.9 So sánh chỉ số H5 của Eximbank và một số NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68)

Chỉ số H5 (%) STT Ngân hàng 2007 2008 2009 NHTMCP 1 Eximbank 80,56 68,76 99,01 2 Sacombank 79,98 75,89 98,58 3 Á Châu 57,54 54,24 71,16 4 Techcombank 50,18 43,83 66,69 5 DongA Bank 123,90 111,13 - 6 MB 64,49 57,04 72,89 7 Seabank 102,33 87,42 76,66 8 SCB 121,45 100,57 102,84 9 Southernbank 93,92 81,93 133,06 10 VIBank 93,92 81,94 99,99 NHTMNN 11 Agribank 106,05 96,70 - 12 BIDV 91,6 92,71 94,6 13 MHB 138,31 132,58 - 14 Vietcombank 67,46 84,19 81,02 15 Vietinbank 89,38 97,51 103,81

Nguồn : Báo cáo thường niên các NHTM

Bảng 2.9 cho thấy: khi so sánh chỉ số H5 trong năm 2009 giữa Eximbank và các NHTM khác, Eximbank có chỉ số H5 tương đối cao (H5 = 99,01%), qua đó cũng chứng tỏ Eximbank đã sử dụng gần hết nguồn tiền gửi để cho vay. Điều này là

không tốt cho tính thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng của Eximbank vẫn thấp hơn 1 nên tính thanh khoản của Eximbank vẫn cao hơn một số các NH khác trong bảng có chỉ số H5 lớn hơn 1 như ngân hàng SCB (H5 = 102,84%), Southernbank (H5 = 133,06%), Vietinbank (H5 = 103,81%).

Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6):

Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6) của Eximbank được tập hợp ở bảng

2.10. Bảng 2.10 Hệ số H6 của Eximbank ĐVT : triệu VND, % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 CK kinh doanh 7.580 - 98.824 CK sẵn sàng để bán 5.682.169 1.267.081 332.515 CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán 5.689.749 1.267.081 431.339 Tổng tài sản “Có” 33.710.424 48.247.821 65.448.356 Chứng khốn có tính thanh khoản(H6) 16,88 2,63 0,66

Nguồn : Báo cáo tài chính của Eximbank

Bảng 2.10 cho ta thấy chỉ số chứng khoán thanh khoản của Eximbank rất thấp và có sự giảm dần qua các năm. Riêng năm 2009, chỉ số này chỉ đạt 0,66%, điều đó cho thấy Eximbank ít chú trọng đầu tư vào các chứng khốn mặc dầu chúng

có tính thanh khoản cao nhất.

Chỉ số cơ cấu tiền gửi (H7):

Bảng 2.11 Chỉ số cơ cấu tiền gửi của Eximbank

ĐVT : triệu VND, %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

TG không kỳ hạn 4.478.581 3.770.815 6.238.144 TG có kỳ hạn 17.318.758 25.875.324 30.981.142

Cơ cấu tiền gửi (H7) 25,86 14,57 20,13

Nguồn : Báo cáo tài chính của Eximbank

Nếu chỉ tiêu “cơ cấu tiền gửi” càng thấp, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng được đảm bảo. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn càng cao thì ngân hàng

càng phải dự trữ khối lượng lớn số tiền mặt cho các nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng.

Bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ cơ cấu tiền gửi giữa các năm của Eximbank có sự chênh lệch: cơ cấu tiền gửi năm 2008 thấp hơn năm 2007 (tỷ lệ này giảm cịn 14,57%) nên tính ổn định của tiền gửi lại tăng cao. Tuy nhiên, sang năm 2009 cơ

cấu tiền gửi lại tăng, đạt mức 20,13%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với năm 2007 chứng tỏ Eximbank vẫn duy trì được sự ổn định trong cơ cấu tiền gửi của

mình.

Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Tỷ lệ về khả năng chi trả :

Ta có bảng 2.12 tập hợp tỷ lệ về khả năng chi trả qua hai năm 2008, 2009 của Eximbank.

Bảng 2.12 Tỷ lệ về khả năng chi trả của Eximbank

Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009 Quyết định của NHNN

Thanh tốn trong ngày hơm sau 796,52 1.094,98 Không quy

định

Từ 2 – 7 ngày làm việc tiếp theo 441,06 241,52 Tối thiểu bằng 1

Từ 8 ngày – 1 tháng tiếp theo 124,67 70,51 Tối thiểu bằng 0,25

Nguồn : Từ báo cáo nhanh kỳ báo cáo 31/12/2008 và 31/12/2009 của Eximbank Tại thời điểm cuối năm 2008 và cuối năm 2009 thì tỷ lệ về khả năng chi trả

của Eximbank phải tuân theo những quy định của Quyết định số 457/QĐ – NHNN ngày 19/04/2005 chứ chưa tuân theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 do Thống đốc NHNN ban hành

sau này.

Từ bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ khả năng chi trả qua hai năm 2008, 2009 không những đáp ứng tỷ lệ khả năng chi trả theo Quyết định 457/2005QĐ - NHNN của

NHNN mà cịn vượt mức an tồn rất nhiều. Đặc biệt tại thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ khả năng chi trả “trong ngày hôm sau” rất cao, là 1.094,98 lần, tăng đáng kể so với chỉ tiêu này tại thời điểm cuối năm 2008. Như vậy, Eximbank ln đủ tài sản có mà cụ thể là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các TCTD và tiền gửi tại NHNN để đáp

ứng được các tài sản nợ phải trả ngay. Có thể nói, tỷ lệ về khả năng chi trả của

Khả năng thanh toán chung :

Bảng 2.13 Khả năng thanh toán chung của Eximbank

ĐVT : triệu VND, %

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009

Tổng TS “Có” có thể thanh tốn 62.789.625,99 65.649.410,32 Tổng nợ phải thanh toán 23.667.635,34 38.908.043,51 Khả năng thanh tốn chung = TS “Có”/TS “Nợ” 2,65 1,69

Nguồn : Từ báo cáo nhanh kỳ báo cáo 31/12/2008 và 31/12/2009 của Eximbank

Qua bảng 2.13 ta thấy : xét về khả năng thanh tốn chung thì tại thời điểm

cuối năm 2009, chỉ tiêu này sụt giảm so với năm 2008. Tuy vậy, chỉ tiêu này qua hai năm 2008 và 2009 đều lớn hơn 1, đáp ứng được quy định của NHNN về tỷ lệ

giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tài sản “Nợ” phải thanh toán tối thiểu bằng 1. Như vậy chẳng những Eximbank đã đáp ứng được tiêu chuẩn đưa ra mà cịn duy trì tiêu chuẩn này khá ổn định qua các năm.

Về tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc: Bảng 2.14 Dự trữ bắt buộc của Eximbank

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 ĐVT

1.316.670,32 918.809,39 772.812,72 Triệu VND Tiền gửi DTBB bình

quân tại NHNN theo quy định

15.601,92 23.069,53 35.595,95 USD

1.316.670,32 918.809,39 772.812,72 Triệu VND Tiền gửi DTBB bình

quân tại NHNN theo thực tế

15.601,92 23.069,53 35.595,95 USD

0 0 0 Triệu VND Thừa(+) thiếu(-) DTBB

0 0 0 USD

Cơng tác tính tốn và thực hiện DTBB do Phịng Kế tốn tổng hợp theo dõi. Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy Eximbank ln duy trì tiền DTBB tại NHNN theo đúng quy định của NHNN. Số tiền DTBB qua các năm giữa quy định của NHNN và tình hình thực tế đều ngang bằng nhau. Điều đó góp phần đảm bảo việc ngăn ngừa thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng. Ngoài số tiền dự trữ bắt buộc, Eximbank cịn duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN để đảm bảo đủ thanh khoản cho các giao

dịch thanh tốn giữa các TCTD thơng qua NHNN.

Chỉ tiêu về nợ xấu:

Bảng 2.15 Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 0,88 4,71 1,82 Tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành ngân hàng 2 3,5 2,46

Nguồn : Báo cáo nợ xấu của Eximbank và NHNN

Tỷ lệ nợ xấu lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các TCTD. Đối với các TCTD có nợ xấu lớn, nếu trích lập đủ dự phịng theo chuẩn mực báo

cáo tài chính quốc tế (IFRS) thì một số TCTD có vốn tự có âm hay cơng nợ vượt q tổng tài sản Có - về mặt kỹ thuật, theo thể chế của nhiều nước trên thế giới thì các TCTD đó coi như mất khả năng thanh toán. Điều này thực sự trở thành nguy cơ

đe doạ sự an toàn và phát triển bền vững của hệ thống TCTD tại Việt Nam.

Nhìn vảo bảng 2.15 ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Eximbank năm 2007 là 0,88%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành ngân hàng năm 2007 là 2%.

Đến năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu đặc biệt cao, tỷ lệ nợ xấu là 4,71%, cao hơn tỷ lệ nợ

xấu trung bình tồn ngành ngân hàng năm 2008 là 3,5%, tuy nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ an tồn cho phép theo thơng lệ quốc tế là 5%. Ta thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2008 đặc biệt cao do giai đoạn này Eximbank đẩy mạnh cho vay bất động sản nhưng bị ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên thị trường bất động sản cuối năm 2008 đã sụt giảm từ 50% đến 70% so với đầu năm 2008, điều này ảnh hưởng đến

cao. Dư nợ xấu cho vay đầu tư bất động sản năm 2008 chiếm 38,23% tổng dư nợ

xấu năm 2008 của Eximbank. Tuy nhiên đến năm 2009 tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần,

còn 1,82%; thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trung bình tồn ngành ngân hàng năm 2009 là 2,46%. Nợ xấu của Eximbank được cải thiện đáng kể là do thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên trong 3 quý đầu năm 2009, khiến các khoản nợ vay dần được tất toán. Bên cạnh đó, với gói hỗ trợ lãi suất kích cầu của NHNN, nhiều doanh nghiệp

đã giảm được áp lực vốn vay, cũng như cơ cấu lại nợ vay, giúp ngân hàng thu được

những khoản nợ khó địi phát sinh đầu năm 2009.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn:

Bảng 2.16 thống kê số liệu về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn của Eximbank.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng

để cho vay trung và dài hạn (%) 0 0 13,98

Nguồn : Báo cáo thường niên của Eximbank

Bảng 2.16 cho thấy trong hai năm 2007 và 2008, Eximbank đã không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều đó chứng tỏ khả năng thanh khoản của Eximbank được bảo đảm an toàn trong hai năm 2007 và 2008.

Trong năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên đến 13,98% cho thấy Eximbank đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ quy định tối đa là 30% theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của NHNN, nên Eximbank vẫn chưa bị đặt trong tình trạng nguy hiểm về khả năng thanh khoản.

Phân tích tài sản có và tài sản nợ theo kỳ đáo hạn thực tế:

Nếu có sự chênh lệch về kỳ đáo hạn của các tài sản “Có” và tài sản “Nợ” thì nguy cơ ngân hàng gặp rủi ro là điều không thể tránh được, đặc biệt là rủi ro thanh

khoản. Bảng phân tích tài sản “Có” và tài sản “Nợ” theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời

điểm lập báo cáo sẽ giúp các nhà quản lý dự đoán khái quát cung cầu thanh khoản

hay thặng dư thanh khoản là điều không thể tránh khỏi, việc lập báo cáo này sẽ giúp

đánh giá được mức độ rủi ro thanh khoản thông qua xác định mức độ thừa và thiếu

thanh khoản trong từng mốc thời gian. Ta có bảng 2.17 phần phụ lục tóm tắt các tài sản và nợ của Eximbank theo nhóm kỳ hạn tính từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày đáo hạn.

Nhìn vào bảng 2.17 phần phụ lục ta thấy:

Về cơ cấu tài sản và nợ quá hạn : Trong năm 2009, tổng các khoản nợ quá hạn trên 3 tháng và trong vòng 3 tháng là 1.098.668 triệu đồng, đây là những khoản cho vay khách hàng đến hạn nhưng chưa thu được. So với tổng dư nợ cho vay năm 2008 là 38.381.855 triệu đồng thì khoản nợ quá hạn này chiếm 2,86%, quá tỷ lệ nợ quá hạn 2% theo Quy định của NHNN tuy nhiên vẫn thấp hơn tỷ lệ an tồn cho phép theo thơng lệ quốc tế là 5% cho thấy Eximbank chưa phải đối mặt lớn với khả năng thanh khoản.

Về cơ cấu tài sản và nợ trong hạn :

- Kỳ hạn 1 tháng : trạng thái thanh khoản ở mức dương 17.408.857 triệu đồng, điều này cho thấy tài sản “Có” khơng những đáp ứng đủ mà cịn dư thừa nhu

cầu thanh toán các tài sản “Nợ” hiện tại có thời hạn đáo hạn tương ứng. Tỷ lệ tài sản “Có” đáp ứng nhu cầu thanh khoản của tài sản “Nợ” là 157,24%, cao hơn 6 lần tỷ lệ tối thiểu là 25% theo Quyết định 457/2005/QĐ - NHNN của NHNN. Qua đó chứng tỏ mức độ an tồn vốn cao, rủi ro thanh khoản không là vấn đề đáng lo ngại.

- Kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng : trạng thái thanh khoản có sự biến động đáng kể chuyển từ thặng dư sang thâm hụt ở mức (- 7.719.442) triệu đồng, tỷ lệ tài sản “Có”

đáp ứng nhu cầu thanh khoản của tài sản “Nợ” là 42,86%. Tình trạng thâm hụt này

buộc ngân hàng phải dùng các tài sản “Có” dài hạn khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ từ 1 đến 3 tháng.

- Kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng: trạng thái thanh khoản vẫn chưa được cải thiện, thâm hụt ở mức (- 4.628.071) triệu đồng, tỷ lệ tài sản đáp ứng nhu cầu thanh khoản của tài sản “Nợ” là 28,79%.

- Kỳ hạn từ 1 đến 5 năm, kỳ hạn trên 5 năm : trạng thái thanh khoản có sự chuyển biến tích cực, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư lần luợt ở mức 5.574.967

triệu đồng và 2.215.321 triệu đồng, điều này có nghĩa các tài sản có chẳng những đủ

đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ có kỳ hạn tương ứng mà cịn đủ đáp ứng

cho các khoản nợ có kỳ hạn ngắn hơn.

Tóm lại, qua việc phân tích tài sản “Có” và tài sản “Nợ” theo kỳ đáo hạn

thực tế ta thấy ngân hàng không cân đối giữa các kỳ hạn. Cụ thể là đối với 3 kỳ hạn ngắn thì có 2 kỳ hạn bị thâm hụt trong khi các kỳ hạn trung và dài hạn đều thặng dư. Tuy nguồn thặng dư trung và dài hạn có thể dùng để tài trợ cho các khoản mục tài sản ngắn hạn khác nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.Vì vậy ngân hàng nên cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn theo kỳ hạn sao cho tận dụng được hết các nguồn

vốn đó để vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng.

2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank 2.4.1 Những ưu điểm: 2.4.1 Những ưu điểm:

- Thứ nhất, công tác quản trị rủi ro thanh khoản được quản lý và giám sát bởi toàn hệ thống ngân hàng là: Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO), Khối ngân quỹ - Đầu tư tài chính, các Khối liên quan (Khối KHDN, KHCN), Khối Giám sát hoạt động, các đơn vị kinh doanh là Sở giao dịch, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Trong đó mỗi đơn vị đều được ngân hàng quy định rõ chức năng và nhiệm vụ cụ thể trong quản trị rủi ro thanh khoản. Đóng vai trị quan trọng nhất là Ủy ban quản lý

Tài sản Nợ - Tài sản Có, Ủy ban này có trách nhiệm ra quyết định đối phó với rủi ro thanh khoản.

- Thứ hai, ngân hàng đã lập kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và đã xây dựng được các phương án xử lý trong trường hợp thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản theo đúng quy

định của Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày

19/04/2005. Đối với các phương án xử lý này, ngân hàng đã vạch ra được những bước khá chi tiết, cụ thể và cẩn trọng. Do đó, nếu có rủi ro thanh khoản xảy ra thì

ngân hàng có cơ sở để thực hiện theo những kế hoạch đã đề ra mà khơng rơi vào

tình trạng lúng túng bị động khi đối phó.

- Thứ ba, các phương án xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản được

Ủy Ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có xem xét và cập nhật hàng tháng nên càng

nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

- Thứ tư, ngân hàng đã có quy định hợp lý khi đưa ra các hạn mức đảm bảo thanh khoản khác nhau đối với Hội sở, Sở Giao dịch cũng như từng chi nhánh dựa trên tồn quỹ thực tế tháng trước và khả năng huy động vốn của từng đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)