Diễn biến giao dịch khối ngoại năm 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta lượng hóa rủi ro biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TPHCM (Trang 52)

Nguồn : http://cafef.vn (31/12/08)

Tính riêng 3 tháng cuối năm, khối ngoại bán ròng hơn1.730 tỷ đồng cổ phiếu và hơn 27.000 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó dồn dập nhất vào tháng 10, khối ngoại liên tục bán ra trái phiếu với giá trị bán ròng lên tới 1.000 tỷ đồng/phiên. Tổng cộng hai sàn, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 2,69 tỷ USD tiền cổ phiếu. Lo sợ một đợt rút vốn ồ ạt của khối ngoại, giới đầu tư trong nước cũng …hành động theo khối ngoại và liên tục bán ra cổ phiếu khiến VN-Index xuống 286,87 điểm ngày 10/12.

⎯ 40 ⎯

Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khốn và q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dịng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.

Cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ cho đến quý III/2008 hầu như chưa tác động nhiều và trực tiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam. Mặc dù lúc đó khủng hoảng tài chính Mỹ đang có dấu hiệu đẩy nền kinh tế Mỹ đi vào suy thoái. Điều này làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có thể thấp hơn các nước khác.

Đã có nhiều phân tích, nhận định của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về vấn đề này, và nhìn chung, họ đều cho rằng tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế Mỹ đối với thị trường tài chính Việt Nam là khơng đáng kể. Lý do được đưa ra là, hiện tại sự kết nối của thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính các nước là chưa lớn, và bản thân các ngân hàng Việt Nam khơng có các khoản ở các ngân hàng đang gặp khủng hoảng ở Mỹ. Tuy nhiên những ảnh hưởng gián tiếp là không thể tránh khỏi. Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào 2009 chắc chắn sẽ gặp khơng ít khó khăn.

2.2 – Rủi ro biến động giá CP và tác động của rủi ro biến động giá CP

trên TTCK Việt Nam

Quan sát sự biến động của TTCK thế giới, TTCK khu vực và TTCK Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại đây, người ta thấy chỉ số chứng

⎯ 41 ⎯

khốn trung bình của các nước châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của Mỹ và của thế giới.

Hình 2.4: Chỉ số CK thế giới, Mỹ, các nước châu Á Thái Bình Dương

Nguồn: MSCI standard index (Chỉ số tiêu chuẩn từ Morgan Stanley Capital International)

Điều này cho thấy các thị trường chứng khoán mới nổi tại các nước châu Á và đặc biệt là thị trường chứng khốn cịn q non trẻ tại VN có nhiều tiềm năng về tốc độ tăng trường và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của nó. Tuy nhiên, các nhà kinh tế quan ngại rằng: tốc độ tăng trường và khả năng sinh lợi cao cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Chỉ số VN Index cho chúng ta thấy rằng chỉ số VN Index đã gia tăng khá mạnh trong giai đoan 2001-2007, nếu so sánh với các quốc gia khác thì thị trường chứng khoán VN trong dữ liệu thể hiện đặc điểm tiêu biểu là: có cùng xu hướng tăng trưởng với các quốc gia khác nhưng không ổn định. Điều này thể hiện ở chỗ chỉ số VN Index trong đồ thị ln có những đỉnh khá dốc và sau đó lại giảm khá đột ngột trong giai đọan trung bình khỏang từ 3 tháng đến 6 tháng, có nghĩa là thị trường này vẫn chưa thể hiện sự ổn định cần thiết

⎯ 42 ⎯

của nó cho dù tốc độ tăng trưởng khá cao và hiện nay có thể nói chỉ số này đã cao hơn nhiều quốc gia châu Á.

Hình 2.5: Chỉ số CK các quốc gia châu Á chọn lọc (1998 – 2007)

Nguồn: MSCI standard index (Chỉ số tiêu chuẩn từ Morgan Stanley Capital International)

2.2.1 – Rủi ro biến động giá CP trên TTCK Việt Nam

Trong kinh tế thị trường, dường như khơng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại khơng có nguy cơ gặp rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đã đúng: lợi nhuận có thể thấp, song rủi ro chưa chắc đã nhỏ đi… Đầu tư chứng khốn cũng khơng nằm ngồi quy luật này, thậm chí, ở mức sâu đậm và đa diện hơn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam, mang những nét đặc trưng của thị trường mới nổi. Đó là chưa ổn định, tăng trưởng nóng và tiềm ẩn nguy cơ “bong bóng”, “đổ vỡ”. Nếu như hai năm 2006-2007, thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển bong bóng với tốc độ nhất nhì thế giới thì sang năm 2008 cũng đứng đầu về tốc độ suy giảm.

⎯ 43 ⎯

Các giả định được đưa ra VN-Index sẽ dao động quanh mức 450 điểm, song hầu hết đều quá lạc quan, Vn-Index đã có lúc rơi xuống 286,85 điểm vào ngày 10/12. Trong khi đó, mức thấp nhất của Hastc-Index trong năm nay là 97,61 điểm vào ngày 27/11/2008. Trước đó, vào ngày 28/10, chỉ số này đã có lúc xuống 98,87 điểm xong ngay lập tức các nhà đầu tư mua vào khiến chỉ số này lại vượt qua vạch 100 điểm.

Cuối năm 2007, vốn hóa thị trường chiếm 40% GDP (30 tỷ USD). Nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, cuối năm 2008, vốn hóa thị trường sẽ đạt khoảng 35 – 40 tỷ USD (60% GDP). Tuy nhiên thực tế cho thấy, hết năm 2008, giá trị vốn hóa thị trường hiện chỉ còn 13 tỷ USD, tương đương 17% GDP. Vn-Index mất gần 70% giá trị.

Trong giai đoạn tăng trưởng nóng, dân chúng đổ xơ vào mua chứng khốn như thể khơng cịn ngày mai. Người ta chỉ quan tâm đến chuyện mua mà không cần quan tâm đến các doanh nghiệp phát hành chứng khốn đang làm gì, có tỷ suất P/E hay lợi tức như thế nào. Kết quả của làn sóng đầu cơ này là sự thăng hoa của VN-Index, từ 100 điểm vào lúc khai trương năm 2000 lên trên 1000 điểm trong năm 2007. Giá chứng khốn tăng từng ngày mà khơng vì lý do cụ thể gì. Trong thời kỳ 2002-2005, thị trường đã tăng trưởng với tốc độ gộp 19%/năm.

Thị trường đã liên tục phá vỡ những kỷ lục mới, khi tâm lý đầu cơ hầu như chi phối hoàn toàn các nhà đầu tư nội địa, theo sau những đánh giá lạc quan và các động thái đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài. Cải cách kinh tế đang đi đúng quỹ đạo, và triển vọng tăng trưởng kinh tế đang rất sáng sủa là hai trong số những yếu tố chính làm các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào thị trường Việt Nam.

⎯ 44 ⎯

Trong khi đó, thị trường đang ở trạng thái hưng phấn quá mức, được quản lý còn khá lỏng lẻo, và cực kỳ rủi ro cho những nhà đầu tư mới vào nghề. Jonathan Pincus - kinh tế gia trưởng LHQ tại HN - bình luận. "Tất cả

mọi câu chuyện ở Hà Nội đều xoay quanh chứng khốn. Tơi khơng biết liệu có ai hiểu rõ giá trị của những Cty, nhưng họ vẫn mua bán những tờ giấy".

Những nhà đầu tư non nớt của VN có thể chẳng có chút kiến thức nào. Họ có khi cịn khơng có khái niệm đối với từ "đổ vỡ" và "bong bóng". Nhưng ông cho rằng, tiếng Việt sẽ sớm được làm giàu bởi hai từ này, khi các nhà đầu tư VN thấy hàng triệu đồng trong tài khoản giấy của mình biến mất lúc nào khôn. G. Soros nhà kinh doanh chứng khốn nổi tiếng, có triết lý riêng của mình về sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng mà ơng gọi là chuỗi boom- bust (hưng thịnh-suy sụp).

Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản (fundamentals) của cơng ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, đội ngũ lãnh đạo... của cơng ty đó, và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dịng thu nhập dự kiến trong tương lai.

Bong bóng khởi đầu với một thiên kiến thịnh hành và một xu hướng thịnh hành. Thí dụ, thiên kiến thịnh hành có thể là sự ưa thích tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần dựa vào kỳ vọng giá cổ phiếu tăng mà không chú ý nhiều đến lợi nhuận thực chia cho cổ phần (đến những cái căn bản); xu thế thịnh hành có thể là khả năng của các công ty tạo ra tăng giá nhanh cổ phiếu của mình bằng cách được cổ phần hố theo giá "bèo", bằng trái phiếu chuyển đổi hay hứa cho quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi.

⎯ 45 ⎯

Hình 2.6 – Sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng CK

Trong lịch sử thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các thị trường khác đã xảy ra vơ vàn những bong bóng như vậy. Vấn đề là hậu quả của sự vỡ bong bóng đến đâu, có nằm trong tầm chịu đựng của nền kinh tế hay khơng. Có nhiều hậu quả, cả xấu và tốt, khơng thể lường được trước. Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay khơng để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu.

Trong tình trạng chưa ổn định của TTCK, NĐT rất cần sự bảo hộ của nhà nước, của pháp luật. thế nhưng, trong 10 tiêu chí dùng để phân tích đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam 2008 mà Cơng ty Tài chính quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới) thực hiện, nội dung “bảo vệ NĐT” dù có bước tiến 10 bậc so với năm 2007, song vẫn đứng gần cuối sổ trong 178 nền kinh tế được xếp hạng và cũng là điểm Việt Nam thực thi yếu nhất.

Tuy rằng khi đầu tư thì chấp nhận “Lời ăn lỗ chịu”, nhiều NĐT đang phải trả giá đắt cho những quyết định sai lầm, song tình trạng lộn xộn trên TTCK hiện nay cũng đặt ra vấn đề Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo vệ NĐT, bảo vệ bằng cách minh bạch quá trình đưa hàng hóa vào thị trường và q trình sử dụng đồng vốn. Cụ thể, 10 tiêu chí xếp hạng về môi trường kinh

⎯ 46 ⎯

doanh bao gồm: thành lập DN, cấp giấy phép, tuyển dụng và sa thải lao động, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ NĐT, đóng thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng và giải thể DN.

Trong báo cáo xếp hạng mơi trường kinh doanh 2008, tiêu chí “bảo vệ NĐT” đã tăng thêm 10 bậc so với năm 2007, song vẫn đứng mức thấp nhất trong tất cả tiêu chí. Đáng chú ý, các chuyên gia nước ngoài đánh giá chỉ số về trách nhiệm của giám đốc tại Việt Nam bằng 0; chỉ số về độ dễ dàng cổ đơng có thể kiện giám đốc và các cán bộ khác khi quản lý sai trái là 2, trong khi ở khu vực chỉ số này là 6,3.

Nhìn sang các nền kinh tế khác, nếu như ở Hồng Kông chỉ số bảo vệ NĐT đạt 8,7 thì Việt Nam chỉ có 2,7 (thang điểm 10 là tối đa) – Báo ĐTCK

ngày 9/5/2008.

2.2.2 – Tác động của rủi ro biến động giá CP trên TTCK Việt Nam

Quan sát TTCK trong giai đọan 2004-2007, có thể xem là giai đọan tăng trưởng nóng. Thực tế cho thấy, những năm đầu (2004-2005), thị trường gần như đi ngang. Mức gia tăng khối lượng chứng khóan niêm yết năm 2004 đạt khoảng 80%, năm 2005 tăng khoảng 170% và đến giữa năm 2006 tăng khoảng 300%. Giá trị CK niêm yết và đăng ký giao dịch năm 2003 bằng khoảng 4% GDP; năm 2005 tỉ lệ này là 6,5% và đến cuối 2006 lên tới gần 23% GDP, tương đương 30% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Trên TTCK, hầu hết các loại cổ phiếu đều tăng giá mạnh: theo thống kê, chỉ số PE (tỷ số giữa thị giá và lợi nhuận cơng ty) là 31 trong khi đó giá trị hợp lý là 17. Đến cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 200 nghìn tỷ đồng (bằng hơn 20% GDP). Sự gia tăng của

⎯ 47 ⎯

TTCK biểu hiện trên cả về khối lượng cổ phiếu giao dịch và tăng giá cổ phiếu.

Hình 2.7 : VN-Index và HASTC-Index qua các năm

VN-Index và HASTC-Index qua các năm

307.5 751.77 927.02 315.62 96.24 242.89 323.55 105.12 0 200 400 600 800 1000 31/12/05 31/12/06 31/12/07 31/12/08 VN-Index HASTC-Index

Nguồn số liệu : http://www.fpts.com.vn/VN/Home/

Năm 2007, TTCK Việt Nam biến động khác thường so với các năm trước. Thị trường chịu tác động của một số yếu tố vĩ mô như : Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá… kinh doanh đầu tư CK của các tổ chức tin dụng ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức. Ngay sau đó (8/2007), thị trường có đợt sụt giảm mạnh về mức tháng 4/2007, đẩy VN-Index chạm mức đáy của năm là 884 điểm vào ngày 6/8/2007.

Sự bùng nổ của TTCK trong thời gian này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành 2 nhóm yếu tố :

Yếu tố bên ngoài: Vốn khả dụng toàn cầu ngày càng lớn, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng mong đầu tư nhiều vào các tài sản rủi ro nên đã làm bùng nổ một số TTCK mới nổi; tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam tiếp tục

⎯ 48 ⎯

khả quan, nền kinh tế tăng trưởng mạnh; có ít rào cản đối với đầu tư nước ngồi vào chứng khốn; những tác động tích cực sau những sự kiện hội nhập quốc tế như hội nghị APEC và gia nhập WTO… Tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh, đạt khoảng trên 1 tỷ USD và hầu hết chảy vào cổ phiếu, trong khi FDI lên tới gần 5 tỷ USD vào cuối năm 2006.

Yếu tố bên trong : Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước trong số các công ty niêm yết thấp (khoảng gần 30%); các nhà đầu tư trong nước, kể cả các ngân hàng và cơng ty tài chính phi ngân hàng niêm yết tăng lên nhiều; cổ phiếu các ngân hàng mua trực tiếp gia tăng; số lượng cho vay của các ngân hàng để kinh doanh chứng khốn cao…

Chính những yếu tố này đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng nhanh chóng và “quá nóng” của TTCK, đồng thời mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn không chỉ đối với NĐT mà còn đối với cả TTCK và thị trường tài chính nói chung. Đồng thời sự phát triển quá nóng của TTCK đã làm nảy sinh nhiều tác động tới thị trường tài chính tiền tệ, kéo theo ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các hoạt động xuất nhập khẩu và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

2.2.3 – Tác động của rủi ro biến động của rủi ro biến động giá CP đến NĐT trên thị trường

Trong thời kỳ TTCK tăng nóng, giá CP biến động tăng liên tục. Chính việc tăng giá cổ phiếu đã khiến cho một số bộ phận dân cư, doanh nghiệp tăng thu nhập một cách đột biến, thúc đẩy và tăng trưởng tiêu dùng, tăng nhập khẩu, gây sức ép thâm hụt cán cân thương mại. Do cổ phiếu tăng giá mạnh nên hoạt động trên TTCK chủ yếu là hoạt động đầu cơ chứ không phải đầu tư thuần túy; điều này càng góp phần làm tăng "tình trạng bong bóng” của

⎯ 49 ⎯

TTCK và đương nhiên dẫn đến rủi ro tiềm ẩn ngày càng cao đối với thị trường tài chính.

Cũng do sự phát triển “nóng” của TTCK mà nhiều khách hàng đã vay vốn từ NHTM để kinh doanh chứng khoán (thế chấp bất động sản). Bên cạnh đó, số khách hàng cầm cố chứng khoán để vay tiền và tiếp tục kinh doanh chứng khốn cũng khơng phải là ít. Điều này đã làm tăng những lo ngại về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta lượng hóa rủi ro biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TPHCM (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)