Trong lịch sử thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các thị trường khác đã xảy ra vơ vàn những bong bóng như vậy. Vấn đề là hậu quả của sự vỡ bong bóng đến đâu, có nằm trong tầm chịu đựng của nền kinh tế hay khơng. Có nhiều hậu quả, cả xấu và tốt, khơng thể lường được trước. Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay khơng để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu.
Trong tình trạng chưa ổn định của TTCK, NĐT rất cần sự bảo hộ của nhà nước, của pháp luật. thế nhưng, trong 10 tiêu chí dùng để phân tích đánh giá về mơi trường kinh doanh Việt Nam 2008 mà Cơng ty Tài chính quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới) thực hiện, nội dung “bảo vệ NĐT” dù có bước tiến 10 bậc so với năm 2007, song vẫn đứng gần cuối sổ trong 178 nền kinh tế được xếp hạng và cũng là điểm Việt Nam thực thi yếu nhất.
Tuy rằng khi đầu tư thì chấp nhận “Lời ăn lỗ chịu”, nhiều NĐT đang phải trả giá đắt cho những quyết định sai lầm, song tình trạng lộn xộn trên TTCK hiện nay cũng đặt ra vấn đề Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo vệ NĐT, bảo vệ bằng cách minh bạch q trình đưa hàng hóa vào thị trường và quá trình sử dụng đồng vốn. Cụ thể, 10 tiêu chí xếp hạng về mơi trường kinh
⎯ 46 ⎯
doanh bao gồm: thành lập DN, cấp giấy phép, tuyển dụng và sa thải lao động, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ NĐT, đóng thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng và giải thể DN.
Trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh 2008, tiêu chí “bảo vệ NĐT” đã tăng thêm 10 bậc so với năm 2007, song vẫn đứng mức thấp nhất trong tất cả tiêu chí. Đáng chú ý, các chuyên gia nước ngoài đánh giá chỉ số về trách nhiệm của giám đốc tại Việt Nam bằng 0; chỉ số về độ dễ dàng cổ đơng có thể kiện giám đốc và các cán bộ khác khi quản lý sai trái là 2, trong khi ở khu vực chỉ số này là 6,3.
Nhìn sang các nền kinh tế khác, nếu như ở Hồng Kông chỉ số bảo vệ NĐT đạt 8,7 thì Việt Nam chỉ có 2,7 (thang điểm 10 là tối đa) – Báo ĐTCK
ngày 9/5/2008.
2.2.2 – Tác động của rủi ro biến động giá CP trên TTCK Việt Nam
Quan sát TTCK trong giai đọan 2004-2007, có thể xem là giai đọan tăng trưởng nóng. Thực tế cho thấy, những năm đầu (2004-2005), thị trường gần như đi ngang. Mức gia tăng khối lượng chứng khóan niêm yết năm 2004 đạt khoảng 80%, năm 2005 tăng khoảng 170% và đến giữa năm 2006 tăng khoảng 300%. Giá trị CK niêm yết và đăng ký giao dịch năm 2003 bằng khoảng 4% GDP; năm 2005 tỉ lệ này là 6,5% và đến cuối 2006 lên tới gần 23% GDP, tương đương 30% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Trên TTCK, hầu hết các loại cổ phiếu đều tăng giá mạnh: theo thống kê, chỉ số PE (tỷ số giữa thị giá và lợi nhuận công ty) là 31 trong khi đó giá trị hợp lý là 17. Đến cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (bằng hơn 20% GDP). Sự gia tăng của
⎯ 47 ⎯
TTCK biểu hiện trên cả về khối lượng cổ phiếu giao dịch và tăng giá cổ phiếu.