Tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 100 - 101)

3.4 Các giải pháp hạn chế sự đảo ngược của vốn FPI trên thị trường

3.4.3 Tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia

Thực hiện chính sách tích lũy đủ ngoại tệ dự trữ để đáp ứng nhu cầu về cán cân

thanh toán trong trường hợp nguồn vốn đầu tư gián tiếp hiện tại có thể đảo chiều trong tương lai là một yêu cầu không thể thiếu đối với các quốc gia trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế. IMF cũng đã thường xuyên khuyến nghị Chính phủ các nước đang phát triển thực hiện điều này. Mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thiết lập trong mối quan hệ với sự thay đổi của dòng chảy vốn đầu tư, nhất là dòng vốn gián tiếp. Các luồng vốn đầu tư trực tiếp, luồng vốn vay nợ nước ngoài và luồng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào càng nhiều thì mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải càng cao. Những nước có xếp hạng tín nhiệm thấp như Việt Nam cần phải có mức dự trữ lớn hơn rất nhiều.

- Cải thiện cán cân thương mại và kiểm soát cán cân vãng lai. Cần có một cơ chế

đồng bộ thúc đẩy trao đổi thương mại với các quốc gia. Đồng thời, NHNN cần

thường xuyên kiểm soát được sự biến động của cán cân vãng lai làm cơ sở cho các quyết định dự trữ cũng như can thiệp trên thị trường.

- Cần có các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn ĐTNN. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hành lang pháp lý, tạo sự tin tưởng với các NĐT. Trên cơ sở đó tiếp tục thu hút thêm các nguồn vốn vào Việt Nam,

góp phần mở rộng quy mô dự trữ ngoại hối.

- Tăng cường thu hút ngoại tệ về NHNN. Ngoại tệ chảy vào nước ta từ nhiều nguồn: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, vốn vay, kiều hối, ngoại tệ do cá nhân

mang từ nước ngoài về, ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền lương của người Việt Nam làm việc tại các DN nước ngoài,…Để khai thác tối

đa nguồn ngoại tệ này, cần tạo niềm tin cho các NĐT và kiều bào về sự ổn định

kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền vào Việt Nam. Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt nguồn kiều hối lậu chảy về. Ngân hàng thương mại cần có những chính sách thu hút nguồn kiều hối vào ngân hàng và bán cho NHNN.

Tuy nhiên, không phải cứ dự trữ càng nhiều ngoại hối càng tốt. Việc tích lũy q nhiều ngoại hối có thể làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí. Bên cạnh đó, cơ chế

điều hành tỷ giá cũng cần linh hoạt hơn để có thể điều chuyển quỹ bình ổn tỷ giá

và giá vàng sang quỹ dự trữ ngoại hối, đáp ứng nhu cầu thanh toán và trả nợ. Đồng thời, NHNN cần công bố công khai các số liệu cụ thể về dự trữ ngoại hối,

cơ cấu dự trữ ngoại hối,…giúp các NĐT có thêm cơ sở để ra quyết định đầu tư

vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 100 - 101)