Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta lượng hóa rủi ro biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TPHCM (Trang 39)

2.1 – Tổng quan TTCK Việt Nam

2.1.1.1 Những kết quả đạt được

Trải qua 8 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã thực sự trở thành một kênh đầu tư mới. Sức hút của TTCK ngày càng tăng, 430.000 tài khoản giao dịch chứng khốn được mở, trong đó có khoảng 11.000 tài khoản của nhà ĐTNN. Những lúc thị trường sôi động nhất, tổng giá trị vốn hóa thị trường lên đến 30 tỷ USD, tương đương 41% GDP. Tính thanh khoản của cổ phiếu được cải thiện đáng kể, trong 12 tháng gần đây, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày trên 2 sàn đạt 10 triệu đơn vị, trị giá 630 tỷ đồng. Sau đây là một số thành tựu mà TTCK mang lại.

Thứ nhất, thay đổi quan niệm của cộng đồng DN Việt Nam về TTCK. Trước năm 2005, cộng đồng DN Việt Nam chưa coi TTCK là kênh huy động vốn hiệu quả, vốn ngân hàng vẫn là chủ đạo, nhưng hiện nay, phát hành cổ phần qua kênh TTCK đã trở nên phổ biến. Chỉ tính riêng năm 2007, đã có 179 cơng ty được cấp phép chào bán 2,46 tỷ cổ phiếu ra công chúng, tương đương giá trị 48.000 tỷ đồng. TTCK đã thúc đẩy quá trình cải cách và cơ cấu lại DN nhà nước, là lực đẩy cho các DN hoạt động lành mạnh hơn.

Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của DN. Qua TTCK, các DN huy động được nguồn vốn khổng lồ trong dân chúng, biến nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn thành các khoản đầu tư dài hạn, phục vụ cho sản xuất, kinh

⎯ 27 ⎯

doanh. Có những lúc, DN chỉ cần đưa ra phương án kinh doanh hấp dẫn là có ngay lượng vốn cần thiết. Có cơng ty gần như phá sản vì nợ ngân hàng, nhưng nhờ TTCK, họ đã tái cấu trúc vốn và trở nên ổn định hơn, có điều kiện tốt hơn để đương đầu với những khó khăn của nền kinh tế hiện tại.

Thứ ba, khơi thông luồng vốn trong dân chúng. Có lẽ, nếu khơng có TTCK, người ta chẳng thể nào đánh giá đúng mức sự giàu có của dân chúng Việt Nam. Những phỏng đốn trước đây về lượng vốn nằm tiềm ẩn trong két sắt, với vàng, USD… đã trở nên rõ ràng hơn khi VN-Index tăng từ 500 điểm lên hơn 1.100 điểm, tổng mức vốn hoá thị trường tăng 200% trong thời gian ngắn ngủi. Nhân viên môi giới chứng khốn khơng cịn bị "sốc" trước hình ảnh người dân nộp hàng tỷ đồng vào tài khoản. Hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, vòng quay vốn của toàn nền kinh tế được cải thiện rõ rệt.

Thứ tư, xác lập thói quen dùng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Sự phát triển của TTCK đã thu hút hàng triệu người tham gia, bao gồm cả NĐT trên TTCK tập trung và thị trường OTC. Khơng ít thì nhiều, họ đã tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nhằm tối đa hoá năng lực đầu tư cũng như tìm kiếm sự an tồn và nhanh chóng trong các giao dịch mua bán chứng khốn.

Thứ năm, xác lập thị trường phát hành và giao dịch trái phiếu. Trái phiếu là mảng chìm của TTCK vì người dân Việt Nam khơng thích đầu tư trái phiếu, nhưng các tổ chức nước ngoài và ngân hàng lại không thể không đầu tư vào loại hàng hoá này. Các ngân hàng trước đây mua trái phiếu với mục đích chủ yếu là dự trữ thanh khoản thì ngày nay đã có thể mua bán hoặc kinh doanh repo để có thể thu lời cao hơn. Một phần nguồn vốn đầu tư của Chính phủ cũng được huy động qua việc phát hành trái phiếu trên TTCK.

⎯ 28 ⎯

Thứ sáu, xây dựng hình ảnh cho nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK đã thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức tài chính nước ngồi. Tính đến cuối năm 2007, giá trị danh mục đầu tư của nguồn vốn gián tiếp trên thị trường chính thức vào khoảng 7,6 tỷ USD, tính cả thị trường OTC khoảng 20 tỷ USD. Lần đầu tiên, các chỉ số của TTCK Việt Nam như VN- Index, HASTC-Index xuất hiện trên hàng loạt kênh truyền thông đại chúng quốc tế như Bloomberg, Reuters… Các định chế tài chính hàng đầu thế giới như Merrill Lynch, HSBC, JP Morgan, Citi Group cũng đều đặn cung cấp báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của NĐT quốc tế về TTCK Việt Nam.

2.1.1.2/ Những điểm còn hạn chế của TTCK Việt Nam

Một khỏang thời gian 8 năm chưa đủ dài để TTCK Việt Nam trở nên hồn chỉnh. Hiện cịn nhiều vấn đề cần phải có phương án giải quyết triệt để nhằm giúp TTCK ổn định và phát triển bền vững hơn.

Xét về cơ chế giám sát thị trường và xử lý vi phạm : Mặc dù mỗi năm có hàng chục vụ xử phạt vi phạm, nhưng cơ chế giám sát TTCK chưa thật sự hiệu quả, thơng tin cịn mang tính bất cân xứng, hiện tượng "làm giá" vẫn còn và ngày càng tinh vi, mà kết quả là NĐT nhỏ lẻ là người hứng chịu. Mức xử phạt cũng cịn q nhẹ, khơng thể ngăn cản những ý định làm trái luật khi khả năng trục lợi cao.

Thứ hai là mức độ dao động của thị trường quá lớn. TTCK chưa đủ các công cụ cần thiết để điều tiết nên mức độ biến động của thị trường cịn lớn. Những biến động có thể thấy qua những đợt thăng trầm của TTCK, như VN- Index từ 100 điểm tăng lên 571 điểm và sau đó xuống còn 130 điểm trong khoảng thời gian 3 năm đầu thành lập, mức biến động là + 471% và -77%;

⎯ 29 ⎯

VN-Index tăng từ 500 điểm lên 1.170 điểm, tăng hơn 100% trong khoảng thời gian từ tháng 11/2006 đến tháng 3/2007; VN-Index giảm từ 1.110 điểm xuống còn 364 điểm, giảm hơn 67% từ tháng 2/2008 đến tháng 6/2008. Trong thời gian tới, bán khống, chứng khốn phái sinh… sẽ là những cơng cụ cần thiết cho TTCK.

Ba là lạm phát và bất ổn kinh tế. Điều hành TTCK và các chính sách kinh tế khác chưa thật sự đồng bộ. Chẳng hạn, khi luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ mạnh vào TTCK Việt Nam, nhưng chúng ta chưa có biện pháp hấp thụ hiệu quả nên đã gây sức ép lên tiền đồng, khiến nền kinh tế mất ổn định trong ngắn hạn: nội tệ tăng giá, dư thừa ngoại tệ, lạm phát, nhập siêu, thâm hụt thương mại… rồi sau đó xuất hiện tình trạng ngược lại là nội tệ mất giá, xuất khẩu gặp khó khăn…

Bốn là đầu tư theo phong trào và theo nhà ĐTNN: Sự bất cân xứng thông tin cũng như sự tồn tại của thông tin nội gián khiến NĐT như lạc vào một màn sương dày đặc. Những luồng tin đồn thổi, không ai biết được đúng sai, đã truyền miệng nhau và kết quả là tất cả mọi người đều phản ứng như nhau. Điều này dẫn tới tình trạng, khi TTCK lên thì tất cả các mã chứng khốn cùng lên, thị trường xuống thì tất cả cùng xuống, các lý thuyết về danh mục đầu tư và khái niệm cổ phiếu phịng vệ trở nên vơ nghĩa.

Thứ năm, có quá nhiều các CTCK thành lập, gần 100 CTCK đang chia sẻ nhau một thị trường còn non trẻ thật sự là vấn đề lớn của TTCK Việt Nam. Mức độ cạnh tranh gay gắt phần nào mang lại lợi ích cho NĐT, nhưng ngược lại, nhiều CTCK khơng đủ sức ni bản thân mình. Hệ quả trong dài hạn là khả năng tăng trưởng của các CTCK sẽ bị hạn chế, khó thể thực hiện vai trò

⎯ 30 ⎯

nhà tạo lập thị trường, vai trò trung gian mua bán cũng như các vai trị khác về tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, kết nối DN…

Tính đến tháng 4/2008, số lượng cơng ty chứng khốn được cấp phép chính thức tại Việt Nam là 98 cơng ty và hiện tại một số cơng ty đang trong q trình thẩm định. Trong đó, hơn 80 cơng ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành viên của hai sàn.

Số lượng cơng ty chứng khốn đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới thành lập, chỉ có 8 cơng ty. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 trước khi Luật Chứng khốn có hiệu lực, số lượng cơng ty chứng khốn là 55 cơng ty, trong năm 2007 đã tăng lên tới 78 công ty.

Bài học từ các thị trường mới nổi cho thấy Trung Quốc trước đây có số lượng cơng ty chứng khốn lên đến 2.000 công ty, nhưng đến thời điểm sụt giảm cịn 70 cơng ty, hiện nay là 107 công ty. Đài Loan thời điểm cao nhất có 278 cơng ty, sau đó sụt giảm cịn 48 cơng ty. Thái Lan trước đây cũng có tới hơn 200 cơng ty chứng khốn, sau đó giảm xuống cịn hơn 50 cơng ty.

Qua đây, có thể nhận xét tổng quát là: Qua 8 năm họat động, TTCK Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung, nhưng bên cạnh đó, TTCK cịn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể tăng trưởng bền vững, trở thành "hàn thử biểu" của nền kinh tế.

2.1.1.3/ Thực trạng họat động của HOSE những năm qua

Trung tâm giao dịch chứng khóan TpHCM được hình thành từ năm 2000, đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Đây là sàn giao dịch CK đầu

⎯ 31 ⎯

TTGDCK đã đóng góp rất nhiều vào sự lớn mạnh của TTCK Việt Nam theo hướng chun mơn hóa, hiện đại.

• Về qui mơ niêm yết, tính đến thời điểm cuối tháng 12/2008, quy mô

niêm yết của sàn TpHCM (Hose) như sau :

Bảng 2.1 : Qui mô liêm yết tại HOSE đến cuối tháng 12/2008 Tòan thị

trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Số CK niêm yết (1CK) 245,00 173,00 4,00 68,00 Tỷ trọng (%) 100,00 70,61 1,63 27,76 KL niêm yết (ngàn CK) 6.148.564,91 5.746.962,58 252.055,53 149.546,80 Tỷ trọng (%) 100,00 93,47 4,10 2,43 GT niêm yết (tr.đồng) 75.063.210,64 57.469.625,84 2.520.555,30 15.073.029,50 Tỷ trọng (%) 100,00 76,56 3,36 20,08

Nguồn : UBCKNN http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail.aspx?

• Qui mơ giao dịch có xu hướng phát triển tăng dần qua các năm cả về

khối lượng giao dịch lẫn giá trị giao dịch. Tuy nhiên cũng có thời kỳ giảm mạnh, đặc biệt là năm 2003 giảm cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch.

Bảng 2.2 : Qui mô giao dịch tại HOSE qua các năm Năm KLGD (triệu CP) GTGD (tỷ đồng) Năm KLGD (triệu CP) GTGD (tỷ đồng) 2000 3,641 90,215 2001 19,028 964,020 2002 35,715 959,330 2003 28,074 502,022 2004 72,894 1.971,969 2005 94,846 2.784,291 2006 538,536 35.472,342 2007 1.814,278 217.835,711 2008 2.977,771 124.576,086

⎯ 32 ⎯ • Diễn biến của chỉ số VN-Index :

Chỉ số giá chứng khóan trên sàn TpHCM VN-Index tăng giảm cùng với sự biến động của TTCK đã phần nào phản ánh xu thế cung cầu đối với cổ phiếu niêm yết. Trong giai đọan đầu của thị trường, chỉ số VN-Index tăng liên tục và đạt tới 571,04 điểm tại phiên giao dịch thứ 137 ngày 25/06/2001, tăng 471,04 điểm so với phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 là 100 điểm.

VN-Index đã vượt mốc 1000 điểm và đạt 1023,05 điểm vào ngày 19/01/2007 và cũng từ đó VN-Index xoay quanh ngưỡng 1000 điểm. Trong quý I năm 2007, VN-Index tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,41% một tháng,. Tuy nhiên đến giữa tháng 3/2007 VN-Index bắt đầu sụt giảm mạnh và thường xuyên tăng giảm với biên độ lớn. Ngày 24/04/2007 VN-Index chạm đáy ở mức 905,53 điểm, giảm 22,65% so với kỷ lục cao nhất 1.170,67 điểm ngày 12/03/2007. Đến cuối tháng 7/2007 thị trường giảm mạnh tới 48 điểm, đưa VN-Index xuống mức 892 điểm.

Hình 2.1 : Biểu đồ chỉ số VN-Index qua các năm (2000-2008)

⎯ 33 ⎯

Năm 2008 có thể nói là năm đầy biến động của TTCK Việt Nam. Trong quý 1, VN-Index có 9 phiên giảm đều liên tục từ ngày 14/3/2008 đến ngày 26/3/2008 cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm VN-Index mất 21,6% điểm so với ngày 14/3/2008. Trong khi cả quý 1, VN-Index mất 43,9% so với đầu năm (921,07 ngày 2/1/2008). Đáy của quý 1 là 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008.

Quý 2 năm 2008 cả khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều giảm và là q có tính thanh khỏan kém nhất trong năm (bình qn mỗi phiên giao dịch với khối lượng 5.942.920 cổ phiếu). Cũng trong quý này, VN-Index có 25 phiên giảm điểm liên tục từ 5/5/2008 đến 11/6/2008 với 28,9% điểm bị mất so với ngày 5/5/2008 trong khi cuối quý giảm 23,5% so với đầu qúy. Đáy của qúy 2 là 366,02 điểm vào ngày 20/6/2008.

Hình 2.2 : Biểu đồ chỉ số VN-Index năm 2008 – Nguồn VNDS

Trong qúy 3, VN-Index thiết lập đỉnh sau 10 tăng điểm liên tục, với mức đóng cửa 561,85 điểm vào ngày 27/8/2008. Tính thanh khỏan đạt mức cao trong năm với khối lượng giao dịch bình quân ngày 17.486.971 cổ phiếu.

⎯ 34 ⎯

Đáy của VN-Index trong qúy 3 ở mức đóng cửa 409,61 điểm vào ngày 1/7/2008.

Những tháng cuối năm 2008 VN-Index tiếp tục xu hướng giảm điểm với đáy là 286,85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008.

2.1.2 – TTCK Việt Nam dưới tác động khủng hoảng tài chính Mỹ

• Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Mỹ, các thị trường chứng khốn

trên thế giới trong đó có Việt Nam đã có một năm gặp nhiều tổn thất. Sản xuất kinh doanh thu hẹp, chi tiêu giảm, tâm lý bất an trước lạm phát cao và sự làm ăn thua lỗ của các tập đoàn lớn… là những lý do làm cho mức điểm trên các sàn chứng khoán thế giới liên tục giảm sút, đặc biệt trong quý IV/2008. Tính đến cuối năm 2008, các chỉ số thị trường quan trọng đều sụt giảm từ 30% - 40% so với đầu năm.

Bảng 2.3 : Tăng trưởng của một số CP thế giới năm 2007-2008

Tăng trưởng thời kỳ

Chỉ số 2008 2007 Dow Jones (Mỹ) -29.77 % 6.63 % S&P500 (Mỹ) -38.49 % 3.53 % NASDAQ (Mỹ) -40.54 % 9.81 % CAC40 (Pháp) -42.68 % 1.31 % DAX (Đức) -40.37 % 22.29 % Nikkei 225 (Nhật) -42.12 % -11.13 %

Nguồn : Cty chứng khoán FPT

Riêng châu Á, thống kê cho thấy thị trường khu vực này đều giảm mạnh từ 32% - 65%, trong đó hai đại diện của Trung Quốc và Việt Nam là

⎯ 35 ⎯

Shanghai Composite và VN-Index giảm mạnh nhất với mức âm trên 65%. Nếu như trước đây cộng đồng tài chính quốc tế cho rằng hệ thống ngân hàng Châu Á ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, thì vừa qua bị tác tương đối nhiều.

Nhìn chung chỉ số các TTCK lớn trong khu vực như: Hàn Quốc, Đài Loan, Phillipines, Thailand, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Thượng Hải, Tokyo… cũng như các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trong các ngày cuối tháng 9 đến đầu tháng 12-2008 giảm rất mạnh. Riêng chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm mạnh nhất trong 26 năm qua kể từ tháng 10-1982. Chỉ số của Phillipines giảm mạnh nhất trong 4 năm qua và có thời điểm hệ thống tự động ngừng giao dịch. Chỉ số Hangseng (Hongkong) có mức giảm mạnh nhất từ năm 1989. TTCK Thailand cũng giảm mạng và phải đóng cửa trong một số thời điểm.

Ngày 10-10-2008, Tập đồn Bảo hiểm có lịch sử 98 năm hoạt động tại Nhật là Yamato Life Insurance Co. đã chính thức đệ đơn xin được bảo hộ tài sản. Đây là trường hợp phá sản đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm trong 7 năm qua tại Nhật và là vụ đổ vỡ thứ 8 của ngành Bảo hiệm kể từ sau Đại chiến thế giới thứ 2 cho đến nay.

• Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã lan rộng và tác động xấu đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng này cộng hưởng với những bất ổn vĩ mô và suy giảm sản xuất kinh doanh trong nước, đang và sẽ đặt ra những thách thức ngày càng lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Với một độ mở rất cao nên ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta lượng hóa rủi ro biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TPHCM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)