2.1 – Tổng quan TTCK Việt Nam
2.1.2 TTCK Việt Nam dưới tác động khủng hoảng tài chính Mỹ
• Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Mỹ, các thị trường chứng khốn
trên thế giới trong đó có Việt Nam đã có một năm gặp nhiều tổn thất. Sản xuất kinh doanh thu hẹp, chi tiêu giảm, tâm lý bất an trước lạm phát cao và sự làm ăn thua lỗ của các tập đoàn lớn… là những lý do làm cho mức điểm trên các sàn chứng khoán thế giới liên tục giảm sút, đặc biệt trong quý IV/2008. Tính đến cuối năm 2008, các chỉ số thị trường quan trọng đều sụt giảm từ 30% - 40% so với đầu năm.
Bảng 2.3 : Tăng trưởng của một số CP thế giới năm 2007-2008
Tăng trưởng thời kỳ
Chỉ số 2008 2007 Dow Jones (Mỹ) -29.77 % 6.63 % S&P500 (Mỹ) -38.49 % 3.53 % NASDAQ (Mỹ) -40.54 % 9.81 % CAC40 (Pháp) -42.68 % 1.31 % DAX (Đức) -40.37 % 22.29 % Nikkei 225 (Nhật) -42.12 % -11.13 %
Nguồn : Cty chứng khoán FPT
Riêng châu Á, thống kê cho thấy thị trường khu vực này đều giảm mạnh từ 32% - 65%, trong đó hai đại diện của Trung Quốc và Việt Nam là
⎯ 35 ⎯
Shanghai Composite và VN-Index giảm mạnh nhất với mức âm trên 65%. Nếu như trước đây cộng đồng tài chính quốc tế cho rằng hệ thống ngân hàng Châu Á ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, thì vừa qua bị tác tương đối nhiều.
Nhìn chung chỉ số các TTCK lớn trong khu vực như: Hàn Quốc, Đài Loan, Phillipines, Thailand, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Thượng Hải, Tokyo… cũng như các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trong các ngày cuối tháng 9 đến đầu tháng 12-2008 giảm rất mạnh. Riêng chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm mạnh nhất trong 26 năm qua kể từ tháng 10-1982. Chỉ số của Phillipines giảm mạnh nhất trong 4 năm qua và có thời điểm hệ thống tự động ngừng giao dịch. Chỉ số Hangseng (Hongkong) có mức giảm mạnh nhất từ năm 1989. TTCK Thailand cũng giảm mạng và phải đóng cửa trong một số thời điểm.
Ngày 10-10-2008, Tập đồn Bảo hiểm có lịch sử 98 năm hoạt động tại Nhật là Yamato Life Insurance Co. đã chính thức đệ đơn xin được bảo hộ tài sản. Đây là trường hợp phá sản đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm trong 7 năm qua tại Nhật và là vụ đổ vỡ thứ 8 của ngành Bảo hiệm kể từ sau Đại chiến thế giới thứ 2 cho đến nay.
• Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã lan rộng và tác động xấu đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng này cộng hưởng với những bất ổn vĩ mô và suy giảm sản xuất kinh doanh trong nước, đang và sẽ đặt ra những thách thức ngày càng lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Với một độ mở rất cao nên ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đánh giá
⎯ 36 ⎯
mức độ ảnh hưởng này tới Việt Nam lại rất khác nhau. Trong 6 tháng đầu năm 2008, khi hầu hết các nước đang bị suy thoái nặng nề thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng. Mức xuất khẩu cả năm 2008 vẫn đạt gần 30% so với năm trước, trong khi hệ thống ngân hàng của Mỹ, Đức, Anh lâm vào tình trạng khốn đốn thì ở Việt Nam khơng có ngân hàng lớn, nhỏ nào bị phá sản; lúc này có ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng thế giới ít ảnh hưởng đến Việt Nam và nếu có ảnh hưởng thì cũng khơng nhiều.
Thực tế khơng phải như vậy. Cho đến nay có thể nói là ảnh hưởng của khủng hoảng tới Việt Nam là nghiêm trọng, tuy con đường tác động có khác. Nếu như cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng ngay lập tức tới các nền kinh tế hùng mạnh khác, thì tác động này đến Việt Nam chậm hơn. Nếu như sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thể hiện đầu tiên và rõ nét là hệ thống tài chính, ngân hàng, thì ở Việt Nam lại thể hiện trước hết ở lĩnh vực xuất, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Nếu như ở các nước khác các đại gia hàng đầu của nước đó bị đánh gục hàng loạt, thì ở Việt Nam các cơng ty lớn lại trụ vững nhưng hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng đằng sau là hàng triêu nông dân, thợ thủ công tham gia sản xuất hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề v.v.
Tại hội thảo “Khủng hoảng tài chính quốc tế : Ứng xử của của ngành ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu và doanh nghiệp Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM vào ngày 28/10/2008, đa số các diễn giả đều có chung nhận định : trong ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp
của khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với Việt Nam khơng nặng nề, do hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều hoạt động giao thương trực tiếp với các trung tâm tài chính thế giới.
⎯ 37 ⎯
Theo ông Huỳnh Thế Du – một chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đang diễn ra sẽ khơng có nhiều tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam, nhưng nền kinh tế có khả năng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Lý do, hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính tồn cầu, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngồi dường như khơng đáng kể và dịng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ khơng chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng.
Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng hiện tại đối với hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu là yếu tố tâm lý. Thấy Dow Jones sụp thì VN- Index cũng xuống theo, trong khi hai chỉ số dường như khơng liên quan nhiều với nhau. Việt Nam có rất ít nguy cơ đầu tư dưới chuẩn và tỷ lệ phụ thuộc vào địn bẩy tài chính thấp. Tuy nhiên, khơng thể nói Việt Nam nằm ngồi “biên giới” khủng hoảng, và về dài hạn, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng sâu rộng nếu khủng hoảng tiếp tục kéo dài.
Ảnh hưởng lớn nhất đối với Việt Nam trước hết là về xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và châu Âu (chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu). Khủng hoảng kinh tế hiện đang lan sang châu Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sụt từ 5% năm 2007 xuống 3,9% năm 2008 và 3% năm 2009. Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên phạm vi tồn cầu. Ơng Bùi Kiến Thành, chun gia tài chính độc lập, cho rằng tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến Việt Nam không quá lớn, tuy nhiên những tác động gián tiếp của nó đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam khá mạnh, đặc biệt là xuất khẩu (chiếm 60% GDP), vì Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da
⎯ 38 ⎯
Mặt khác, khủng hoảng tài chính cũng có thể sẽ tạo ra những hiệu ứng chưa thể lường hết đối với dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, đến thị trường chứng khoán trong nước, thị trường bất động sản… Giá bất động sản cuối năm 2008 sẽ còn sụt giảm mạnh khi các khoản vay mua bất động sản đã đến hạn thanh toán, dẫn đến nợ xấu tăng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng dư nợ tồn hệ thống. Chi phí huy động vốn tồn cầu ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng.
Chúng ta cần nhìn nhận sự khó khăn ở góc độ tồn cầu thay vì các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, do bản thân các cơng ty mẹ là các tập đồn đa quốc gia với hoạt động toàn cầu. Hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể. Tác động tiếp theo là về kiều hối với doanh số 8-10 tỷ USD/năm là một nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam. Do một phần lớn nguồn kiều hối từ Mỹ nên chắc chắn nguồn này cũng giảm sút nhất định.
Đối với thị trường chứng khốn, có khả năng một số nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam, tác động đến tâm lý các NĐT Việt Nam. Việc huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight to quality). Việc bán tháo
⎯ 39 ⎯
Trong tình hình thế giới lâm vào khủng hoảng chung, giá các cổ phiếu tại chính quốc trở nên rẻ hơn so với thị trường Việt Nam, các tổ chức nước ngồi có xu hướng bảo tồn vốn và rút về nước.
Hình 2.3 : Diễn biến giao dịch khối ngoại năm 2008
Nguồn : http://cafef.vn (31/12/08)
Tính riêng 3 tháng cuối năm, khối ngoại bán ròng hơn1.730 tỷ đồng cổ phiếu và hơn 27.000 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó dồn dập nhất vào tháng 10, khối ngoại liên tục bán ra trái phiếu với giá trị bán ròng lên tới 1.000 tỷ đồng/phiên. Tổng cộng hai sàn, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 2,69 tỷ USD tiền cổ phiếu. Lo sợ một đợt rút vốn ồ ạt của khối ngoại, giới đầu tư trong nước cũng …hành động theo khối ngoại và liên tục bán ra cổ phiếu khiến VN-Index xuống 286,87 điểm ngày 10/12.
⎯ 40 ⎯
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khốn và q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thơng qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dịng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.
Cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ cho đến quý III/2008 hầu như chưa tác động nhiều và trực tiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam. Mặc dù lúc đó khủng hoảng tài chính Mỹ đang có dấu hiệu đẩy nền kinh tế Mỹ đi vào suy thoái. Điều này làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có thể thấp hơn các nước khác.
Đã có nhiều phân tích, nhận định của các chun gia, các nhà nghiên cứu về vấn đề này, và nhìn chung, họ đều cho rằng tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế Mỹ đối với thị trường tài chính Việt Nam là khơng đáng kể. Lý do được đưa ra là, hiện tại sự kết nối của thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính các nước là chưa lớn, và bản thân các ngân hàng Việt Nam khơng có các khoản ở các ngân hàng đang gặp khủng hoảng ở Mỹ. Tuy nhiên những ảnh hưởng gián tiếp là không thể tránh khỏi. Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào 2009 chắc chắn sẽ gặp khơng ít khó khăn.