Thái độ của các NĐT Việt Nam đối với rủi ro đầu tư CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta lượng hóa rủi ro biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TPHCM (Trang 63)

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hầu như khơng có họat động đầu tư kinh doanh nào lại khơng có gặp nguy cơ rủi ro. Lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn. Đầu cơ chứng khóan khơng nằm ngồi quy luật này, thậm trí ở mức rõ nét và sâu rộng hơn.

⎯ 51 ⎯

2.3.1 – Thái độ đối với rủi ro của các NĐT Việt Nam

Một điều đáng chú ý là phần lớn các nhà đầu tư tại TTCKVN là nhà đầu tư cá nhân, chiếm khoảng 90% tổng số lượng tài khoản đăng ký và chiếm khoảng 70% tổng giá trị giao dịch (nguồn: www.ssc.org.vn). Những NĐT này thường là những người ít kinh nghiệm và thiếu kiến thức về chứng khoán. Họ chủ yếu đầu tư theo tâm lý đám đông và thường bị thua lỗ nhiều khi thị trường có những đợt điều chỉnh. Qua sự thăm dị khơng chính thức các NĐT trên các sàn giao dịch thì đa số khi được hỏi họ đều có quan tâm tới rủi ro. Tuy nhiên rất ít người có thể nhận biết và đo lường chúng trong các quyết định đầu tư. Có thể nhận ra hai đặc tính cơ bản của các NĐT Việt Nam là : đầu tư theo cảm tính và đầu tư ngắn hạn lướt sóng.

Tuy nhiên, các kết quả thăm dị chỉ mang tính tham khảo, vì số lượng ít, khơng thể đại diện cho tất cả các loại chủ thể đầu tư trên thị trường, trong một thị trường đang hình thành và đầy biến động. Các dự báo, dự đóan bằng các phương pháp cho các kết quả khác nhau, tùy theo mẫu quan sát và dữ liệu thu thập. Do vậy trong điều kiện hiện tại, việc ứng dụng các mơ hình chưa cho kết quả như mong muốn và gây mất lòng tin của các NĐT đối với các kết quản phân tích thị trường.

Các NĐT Việt Nam cũng chưa nhận diện được đầy đủ rủi ro trong đầu tư cổ phiếu. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các lần thị trường có sự điều chỉnh mạnh. Các NĐT đổ xô đi mua cổ phiếu, họ cũng khơng biết được điều gì xẩy ra sau đó. Tâm lý đám đơng đã khiến “cầu” chứng khốn tăng vọt, TTCK nóng một cách khó hiểu. Mặc dù sự triển vọng đi lên hay đi xuống của nền kinh tế không phải diễn ro trong mọi ngành, mọi doanh nghiệp, mà mức độ rất khác nhau.

⎯ 52 ⎯

2.3.2 – Biện pháp phòng chống rủi ro của các NĐT Việt Nam

Trên TTCK Việt Nam, các công ty chuyên làm dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin về các hàng hóa trên TTCK chưa nhiều, thêm vào đó chất lượng của thơng tin chưa cao và nhìn chung các NĐT Việt Nam cũng chưa thực sự tin tưởng nhiều. Thực tế này dẫn đến tình trạng, khi thị trường lên, khơng phải mọi chứng khốn đều lên, tuy vậy các NĐT đều mua bất kể chứng khốn nào và ngược lại. Hay một chính sách vĩ mơ thì tác động vào các chứng khốn khơng như nhau, các NĐT đều chững lại với nhiều chứng khoán, cũng do sự hiểu biết chưa nhiều.

Do nguồn thơng tin tham khảo ít và cũng chưa thực sự được sự tin tưởng của NĐT. Đôi khi họ cũng căn cứ vao các chỉ số tài chính của cơng ty như P/E, P/B, tốc độ tăng doanh thu…nhưng chủ yếu là nghe ngóng tin tức hoặc tư vấn của các nhân viên môi giới trên TTCK.

Từ thực tiễn của TTCK Việt Nam trong các năm qua, chúng ta có thể nhận thấy rằng các NĐT Việt Nam chưa thực sự sử dụng các cơng cụ phịng chống rủi ro một cách thường xuyên. Lý do thứ nhất do kiến thức về đầu tư cịn ít ỏi; thứ hai, các công cụ giúp các NĐT, các công ty tư vấn cịn ít và chất lượng tư vấn chưa cao. Sự đầu tư của họ mang tính bày đàn, dễ gây rủi ro cho chính họ và tổn thương cho thị trường.

2.3.3 – Sử dụng hệ số beta (β) để lượng hóa rủi ro CP

TTCK Việt Nam, mặc dù đã hình thành đến nay được gần 10 năm, tuy nhiên nó là một thị trường mới nổi và cịn rất nhiều cơng việc cần hịan thiện. Chưa thể nói thị trường chứng khóan Việt Nam là hiệu quả :

⎯ 53 ⎯

Thứ nhất, về giá cả : Đối với thị trường có hiệu quả, mức giá cổ phiếu phản ánh mọi họat động của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, mức giá chỉ thể hiện một phần nhỏ, còn phần lớn là do tác động từ cung cầu và yếu tố tâm lý của các nhà đầu cơ. Như vậy beta được tính từ các mức giá này chưa thể nói lên hết rủi ro của doanh nghiệp.

Thứ hai, xét về danh mục thị trường : Việt Nam hiện nay có hai chỉ số chính là VN-Index và HasSTC-Index. Hai chỉ số này chưa đủ sức tạo nên một danh mục thị trường, bởi vì danh mục này chưa đầy đủ các lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế và trong từng lĩnh vực không bao gồm các doanh nghiệp đại diện cho lĩnh vực đó. Điền này dẫn đến, sự biến động của danh mục chưa đánh giá chính xác sự biến động của nền kinh tế.

Thứ ba, xét về thời gian niêm yết, trừ một số chứng khóan niêm yết được một thời gian tương đối dài, còn lại đa số chứng khóan lên sàn với độ dài thời gian chưa đủ lớn để có thể tính tóan và tìm hệ số beta.

Do những hạn chế này, việc tính tóan hệ số beta trên thị trường chứng khóan Việt Nam trong giai đọan này thực sự chưa có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, trên một giác độ khác, beta cũng rất hữu ích nếu chúng ta sử dụng nó đúng cách. Nếu xét về bản chất đầu tiên của beta thì nó vẫn là cơng cụ thống kê đo lường khả năng biến động của giá cổ phiếu so với biến động của thị trường. Chúng ta có thể sử dụng beta như một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Theo đó, khi beta bắt đầu vượt qua mốc 1, nếu VN-Index có dấu hiệu tăng lên thì sẽ là thời điểm mua vào, vì giá chứng khóan sẽ gia tăng theo sự gia tăng của chỉ số. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index giảm thì nên bán ra vì giá chứng khóan sẽ giảm theo sự giảm của chỉ số.

⎯ 54 ⎯

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thị trường chứng khóan Việt Nam hình thành và phát triển đã gần 10 năm, đầu tiên là TTGDCK TpHCM, ngày nay là Sở giao dịch chứng khóan (HOSE). Qua đó thấy được những thành tựu và những thăng trầm trong quá trình phát triển TTCK Việt Nam. Trong những năm qua, đặc biệt là các năm 2007-2008, nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ.

Cũng như các TTCK mới nổi khác, TTCK Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong chương này đưa ra những rủi ro biến động giá CP trên TTCK Việt Nam và tác động của nó đến thị trường, đến các NĐT. Nhìn chung đã nhận thức được rủi ro, tuy nhiên việc vận dụng các mơ hình đầu tư hiện đại để mang lại hiệu quả và hạn chế rủi ro thì hầu như chưa sử dụng, mà chủ yếu đầu tư theo phong trào. Việc sử dụng cơng cụ hệ số beta để lượng hóa rủi ro và lựa chọn CP và danh mục đầu tư cịn ít được biết đến.

Qua phân tích, đánh giá, có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm bao gồm : Bài học từ kinh nghiệm thị trường; bài học từ kinh nghiệm bản thân các nhà đầu tư. Trong đó nhấn mạnh vai trị của thơng tin đối với các nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn đưa ra quyết định. Thị trường cũng hạn chế tổn thương bởi tâm lý bầy đàn, do sự hạn chế kiến thức thị trường của NĐT cũng như sự bất cân xứng thông tin gây ra.

⎯ 55 ⎯

Chương 3 : ỨNG DỤNG HỆ SỐ BETA LƯỢNG HÓA RỦI RO CỔ

PHIẾU VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ – GIẢI BÀI TỐN

MARKOWITZ TÌM DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU

3.1 – Tính phù hợp của hệ số beta (β) trên TTCK Việt Nam

Các NĐT trên TTCK Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều rủi ro như đã đề cập trong chương 2, và thực tế các NĐT cũng khơng có nhiều cơng cụ cũng như các phương tiện để phịng chống rủi ro. Thêm vào đó, đa số các NĐT Việt Nam là đầu tư ngắn hạn “lướt sóng”, rủi ro hệ thống luôn là mối lo ngại đáng kể.

Như đã trình bầy trong chương 1 thì hệ số beta được tính tốn dùng để đo lường rủi ro của chứng khốn và của danh mục, có ý nghĩa trong ngắn hạn, phản ánh độ nhạy của chứng khốn đối với biến động thị trường. Khi có beta, các NĐT xác định TSSL kỳ vọng và quyết định đầu tư (mua hay khơng mua cổ phiếu). Ngồi ra, để giảm thiểu rủi ro không hệ thống của chứng khốn thì đầu tư danh mục là phương án hiệu quả. Đa dạng hóa danh mục sẽ giúp NĐT đạt được TSSL mong đợi với mức rủi ro thấp nhất và hệ số beta là một căn cứ tốt để định giá tài sản.

Beta được xác định đầu vào là các TSSL, mà TSSL tính tốn dựa trên mức giá của các cổ phiếu theo thời gian. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, giá cả chứng khoán phản ánh tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, như vậy beta đo lường rủi ro trong sự thay đổi mức giá của cổ phiếu cũng chính là đo lường rủi ro doanh nghiệp.

Chính giả thuyết về thị trường hiệu quả đã làm hạn chế nhất định ý nghĩa của hệ số beta trên TTCK Việt Nam, bởi TTCK Việt Nam chưa thể được coi là một thị trường hiệu quả. Nói như vậy khơng có nghĩa trong giai

⎯ 56 ⎯

đoạn hiện nay chúng ta chưa nên tính và sử dụng hệ số beta. Trong một chừng mực nào đó, beta vẫn hữu ích nếu chúng ta sử dụng nó đúng cách.

Ví dụ, trong đầu tư ngắn hạn, mà đa số các NĐT Việt Nam là đầu tư ngắn hạn, beta là cơ sở để các NĐT so sánh TSSL thực tế và TSSL kỳ vọng, nhận ra sự định giá cao hay thấp để quyết định đầu tư. Chúng ta cũng có thể căn cứ beta của chứng khốn riêng lẻ, lựa chọn một danh mục đầu tư tối ưu bởi vì beta danh mục có tính ổn định cao hơn chứng khốn riêng lẻ. Cũng có thể căn cứ hệ số beta, xác định tỷ suất sinh lợi thực tế và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, phát hiện ra các cổ phiếu định giá cao hay thấp, từ đó ra quyết định phù hợp với nhận định của mình.

Ngồi ra, các NĐT cũng có thể sử dụng beta như một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Theo đó, khi beta bắt đầu vượt qua mốc 1, nếu VN-Index có dấu hiệu tăng lên thì sẽ là thời điểm mua vào, vì giá chứng khóan sẽ gia tăng theo sự gia tăng của chỉ số. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index giảm thì nên bán ra vì giá chứng khóan sẽ giảm theo sự giảm của chỉ số.

3.2 – Thu thập dữ liệu và tính tốn hệ số beta (β)

3.2.1 – Thu thập dữ liệu để tính tốn trên TTCK TpHCM

Để tiến hành tính tóan hệ số beta của các CP và của danh mục lựa chọn, việc thu thập các thông tin và dữ liệu liên quan tại trung tâm giao dịch chứng khoán TpHCM như : giá CP, chỉ số VN-Index, chi trả cổ tức hàng năm và số liệu về vốn hóa thị trường được thu thập từ các Website của UBCKNN, từ Sở GDCK TpHCM và các cơng ty chứng khóan. Danh sách các cổ phiếu của các công ty niêm yết trong danh mục bao gồm 22 CP có mặt niêm yết liên tục trên sàn giao dịch TpHCM từ tháng 1/2004 đến cuối tháng 12/2008.

⎯ 57 ⎯

Dữ liệu về giá : Gồm 60 quan sát về giá cả trên sàn giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh theo các tháng của các năm, trong khỏang thời gian 5 năm từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2008. Lấy giá của phiên giao dịch đầu tiên trong tháng. Khai thác từ : http://www.fpts.com.vn/user/stock/lich-su. Số liệu về giá được thu thập từ giá đóng cửa của phiên giao dịch trong ngày ở tất cả các mốc thời gian được lựa chọn. Dưới đây là danh sách các công ty niêm yết được lựa chọn để tính tốn hệ số beta.

Bảng 3.1 : DANH SÁCH CÁC CTNY ĐƯỢC CHỌN TRONG

DANH MỤC TÍNH BETA CK Tên cơng ty Vốn điều lệ (1000đ) Ngày GD đầu tiên

AGF CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang 41.791.300 02/05/2002 BBC CTCP Bánh kẹo BIBICA 56.000.000 19/12/2001

BPC CTCP Bao bì Bỉm Sơn 38.000.000 11/04/2002

BT6 CTCP Bê tơng 620-Châu thới 58.826.900 18/04/2002

BTC CTCP Cơ khí Bình Triệu 12.613.450 21/01/2002

CAN CTCP Đồ hộp Hạ Long 35.000.000 22/10/2001

DPC CTCP Nhựa Đà Nẵng 15.872.800 28/11/2001

GIL CTCP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh 16.500.000 02/01/2002 GMD CTCP Đại lý Liên Hiệp GEMADEPT 171.784.600 22/04/2002 HAP CTCP Giấy HảI Phòng 20.080.000 04/08/2000 HAS CTCP Xây lắp Bưu điện Hà Nội 12.000.000 19/12/2002 KHA CTCP Xuất Nhập khẩu Khánh Hội 19.000.000 19/08/2002 LAF CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An 19.098.400 15/12/2000

PMS CTCP Cơ khí Xăng dầu 32.000.000 28/10/2003

REE CTCP Cơ điện lạnh REE 150.000.000 28/07/2000 SAM CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông 120.000.000 28/07/2000 SAV CTCP Hợp tác Kinh tế và XNK Savimex 45.000.000 09/05/2002 SGH CTCP Khách sạn SàI Gòn 17.663.000 16/07/2001 TMS CTCP Kho Vận Giao nhận Ngoại Thương 22.000.000 04/08/2000 TRI CTCP Nước giảI khát SàI Gòn 37.903.000 28/12/2001

TS4 CTCP Thuỷ sản 4 15.000.000 09/08/2002

VTC CTCP Viễn Thông VTC 18.000.000 12/02/2003 Nguồn : http://www.fsc.com.vn/StockCom_List.aspx?lang=vi&ex=1

⎯ 58 ⎯

Dữ liệu về chi trả cổ tức hàng năm của các công ty niêm yết được chọn trong danh mục được thu thập và tổng hợp từ : www.cophieu68.com.

Dữ liệu về chỉ số VN-Index, được thu thập tương ứng với các mốc thời gian của giá chứng khóan thu thập để tính hệ số beta theo mơ hình hồi quy tuyến tính. Dữ liệu này được khai thác trên : www.cophieu68.com., được sử dụng để tính suất sinh lợi thị trường và tham gia hồi qui để tính ra hệ số beta của cổ phiếu và của danh mục lựa chọn.

Tỷ trọng của chứng khóan trong danh mục – sử dụng để tính beta danh mục, được thu thập và tính tóan trên cơ sở Tổng hợp Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên sàn TpHCM từ công ty cổ phần chứng khốn FPT. Đó là số liệu về vốn hóa thị trường của các công ty. Số liệu này được tổng hợp trong giai đọan từ 1/10/2007 đến 30/9/2008

www.fpts.com.vn/FileStore/File/2009/03/12/ChitieutaichinhHOSE(12-3).xls.

3.2.2 – Qui trình xử lý dữ liệu

Trước tiên thực hiện việc tính tỷ suất sinh lợi theo tháng của các cổ phiếu được lựa chọn, đó là tất cả 22 cổ phiếu có mặt trên sàn giao dịch HOSE từ đầu năm 2004, tiếp đó tính tỷ suất sinh lợi theo tháng của thị trường, ở đây ta sử dụng chỉ số VN-InDex.

Tiếp đến tính tỷ suất sinh lợi bình quân tháng của thị trường và của từng cổ phiếu. Cách tính như sau :

Trong phạm vi đề tài, tác giả chọn tất cả các CP có mặt trên sàn giao dịch TpHCM từ 1/1/2004 (có 22 cổ phiếu) vào danh mục để tính beta. Các CP này có mặt khá đều đặn trên sàn cho đến ngày 31/12/2008.

⎯ 59 ⎯

Tỷ suất sinh lợi tháng của từng cổ phiếu dựa vào giá trị đóng cửa hàng ngày của cổ phiếu, ta xác định suất sinh lợi cho từng cổ phiếu trong danh mục được chọn. Ở đây không sử dụng tỷ suất sinh lợi ngày hay tuần vì sẽ bị ảnh hưởng bởi biên độ giao động. Cách tính như sau, nếu gọi Pt là giá của cổ phiếu tại tháng t, Pt-1 là giá của cổ phiếu tại thời điểm tháng t – 1 và DIVt là cổ tức kiếm được trong khoảng thời gian từ t-1 đến t, ta có tỷ suất sinh lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ số bêta lượng hóa rủi ro biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TPHCM (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)