3.3 Biện pháp kiểm soát vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.2 Xây dựng và phát triển các công cụ kiểm soát rủi ro
• Quyền chọn chứng khốn
Việc nghiên cứu và áp dụng quyền chọn CK (option) vào giao dịch trên TTCK Việt Nam làm đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường. Mặt khác, nó cịn tạo ra cơng cụ để bảo vệ NĐT, kể cả NĐT nhỏ lẻ có vốn ít trước những rủi ro của sự biến động về giá, giúp TTCK ngày càng hoàn thiện hơn và qua đó góp phần nâng cao
tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Giai đoạn hiện nay là thời điểm chín muồi để triển khai quyền chọn CK vào giao
dịch trên TTCK Việt Nam, bởi TTCK Việt Nam đã phát triển đủ lớn và đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho việc áp dụng quyền chọn CK. Đó là tính thanh khoản
trên TTCK ngày càng cao; hàng hóa tăng mạnh; đã xuất hiện nhiều công ty cổ
phần đại chúng lớn.
Để chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm này, cơng việc trước mắt là Chính phủ,
UBCK nhà nước cùng với Bộ Tài Chính, các cơ quan quản lý cần phải tiến hành xây dựng môi trường pháp lý điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của nghiệp vụ
này; đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các mơ hình tổ chức sàn giao dịch quyền chọn nước ngồi vào Việt Nam cho phù hợp với tình hình hiện tại; tuyên truyền, phổ biến và đào tạo về quyền chọn CK nhằm nâng cao kiến thức và sự hiểu biết cho cơng chúng đầu tư.
• Nghiệp vụ bán khống (short selling)
Bán khống trong giao dịch CK là bán một loại CK mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán CK vay mượn. Ngiệp vụ này góp phần tạo tính thanh khoản, ổn định và cân bằng cho thị trường, giúp giảm nhiệt thị trường khi thị trường tăng nóng quá mức và là cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu cơ thị trường giá xuống. Tuy nhiên, công cụ này cũng hàm chứa nhiều tiêu cực và rủi ro như: làm trầm trọng hóa thêm sự mất ổn định của thị trường khi thị trường giảm
điểm; nếu giá tăng quá mức, mức lỗ của nhà đầu cơ bán khống là khơng có giới
hạn; các nhà đầu cơ khác có thể trục lợi từ những người bán khống bằng cách tăng mua CK vào để làm cho giá CK tăng lên, gây sức ép cho người bán khống phải mua CK để trả lại cho cơng ty mơi giới, khi đó họ bán ra kiếm lời. Và nếu cơ quan quản lý nhà nước không quản lý được tỉ lệ bán khống CK trên tổng số CK lưu hành, thì dễ dẫn đến thị trường bị bán khống quá mức, gây ảnh hưởng đến sự ổn
định của thị trường.
Tuy nghiệp vụ bán khống CK đã được thơng qua trong Luật Chứng Khốn, tuy
nhiên nghiệp vụ này vẫn chưa được triển khai trong thực tế, vì chưa có những quy
định cụ thể hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển thị trường
vốn Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, một khi TTCK Việt Nam đạt được đến trình độ phát triển nhất định, và các khung pháp lý hạn chế
những mặt tiêu cực của nghiệp vụ bán khống được hồn thiện thì nghiệp vụ này
chắc chắn nên được áp dụng để phát huy tối đa những mặt tích cực mà nó mang
• Giao dịch ký quỹ (margin tranding)
Đây là công cụ để đáp ứng nhu cầu mua cho khách hàng khi tạm thời khách hàng
chưa có đủ tiền ký quỹ 100%. NĐT khi mua CP chỉ cần có một số tiền nhất định
bằng tài khoản ký quỹ trong tổng giá trị CP đặt mua, phần còn lại sẽ do CTCK cho vay và tính lãi đối với khách hàng. Sau khi thực hiện giao dịch, CP mua được sẽ do CTCK nắm giữ để làm vật thế chấp. Do vậy, CTCK phải xác định mức ký quỹ hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, căn cứ vào các yếu tố như: uy tín, tình hình tài chính của khách hàng, loại CP khách hàng dự định mua và tính thanh
khoản của CP đó, tình hình thị trường,…
Trước khi Luật Chứng Khoán ra đời, UBCK nhà nước không cho phép NĐT được phép mua CK khi khơng có đủ 100% tiền trong tài khoản, tức là không được thực hiện nghiệp vụ ký quỹ. Các quyết định sau đó và nhất là khi Luật Chứng Khốn ra
đời và có hiệu lực, nghiệp vụ này đã được hướng dẫn triển khai thực hiện, tuy
nhiên vẫn còn nhiều chồng chéo và ý kiến chưa thống nhất về tỷ lệ số tiền ký quỹ tối đa là bao nhiêu, cũng như chưa thống nhất được quy chế giao dịch nghiệp vụ
này trên SGDCK TP.HCM và Hà Nội (mỗi nơi ban hành một quy chế khác nhau), khiến cho các CTCK và NĐT gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai sản phẩm. Cũng vì chưa có quy định rõ ràng nên CTCK chỉ thực hiện giao dịch ký quỹ với NĐT là khách hàng quan trọng, khách hàng thân quen nên tạo ra sự bất bình đẳng giữa các NĐT. Tình hình TTCK thời gian qua đã cho chúng ta thấy rằng một trong những rủi ro mà NĐT phải đối mặt chính là tính thanh khoản của thị trường. Chính vì thế, việc triển khai sản phẩm margin trading trong giao dịch CK là rất cần thiết, nên UBCK, Bộ Tài chính cần sớm đề ra các quy định cụ thể để triển
khai sản phẩm này vào thị trường.