Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam
thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục; mà chính những hạn chế này là nguyên nhân quan trọng khiến cho nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam tuy nhiều về số lượng nhưng hiệu quả hấp thu thì chưa cao.
- Trước hết, còn nhiều vấn đề về thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh -
những vấn đề của một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, đang chuyển đổi và đang hội nhập - cần phải được cải cách bằng các giải pháp căn cơ, để loại bỏ tệ nạn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, cho DN, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh của công dân theo pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn mang nặng dấu ấn quản lý hành chính nhà nước, nặng về phục vụ cho cơng việc
quản lý hơn là tạo điều kiện cho phát triển. Với cơ chế xin - cho tồn tại nhiều năm trên đất nước ta dẫn đến hệ quả quan liêu, tham nhũng; đổi mới chuyển sang cơ
chế thị trường đã trên chục năm rồi mà các loại thị trường vẫn chưa được hình
thành một cách đồng bộ và đa dạng.
- Thứ hai, chi phí sản xuất kinh doanh cao. Ngồi những ngun nhân do trình độ
thiết bị kỹ thuật - công nghệ, năng suất lao động xã hội thấp, cịn có nhiều ngun nhân khác. Mặt bằng lãi suất cho vay khá cao, lên đến trên 10%/năm (cá biệt quý 4 năm 2008 còn lên tới 21% năm), trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân chung của DN mới chỉ đạt trên một nửa. Giá đất, giá thuê văn phòng phục vụ sản xuất kinh doanh khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí cho nhiều dịch vụ, kể cả những chi phí bơi trơn bất hợp lý, bất hợp pháp còn lớn.
- Thứ ba, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém. Các NĐTNN và trong nước
đều đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng kịp sự phát triển của nền
kinh tế xã hội, nhất là các lĩnh vựcc như điện năng, cảng biển, viễn thông, giao thông,...
- Thứ tư là cản trở từ nguồn nhân lực. Có một thực tế rõ ràng là hiện nay nhiều
dự án đầu tư trong nước hay nước ngồi, đều đang gặp khó khăn vì sự thiếu hụt
lao động có kỹ năng. Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
tới 70% lao động Việt Nam hiện chưa qua đào tạo, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề.
Ngồi ra, các khó khăn khác như ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động còn kém....