17 -
3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tạ
3.2.1.7 Phát triển nguồn vốn ổn định 8 0-
Để đáp ứng nhu cầu vay dài hạn của khách hàng, tại các NHTM Việt Nam
thường có xu hướng là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vay và
đầu tư dài hạn và Eximbank cũng không phải là một ngoại lệ. Điều này đã tạo ra rủi
ro thanh khoản và làm tăng thêm khó khăn cho các ngân hàng khi chuyển đổi các
khoản đầu tư dài hạn để đáp ứng các nhu cầu về vốn đến hạn thanh toán. Giải pháp cụ thể để Eximbank phát triển nguồn vốn ổn định như sau:
Đối với huy động tiền gửi:
Đa dạng hóa hình thức huy động vốn thơng qua việc đa dạng hóa các
nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, ký quỹ, bảo lãnh, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt để gia tăng số lượng tài khoản
tiền gửi và số dư tiền gửi thanh toán.
Kéo dài kỳ hạn thực tế của các khoản tiền gửi
Để thực hiện giải pháp này cần dựa vào những loại tiền gửi chủ yếu như tiền
gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm...vì đây là nguồn tiền ngân hàng có thể huy động với khối lượng lớn từ nguồn tiền nhàn rỗi của người dân. Ngân hàng cần quan tâm
đến việc đa dạng hóa các kỳ hạn huy động tương ứng với mức lãi suất huy động hấp
dẫn, đồng thời tăng thêm sự linh hoạt và tiện ích cho khách hàng gửi tiết kiệm.
Chẳng hạn, tạo điều kiện cho khách hàng rút trước vốn vẫn được hưởng lãi suất khi
đã gửi được 2/3 thời hạn, đặc biệt tạo điều kiện cho khách hàng có thể điều chỉnh
các kỳ hạn gửi tiết kiệm của mình khi khách hàng có nhu cầu mà vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi khi thời gian thực gửi trên 1 tháng.
Duy trì mối quan hệ thân thiết và thực hiện chính sách chăm sóc đặc biệt với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn sao cho giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng khách hàng rút tiền gửi ở Eximbank để đi gửi lại ở ngân hàng khác.
Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường về các sản phẩm huy
động để từ đó đưa ra các sản phẩm tiết kiệm đa dạng và phù hợp với tất cả các đối
tượng khách hàng.
Nâng cao vai trị của bộ phận tín dụng : bên cạnh nhiệm vụ cho vay truyền thống, bộ phận này cần kiêm thêm nhiệm vụ khai thác nguồn vốn theo đối tượng khách hàng quản lý. Cán bộ tín dụng cần ý thức được vai trị quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bổ sung thêm chức năng huy động vốn cho Phịng tín dụng sẽ làm đa dạng hóa hoạt động của bộ phận này và góp phần thu hút nguồn tiền huy động cho ngân hàng.
Đối với việc phát hành các loại giấy tờ có giá:
Về phương diện kinh tế, giao dịch phát hành giấy tờ có giá được hiểu là một nghiệp vụ huy động vốn của TCTD. Nghiệp vụ này được thực hiện thông qua việc TCTD phát hành ra cơng chúng các giấy tờ có giá dưới dạng chứng khốn nợ để
vay tiền của cơng chúng, với cam kết hồn trả số tiền đó kèm theo một khoản lãi vào ngày đáo hạn. Số vốn huy động bằng việc phát hành các chứng khốn nợ ra cơng chúng được coi là một thành tố quan trọng trong cấu trúc tài sản Nợ của TCTD, cùng với các bộ phận khác của tài sản Nợ như tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, hay tiền gửi tiết kiệm, các khoản vay Ngân hàng Trung ương và vay của các
định chế tài chính phi ngân hàng khác…
Trong năm 2009 danh mục chứng khoán kinh doanh chiếm tỷ lệ 0,67% tổng tài sản nợ có nhu cầu thanh khoản của Eximbank, qua đó cho thấy giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản nợ có nhu cầu thanh khoản của Eximbank. Vì vậy, trong thời gian tới, Eximbank cần nghiên cứu xây dựng phương án phát hành giấy tờ có giá nhằm thu hút thêm nguồn huy động từ khách hàng, đây đồng thời
cũng là tài sản có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền nhằm đảm bảo khả năng
thanh khoản cho ngân hàng.
Khi phát hành giấy tờ có giá, Eximbank phải xin phép NHNN trong đó nêu ra phương án hợp lý về mục đích phát hành, phương án sử dụng vốn, tên gọi giấy tờ có giá, đồng tiền phát hành, mệnh giá, lãi suất, thời hạn, hình thức phát hành, phương thức phát hành, địa điểm phát hành, phạm vi phát hành, phương thức trả gốc và lãi.
Khi thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn Eximbank cần quan tâm
đến những điều sau:
+ Phải tuân theo các quy định tại Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN
ngày 24/3/2008 và Thông tư số 16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
+ Đồng thời, Eximbank có trách nhiệm sử dụng vốn từ nguồn phát hành giấy tờ có giá dài hạn đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và an toàn hoạt động theo quy
định của Thống đốc NHNN.
+ Về lãi suất giấy tờ có giá phải phù hợp với lãi suất thị trường và các quy
định hiện hành về điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hiệu quả
kinh doanh, an toàn hoạt động của Eximbank.