2.3 Nguy cơ đảo ngược dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị
2.3.3 Chính sách kiểm soát vốn FPI của Việt Nam trong thời gian qua
Việt Nam có kiểm sốt vốn khơng và kiểm sốt bằng những công cụ nào?
- Giữa tháng 02 năm 2007, các hãng tin nước ngoài như Bloomberg và AFP đều
đồng loạt trích nguồn tin từ Ngân hàng ANZ cho rằng Việt Nam đang chuẩn bị áp
dụng một loạt các biện pháp quản lý dòng vốn ra - vào tương tự như Thái Lan để giảm nhiệt TTCK. Tin này ngay lập tức khiến cho các NĐT lo lắng, TTCK Việt Nam nghỉ tết Nguyên Đán mà khơng khí khá ảm đạm. Ngay sau đó, trong cơng
văn ngày 27/02/2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chưa thực hiện các biện pháp kiểm soát ngoại hối, phần nào đã làm n lịng thị trường và NĐT khơng phải lo sợ thị trường sụp đổ. Phải chăng khẳng định trên có nghĩa là sẽ
khơng kiểm sốt vốn hay chỉ là tạm thời chưa kiểm soát? Tạm thời thì có nghĩa là thời gian tới cũng sẽ kiểm sốt, thị trường sẽ phản ứng thế nào? Liệu có lặp lại
lịch sử ngày thứ ba đen tối của TTCK Thái Lan? Và liệu cho đến giai đoạn này (giữa năm 2009), chúng ta có gia tăng các biện pháp kiểm soát vốn chưa?
- Hiện nay, chúng ta không quá cứng nhắc nhưng cũng không qúa thả lỏng dịng vốn FPI, và vấn đề nên hay khơng nên áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn vẫn còn đang gây rất nhiều tranh cãi và nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến đồng tình, rằng phải nên siết chặt các biện pháp quản lý và kiểm sốt dịng vốn
cho hệ thống tài chính, sức ép lên đồng nội tệ càng lớn; và khi đồng nội tệ lên giá, tính cạnh tranh của nền kinh tế càng kém đi. Lượng vốn ngoại vào nhiều sẽ tạo một thách thức lớn đối với công tác quản lý ngoại hối, bởi nếu NĐTNN đồng loạt bán tháo CP để rút vốn, ngoài tác động đến TTCK, lượng vốn rút ra sẽ lớn hơn
nhiều so với lượng vốn đổ vào, gây áp lực lớn lên dự trữ ngoại hối. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, việc thiết lập các biện pháp hạn chế sẽ cản trở sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, dịng vốn FPI vào Việt Nam tuy tăng tốc khá nhanh nhưng vẫn chưa nhiều, do đó nếu có sự
đảo ngược thì cũng ít ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
- Theo ý kiến của tác giả, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu tư thu hút vốn, do
đó vấn đề kiểm sốt vốn phải được thực hiện hết sức linh hoạt, tránh cứng nhắc,
không thể đặt vấn đề khống chế lên hàng đầu mà phải quản lý và kiểm soát theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho nguồn vốn này chảy vào đúng mạch, đúng
chỗ, đúng nơi mình muốn. Đây là công việc rất quan trọng và cấp bách hiện nay.
Kết luận chương 2
Diễn biến toàn cảnh TTCK Việt Nam từ khi thành lập tháng 07/2000 đến giữa năm 2009 nói chung và hoạt động giao dịch của các NĐTNN nói riêng đã được
khắc hoạ trong chương 2, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và bao quát về những giai đoạn sơ khai, phát triển và cả thăng trầm của thị trường cũng như của các NĐT.
So với những TTCK lâu đời trên thế giới như TTCK Mỹ, Anh, Nhật,…hay những TTCK mới nổi như TTCK Trung Quốc, Thái Lan,…thì thâm niêm gần 10 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam thật là nhỏ bé cả về mọi mặt, từ quy mô đến chất lượng. Tuy nhiên, một điều khơng thể phủ nhận là sự đóng góp của
TTCK nói chung và các NĐTNN nói riêng vào sự phát triển của nền kinh tế. Quy mơ vốn hóa thị trường có những giai đoạn chiếm gần 50% GDP đã đóng góp một phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, đưa nguồn vốn
FPI ngày càng trở nên kênh thu hút vốn quan trọng cho nền kinh tế, bên cạnh các nguồn vốn khác như FDI, ODA,….
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì sự phát triển của TTCK cũng đã đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm: nguy cơ vốn FPI đảo ngược dịng, nguy cơ bong nóng trên TTCK Việt Nam, có cần thiết hay khơng thiết lập cơ chế kiểm sốt vốn…Trong khi đó, chính sách điều hành vĩ mơ mặc dù có nhiều cải tiến đáng kể nhưng dường như vẫn chưa theo kịp đà phát triển của thị trường; công tác giám sát, quản lý cịn nhiều hạn chế; thơng tin bất cân xứng, …
Vì vậy, chương 3 sẽ đi vào đề xuất giải phát khắc phục những hạn chế và nguy cơ của TTCK nhằm hoàn thiện hơn nữa sự phát triển của thị trường, qua đó thu hút và sử dụng thật hiệu qủa vốn FPI.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2020
3.1 Định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2015 và tầm
nhìn năm 2020
3.1.1 Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam
Từ một đất nước nhỏ chiếm vị trí khiêm tốn trên bản đồ thế giới, đến nay Việt
Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình. Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Việt Nam chính là điểm thu hút ĐTNN. Trong giai đoạn hiện nay, do hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều biến
động bất lợi của nền kinh tế thế giới như lạm phát cao, giá cả tăng, TTCK suy
giảm. Tuy nhiên với các biện pháp đối phó quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, nền kinh tế đang có những tiến triển khả quan, dự kiến tăng trưởng GDP năm
2010 của Việt Nam sẽ đạt trên 6,5%. Các NĐTNN và tổ chức quốc tế đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và tin tưởng vào tiềm năng phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cho rằng môi trường đầu tư hấp dẫn, điều
kiện chính trị ổn định của Việt Nam là những thuận lợi lớn, có thể thu hút thêm các nguồn vốn từ bên ngoài trong điều kiện nhiều thị trường đang gặp khó khăn. Nhìn lại, ngun nhân Việt Nam trở thành môi trường hấp dẫn cho ĐTNN chủ yếu do những yếu tố sau:
- Kinh tế: chính sách phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam và triển vọng sáng
sủa của tình hình kinh tế nước ta đã làm cho Việt Nam trở thành một điểm ĐTNN (cả trực tiếp và gián tiếp) rất hấp dẫn trong những năm gần đây.
- Chính trị: các nhà kinh tế đều khẳng định rằng: một thứ mà mọi NĐT rất mong
muốn có được đó là ổn định chính trị để họ yên tâm đầu tư lâu dài, bởi phát triển kinh tế phải luôn được đặt trên nền tảng của độ nhạy trong chính sách kinh tế, độ an toàn từ thị trường đầu tư, độ bền vững của hệ thống chính trị. Việt Nam là
nước được thế giới đánh giá cao về an ninh chính trị, là đất nước có độ an tồn
cao.
- Xã hội: xã hội dân chủ, cơng bằng, bác ái, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Một số thành tựu trong giáo dục và đào
tạo, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, phát triển văn hố, thơng tin và các hoạt
động xã hội khác, đặc biệt là cơng tác xố đói, giảm nghèo của Việt Nam cũng là
một trong những điểm được các nhà kinh tế thế giới đánh giá cao.
- Con người: Việt Nam là đất nước có dân số đông, lao động dồi dào, giá lao động rẻ. Con người Việt Nam siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, thơng
minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh; các nhà kinh doanh Việt Nam cởi mở, chân thành, hiếu khách.
3.1.2 Mục tiêu phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020
3.1.2.1 Mục tiêu phát triển thị trường vốn Việt Nam
- Mục tiêu tổng quát: Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt
Nam, trong đó TTCK đóng vai trị chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở
thành một cấu thành quan trọng của TTTC, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, duy trì trật tự, an tồn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập với TTTC quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.
- Mục tiêu cụ thể: Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động
vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015 giá trị
vốn hoá TTCK đạt 60% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
3.1.2.2 Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường vốn
- Hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó TTCK có vai trò quan trọng, bảo đảm huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư
cho tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; hội nhập thành công với thị trường vốn quốc tế. - Xây dựng và phát triển thị trường vốn có cấu trúc hợp lý, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.
- Tổ chức vận hành thị trường vốn hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
3.1.2.3 Định hướng các giải pháp thực hiện phát triển thị trường vốn
Việt Nam
- Giải pháp dài hạn
• Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường CP, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.
• Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các NĐT, đặc biệt là các NĐT có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực.
• Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khố; hài hồ giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia.
• Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động trên thị trường.
- Giải pháp trước mắt
• Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường:
Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu DN trên thị trường vốn; phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của DN, trái phiếu cơng trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia;
Đẩy mạnh chương trình CPH các DN, tổng cơng ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc CPH với
niêm yết trên TTCK; mở rộng việc phát hành CP mới để huy động vốn trên thị trường. Đối với những DN đã CPH đủ điều kiện phải thực hiện việc
niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện việc bán tiếp phần vốn của nhà nước tại các DNNN không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Chuyển đổi các DN có vốn ĐTNN sang hình thức cơng ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên TTCK;
Phát triển các loại CK phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán CK; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (CK - bảo hiểm, CK - tín dụng, tiết kiệm - CK...); các sản phẩm từ CK hố tài sản và các khoản nợ....
• Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của nhà nước:
Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường CP để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt. Từng bước nghiên cứu hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh, TTCK hoá các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng…;
Phát triển thị trường CP theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành CP, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình DN và đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của nhà nước theo hướng tách biệt thị trường giao dịch tập trung, thị trường giao dịch phi tập trung, thị trường đăng ký phát hành, giao dịch cho các DN vừa và nhỏ;
Tổ chức thị trường giao dịch CK phi tập trung theo hướng có quản lý thông qua các giải pháp: thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung đối với các công ty cổ phần đủ điều kiện theo quy định của Luật Chứng Khoán; nghiên cứu cơ chế giao dịch đối với các CK không đủ điều kiện niêm yết theo mô hình thoả thuận thơng qua các CTCK; các giao dịch CK tập trung thanh tốn và chuyển giao thơng qua Trung tâm lưu ký chứng khoán; đồng thời, thiết lập cơ chế giám sát của thị trường giao dịch CK trong việc cơng bố thơng tin
để tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường, đảm bảo sự quản
lý, giám sát của nhà nước đối với các giao dịch CK, thu hẹp hoạt động trên thị trường tự do.
• Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường:
Tăng số lượng hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực
tài chính cho các CTCK, cơng ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tư CK,.... Đa dạng hố các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ; đảm bảo tính cơng khai, minh
Mở rộng phạm vi hoạt động Trung tâm lưu ký chứng khoán, áp
dụng các chuẩn mực lưu ký quốc tế, thực hiện liên kết giao dịch thanh toán giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ;
Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam.
Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt
Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước
ngồi thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam.
• Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước:
Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, CK,
bảo hiểm…) tham gia đầu tư trên thị trường theo quy định của pháp luật. Thực hiện lộ trình mở cửa đối với các NĐT chuyên nghiệp nước ngồi vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã cam kết;
Đa dạng hố các loại hình quỹ đầu tư; tạo điều kiện cho phép Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, Tiết kiệm bưu điện,… tham gia đầu tư trên thị
trường vốn; từng bước phát triển, đa dạng hố các quỹ hưu trí để thu hút
các vốn dân cư tham gia đầu tư; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.
• Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước:
Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu
vực và quốc tế;