buộc được tính theo cơng thức sau:

Mức dự trữ bắt buộc = ( Số dư tiền phải tính DTBB) x tỷ lệ dự trữ bắt buộc

1

n

i

=

Trong đó : i: tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

* Đối với đồng nội tệ VNĐ:

Theo quyết định 379/QĐ - NHNN ngày 24/02/2009 của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND tại các NHTMNN (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, giảm 2% so với mức áp dụng trước đó.

Với Agribank, ngân hàng thương mại cổ phần nơng thơn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam ở

Đối với tiền gửi các kỳ hạn trên 12 tháng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng

chung mức 1% cho các tổ chức tín dụng nêu trên (giữ nguyên mức hiện hành). Các tỷ lệ dự trữ bắt buộc nêu trên được bắt đầu được áp dụng từ ngày

01/03/2009.

* Đối với đồng ngoại tệ :

Ngày 18/01/2010, Ngân hàng Nhà nước VN đã có quyết định số 74/QĐ- NHNN về việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng từ 1% đến 3% so với tỷ lệ DTBB cũ.

Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NN - PTNT), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi; đối với Ngân hàng NN-PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân T.Ư, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi.

Riêng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng NN-PTNT), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi; đối với Ngân hàng NN-PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì DTBB tháng 02/2010 và thay thế điều 2 Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)