17 -
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank 36
2.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank 39
2.3.2.1 Những quy định về quản trị thanh khoản tại Eximbank
Eximbank đã ban hành quyết định số 1000/06/EIB/QĐ – TGĐ quy định về
“Quản lý khả năng chi trả” vào ngày 01/ 09/2006 và sau đó ban hành quyết định số 725/2009/EIB/QĐ – TGĐ vào ngày 02/ 07/2009 thay thế quyết định trên. Đồng
thời, Eximbank cũng ban hành thông báo số 1593/2009/EIB/TB-TGĐ ngày 12/11/2009 về “Hạn mức bảo đảm thanh khoản Eximbank”.
Một số nội dung chính của quy định và thơng báo trên : Quy định về trách nhiệm thực hiện quản lý thanh khoản :
Hoạt động quản lý thanh khoản tại Eximbank thuộc trách nhiệm của Ủy ban
quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALCO), Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, Khối giám sát hoạt động và các Khối, bộ phận liên quan khác. Trong đó, Ủy ban quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALCO) chịu trách nhiệm chính đảm bảo khả năng thanh khoản của tồn hệ thống. Trách nhiệm cụ thể của từng Bộ phận được nêu ở phần
Phụ lục 1.
Quy định về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ điều hành thanh khoản :
Trong quy định số 725/2009/EIB/QĐ – TGĐ chỉ thấy quy định về điều hành thanh khoản trong trường hợp kinh doanh diễn ra bình thường hàng ngày.
Trong quản lý thanh khoản hàng ngày, Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính có quyền và trách nhiệm điều phối vốn tiền mặt, tiền gửi trong toàn hệ thống, chủ động phối hợp các Khối, các đơn vị kinh doanh để đảm bảo thanh khoản hàng ngày và sử dụng vốn hiệu quả. Các đơn vị có trách nhiệm lập và đăng ký kế hoạch huy động và sử dụng vốn hàng ngày cho Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính.
Quy trình điều hịa vốn nội bộ giữa các đơn vị trong hệ thống Eximbank
Hàng ngày, các Sở Giao dịch/ Chi nhánh cân đối và sử dụng nguồn vốn tự huy động ưu tiên như sau:
Đảm bảo dự trữ bắt buộc.
Đảm bảo thanh khoản theo mức tồn quỹ tối thiểu. Kinh doanh để thu lợi nhuận.
Gửi, nhận vốn với Hội sở trong trường hợp thừa và thiếu vốn.
* Trong trường hợp thiếu vốn : sau khi các Chi nhánh đã tự cân đối và sử dụng nguồn vốn huy động nhưng vẫn thiếu vốn kinh doanh, nếu có nhu cầu vay vốn, các Chi nhánh phải báo về Hội sở. Tại Hội sở, Phòng Nguồn vốn sẽ xem xét và
điều vốn về cho chi nhánh bằng tiền mặt đối với các chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Đối với chi nhánh ở ngồi TP. Hồ Chí Minh thì ngân hàng sẽ điều vốn về bằng cách
chuyển khoản. Đồng thời, trong ngày nếu quá trình hoạt động của chi nhánh thiếu
thanh khoản tức thời (chẳng hạn khách hàng đến rút tiền quá nhiều) thì vẫn sẽ phải báo về Hội sở, Hội sở sẽ điều vốn về cho chi nhánh nhằm hạn chế tình trạng chi
nhánh thiếu vốn gây mất uy tín với khách hàng.
* Trong trường hợp thừa vốn: Chi nhánh sẽ phải gửi về Hội sở và được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với số vốn thừa này.
- Đối với các chi nhánh trong địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ chuyển vốn về
Hội sở bằng cách cho một nhân viên điều tiền trực tiếp đến Hội sở theo xe của ngân hàng.
- Đối với các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác TP. Hồ Chí Minh: chi
nhánh sẽ chuyển khoản vào tài khoản thanh tốn của chi nhánh đó tại NHNN nơi chi nhánh hoạt động, từ đó NHNN nơi chi nhánh hoạt động sẽ chuyển vốn vào tài
Quy định về dự trữ bắt buộc :
Eximbank khơng có quy định riêng về dự trữ bắt buộc và thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành của NHNN. Hội sở sẽ tính tỷ lệ DTBB phải thực hiện cho từng chi nhánh căn cứ trên số dư huy động tháng trước của chi nhánh đó.
Việc quản lý số tiền dự trữ bắt buộc của các đơn vị Eximbank được thực hiện như sau:
Hội sở sẽ thông báo số tiền phải duy trì dự trữ bắt buộc bằng USD,VND hàng tháng cho các chi nhánh:
Các chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh: duy trì tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân trên tài khoản thanh toán nội bộ tại Trung tâm thanh toán.
Các chi nhánh khác địa bàn TP Hồ Chí Minh: duy trì tiền gửi DTBB bình quân trên tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi chi nhánh hoạt động (bằng VND). Tiền gửi DTBB bằng USD các chi nhánh phải duy trì tại Hội sở.
Quy định về hạn mức bảo đảm thanh khoản:
Căn cứ vào quy định của NHNN, tình hình biến động của thị trường trong
nước và quốc tế, bộ máy tổ chức và khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, Tổng Giám đốc ban hành hệ thống hạn mức thanh khoản theo từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Ủy ban ALCO, Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, Khối Giám sát hoạt động và các Khối, bộ phận có liên quan khác. Hệ thống hạn mức phải đảm bảo các
nguyên tắc sau :
Tuân thủ các quy định của NHNN
Mức độ rủi ro nằm trong khả năng chấp nhận của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Quy định cụ thể của Eximbank về các hạn mức thanh khoản được nêu ở
Quy định về kỳ hạn gửi và lãi suất: * Đối với các khoản gửi vốn cho Hội sở :
- Trường hợp Chi nhánh, Sở giao dịch huy động vốn nhưng chưa có đầu ra tín dụng thì gửi lại Hội sở với kỳ hạn gửi đúng như kỳ hạn huy động từ khách hàng (nhằm tránh rủi ro thanh khoản).
- Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh, Sở giao dịch đang gửi tại Hội sở, khi đáo hạn sẽ xử lý như sau: nếu vào ngày đáo hạn các Chi nhánh, Sở giao dịch đồng thời có món vay và món gửi Hội sở đến hạn, thì sẽ ưu tiên trả nợ cho Hội sở, phần còn lại sẽ được áp dụng mức lãi suất theo lãi suất điều chuyển vốn nội bộ tại từng thời điểm nếu Chi nhánh, Sở giao dịch có nhu cầu tiếp tục gửi vốn.
* Đối với các khoản vay vốn từ Hội sở :
- Trường hợp Sở Giao dịch, Chi nhánh có nhu cầu cho vay tín dụng nhưng chưa huy động được thì vay vốn Hội sở với kỳ hạn vay bằng kỳ hạn cho khách hàng vay. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ sẽ điều chỉnh theo kỳ điều chỉnh lãi suất ghi
trên hợp đồng tín dụng.
- Đối với các khoản tiền vay có kỳ hạn trên 1 tháng Chi nhánh, Sở Giao dịch
đang vay tại Hội sở khi đáo hạn Hội sở sẽ tiếp tục cho vay lại theo lãi suất điều
chuyển vốn nội bộ tại từng thời điểm nếu Chi nhánh, Sở giao dịch có nhu cầu.
Quy định về đo lường thanh khoản và báo cáo :
Báo cáo đo lường mức độ thanh khoản được lập định kỳ và trình lên Ủy ban
ALCO.
* Trách nhiệm của Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính :
- Lập báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn theo định kỳ và kế hoạch sử dụng vốn dự kiến (trên cơ sở thông tin cung cấp của các đơn vị kinh doanh là Sở giao dịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc)
- Trường hợp khủng hoảng thanh khoản hệ thống : chịu trách nhiệm lập kế hoạch quản lý thanh khoản và trình ALCO thơng qua với các nội dung:
+ Khả năng thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thông qua
nguồn dự phòng thanh khoản, các biện pháp và kế hoạch tiếp cận các tài sản.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên chủ chốt của ngân hàng trong trường hợp thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.
* Trách nhiệm của Khối Giám sát hoạt động :
- Lập báo cáo về khả năng chi trả, hệ số an toàn vốn.
- Báo cáo tuân thủ hạn mức thanh khoản : các trường hợp vi phạm tỷ lệ thanh khoản, trạng thái thanh khoản.
2.3.2.2 Phương pháp quản lý thanh khoản tại Eximbank
Quản lý thanh khoản theo quy định của Eximbank dựa trên sự kết hợp 2 phương pháp: phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.
Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh: là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản. Tại Eximbank, các chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng trong phân tích thanh khoản tĩnh: chỉ số dự trữ sơ cấp, chỉ số dự trữ thanh toán, chỉ số cho vay/tiền gửi, chỉ số khả năng thanh toán.
Phương pháp phân tích thanh khoản động: là phương pháp quản lý
thanh khoản bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Ủy ban
quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh
khoản của toàn hệ thống. Phương pháp này gồm các bước sau:
Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: phòng Đầu tư - Ngân quỹ tài chính
xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2 7 ngày, 8 ngày 1 tháng, 1 3 tháng, 3 6 tháng.
Phân tích mơ phỏng thanh khoản: Hàng tuần, phịng Đầu tư - Ngân quỹ
tài chính thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:
- Giả định thay đổi lãi suất.
- Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, uy tín Eximbank…).
Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.
+ Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. + Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nước.
+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.
+ Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khốn có cam kết mua lại). + Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ
phần…) thành tiền mặt.
Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản, phịng Đầu tư
- Ngân quỹ tài chính xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác
định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa
hay thiếu hụt.
Trên cơ sở kết quả của 2 phương pháp nêu trên, Ủy ban ALCO sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.
2.3.2.3 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank
Eximbank chưa có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản cụ thể, chỉ có đề ra mục tiêu về quản lý thanh khoản như sau:
- Xác định nhu cầu thanh khoản và thiết lập các biện pháp để bảo đảm cho hoạt động của Ngân hàng ổn định và an toàn.
- Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ khả năng chi trả (theo Thông tư số 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và các quyết định có hiệu lực liên quan khác).
* Các kỹ thuật được sử dụng nhằm đảm bảo mục đích trên:
- Đo lường mức độ thanh khoản hàng ngày bao gồm các nhu cầu thanh
khoản khác nhau cả ngắn hạn và dài hạn. Ngân hàng sẽ đánh giá và giám sát tính ổn
định của tài sản có của ngân hàng, các rủi ro ngoại bảng và các nguồn vốn dự
phòng.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và các hình thức sử dụng vốn. - Thiết lập các hạn mức thanh khoản.
- Xây dựng kế hoạch quản lý thanh khoản đối với trường hợp khủng hoảng
thanh khoản. Kế hoạch này nêu rõ các hành động trong trường hợp gặp áp lực về thanh khoản và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân và bộ phận chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
2.3.2.4 Các phương án xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tại Eximbank Eximbank
Theo Điều 11 của Thông tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD thì TCTD phải có quy định
về các phương án thực hiện bảo đảm khả năng chi trả, thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản. Vì vậy, trong quy định hiện tại về quản lý rủi ro thanh
khoản, Eximbank đã nêu ra những phương án xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản như sau:
Trường hợp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, thời vụ : Yêu cầu về dự phòng :
- Đảm bảo các quy định về hạn mức thanh khoản. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết cần phải tăng mức duy trì thanh khoản hàng ngày (tồn quỹ) cho VND, USD và vàng ở mức cao hơn bình thường.
- Duy trì khơng đưa vào cầm cố một lượng nhất định tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá của các TCTD khác.
- Duy trì hạn mức vay tín chấp liên ngân hàng.
- Giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động thanh tốn, khả năng chi trả để
tính tốn lượng tiền mặt, tiền gửi cần thiết để duy trì đáp ứng nhu cầu chi trả.
Biện pháp để giải quyết thiếu hụt tạm thời:
Khi thiếu hụt tạm thời xảy ra, các đơn vị là Sở giao dịch, các Chi nhánh, các
đơn vị trực thuộc, khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, Khối khách hàng cá nhân, Khối
khách hàng doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tiền sau để giải quyết thiếu hụt thanh khoản theo trình tự ưu tiên :
- Vay NHNN qua các nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện nghiệp vụ vay có
đảm bảo từ tổ chức tín dụng, nghiệp vụ Repo.
- Vay liên ngân hàng sử dụng hạn mức tín chấp. - Xem xét tăng huy động vốn với lãi suất thích hợp.
- Thương lượng với khách hàng đối với việc rút vốn gửi đến hạn hoặc trước hạn.
Trường hợp thiếu hụt thanh khoản cấp :
Thiếu hụt thanh khoản cấp xảy ra khi có hiện tượng rút tiền ồ ạt, lan rộng, lượng vốn huy động giảm mạnh, hoặc phát hiện có thơng tin xấu về ngân hàng, hoặc đã xảy ra hiện tượng rút tiền ồ ạt ở một ngân hàng khác.
Biện pháp thực hiện:
Trong trường hợp xảy ra thiếu hụt thanh khoản cấp nêu trên, ngoài các biện pháp nêu ở trường hợp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, các bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp như sau:
- Tạm ngừng cho vay mới và kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân các hợp đồng cho vay đã ký.
- Sử dụng 100% các nguồn dự phịng thanh khoản để vay thanh tốn bù trừ, vay chiết khấu, Repo.
- Thế chấp, cầm cố hợp đồng vay vốn của khách hàng để vay NHNN và các Tổ chức tín dụng khác.
Trường hợp khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng :
Ngoài các biện pháp nêu ở hai trường hợp trên, các biện pháp sau có thể áp dụng trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng :
- Ngừng giải ngân các hợp đồng tín dụng.
- Phối hợp chặt chẽ với NHNN và Bảo hiểm tiền gửi để kiểm sốt tình hình thanh khoản.
- Thiết lập kênh thơng tin thanh khoản trong tồn hệ thống.
- Xem xét bán các tài sản “Có” có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền
mặt.
- Giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động thanh toán, trạng thái thanh
khoản để tính tốn lượng tiền mặt, tiền gửi cần thiết phải duy trì đáp ứng nhu cầu