Khuyến khích nguồn vốn đầu tư gián tiếp dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 94)

3.3 Biện pháp kiểm soát vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.3.1 Khuyến khích nguồn vốn đầu tư gián tiếp dài hạn

NĐT lướt sóng hay cịn được gọi là nhà đầu cơ có vai trị quan trọng trong việc tạo ra tính thanh khoản và sơi động của TTCK. Tuy nhiên, khi tham gia TTCK, NĐT cũng cần căn cứ vào các yếu tố cản bản về triển vọng lâu dài của thị trường. Về cơ bản hiện nay, TTCK Việt Nam đã cho thấy những dấu hiệu sáng sủa giúp các NĐTNN yên tâm đầu tư dài hạn vào thị trường, thể hiện ở:

- Triển vọng kinh tế Việt Nam sớm ra khỏi khủng hoảng: nền kinh tế Việt

Nam, cùng với Trung Quốc hy vọng sẽ vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế trước các nền kinh tế Châu Âu, Châu Mỹ và một số nền kinh tế châu Á khác do Việt Nam và Trung Quốc không phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu như mọi người đã

từng nghĩ. Cả hai nền kinh tế này đã dựa vào sức cầu nội địa để tăng trưởng trong những tháng vừa qua khi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong 6 tháng đầu năm 2009, chúng ta đã tăng trưởng 3,9%, hy vọng sẽ đạt tới 5% cho 6

tháng cuối năm, để cả năm sẽ có độ tăng trưởng GDP khoảng chung quanh 4,5% (Trung Quốc tăng trưởng 7,9% trong quý 2 vừa qua và có thể tăng trưởng 7,5% trong năm 2009). Đây là cơ sở để NĐTNN trở lại với TTCK Việt Nam, và bằng chứng là họ đã mua ròng trong thời gian qua.

- Kiểm sốt tín dụng: sau một thời gian nới lỏng tín dụng, ngày 17/07/2009,

NHNN đã tuyên bố giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng

thương mại từ 3,6% xuống 1,2%/năm, nhằm làm tăng tổn phí vốn của các ngân hàng, khiến ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay thỏa thuận. Đây là biện pháp

kiểm sốt tín dụng, nhưng sẽ có ảnh hưởng tâm lý lớn vì được coi là động thái mở

đầu nhằm thắt chặt tiền tệ của NHNN. Thực ra điều này đã được thực hiện từ giữa

tháng 06/2009 bằng các chính sách kiểm soát cho vay đầu tư CK (ngưng repo CP), sau đó là kiềm chế tín dụng tiêu dùng. Lạm phát thấp như hiện nay (3,9% so với cùng kỳ năm ngối) là kết quả của chính sách thực thi từ năm 2008.

Trong ngắn hạn, biện pháp kiểm sốt tín dụng của NHNN sẽ làm giảm dịng tiền chảy vào TTCK và giảm tính thanh khoản của thị trường. Điều này có thể gây

hoảng loạn cho NĐT cá nhân và tạo ra tâm lý muốn chạy nhanh khỏi thị tường. Nhưng nếu suy xét kỹ, chính sách này sẽ có tác dụng ngăn chặn nguy cơ tái lạm phát cao và tạo ổn định vĩ mô, và trong dài hạn sẽ tốt cho TTCK.

Mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan trong việc khuyến khích đầu tư gián tiếp dài hạn, nhưng hiện tại cơ chế thu hút vốn của Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như:

- Cơ chế thu hút vốn tuy thơng thống, tạo được môi trường thuận lợi cho các

NĐT nhưng lại khơng có những cam kết găm giữ theo những tỷ lệ nhất định như

một số quốc gia khác. Mặc dù chưa có dấu hiệu rõ rệt cho thấy có sự đảo ngược của vốn FPI qua phân tích ở chương 2, nhưng cũng cần thiết nghiên cứu các biện pháp quản lý vốn để một khi vốn FPI đủ mạnh để ảnh hưởng đến chính sách thị

trường tiền tệ, TTTC thì ban hành kịp thời và sử dụng hiệu quả công cụ này. Các biện pháp kiểm soát cần phải nghiên cứu kỹ, dựa trên những nguyên tắc kinh tế chứ không dựa vào những cơng cụ hành chính. Các biện pháp này cũng phải toàn diện và cần phải được tiến hành đồng thời với cải cách và điều chỉnh các chính

sách cần thiết. Trước mắt, chưa đến lúc đặt ra những hạn chế đối với dòng vốn

vào, mà tập trung vào các biện pháp quản lý dòng vốn ra, nâng cao hiệu quả chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là chính sách tiền tệ, tỷ giá, chính sách tài chính. Một biện pháp cụ thể là chúng ta cũng có thể khuyến khích các dịng vốn đầu tư dài

hạn bằng cách đánh thuế thu nhập cao đối với những khoản đầu tư ngắn hạn. - Thông tin thị trường đôi khi chưa thật minh bạch và chính xác: TTCK là một thị trường rất nhạy cảm với thơng tin, vì thế chính phủ nên có sự trao đổi, đối thoại trước với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối thoại sẽ

khiến NĐT bị sốc, tác động không hay đến thị trường như trường hợp Thái Lan đã xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 94)