1.3 – Rủi ro biến động giá C P Beta (β) trong lượng hóa rủi ro CP
1.3.3 Kiểm định thực nghiệm về beta
Khi sử dụng mơ hình CAPM, có hai vấn đề cần được quan tâm : Thứ nhất, thước đo rủi ro hệ thống beta (β) ổn định như thế nào ? Thứ hai, có mối quan hệ tuyến tính đồng thuận đưa ra giữa beta và TSSL trên các tài sản rủi ro hay khơng.
• Tính ổn định của beta : Danh mục cổ phiếu càng lớn (khoảng trên 50
cổ phiếu) và có thời gian càng dài (trên 26 tuần) thì beta của danh mục càng ổn định. Ngồi ra, các beta có xu hướng ngược lại với mức trung bình. Nghĩa là các danh mục có beta cao có xu hướng giảm theo thời gian dần về một (1.00) và các danh mục có beta thấp có xu hướng tăng theo thời gian về 1.
Tính ổn định của beta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian lựa chọn để tính beta là tuần, tháng, quý hay năm. Nói chung, nên sử dụng ít nhất 36 tháng dữ liệu, đồng thời cũng phải xem xét khối lượng và qui mô giao dịch của cổ phiếu.
• Mối quan hệ giữa beta và tỷ suất sinh lợi : Có sự ủng hộ khác nhau cho mối quan hệ tuyến tính dương giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro hệ thống của danh mục cổ phiếu. Quan hệ giữa lợi nhuận và hệ số rủi ro beta của cổ phiếu là quan hệ tuyến tính được diễn tả bởi đường thẳng SML có hệ số góc là E(Rm) - Rf . Beta càng cao thì TSSL cao và đi kèm theo nó là rủi ro cũng càng lớn. Một số nghiên cứu về sau cho rằng, CAPM nên được bổ sung thêm các biên như qui mô, tỷ số P/E ...
⎯ 23 ⎯