.Phân tích đối thủ tiềm năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn ở thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 71 - 72)

2.5 .Phân tích đánh giá mơi trường bên ngoài

2.5.2.2 .Phân tích đối thủ tiềm năng

Các đối thủ tiềm năng của cơng ty XMNS có khả năng cung cấp sản phẩm xi măng công nghiệp ở thị trường phía nam, gồm:

· Các dự án xi măng trong nước: gồm hai nhóm

ü Các dự án mới và mở rộng cơng suất khu vực phía nam từ nay đến năm 2020, đặc biệt những dự án của các tập đồn xi măng lớn trên thế giới có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm, chính sách bán hàng và dịch vụ hậu mãi.

ü Nhóm những hãng xi măng phía bắc đang có kế hoạch đưa sản phẩm xi măng

cơng nghiệp vào thị trường miền nam.

· Nhóm xi măng nhập khẩu từ các nước trên thế giới: nhất là trong khu vực như

Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

Các dự án xi măng trong nước

Theo quy hoạch phát triển ngành xi măng VN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhóm đối thủ tiềm năng thứ nhất của công ty XMNS là các dự án xây mới phía nam như Hà Tiên Bình Phước, Hà Tiên Phú Hữu, Fico Tây Ninh, Hà Tiên 2 Long An, Tây Đô và dự án mở rộng công suất của các hãng Holcim, Chinfon, Hà Kiên Kiên Giang. Các hãng này sẽ hoàn thành xây dựng, đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối 2009. Nhóm đối thủ tiềm năng thứ hai là Thăng Long, Phúc Sơn, Vinakansai, Hạ Long. Đây là những dự án có cơng suất lớn, chất lượng sản phẩm tốt hoặc chấp nhận được nên sẽ là đối thủ đáng quan tâm của cơng ty XMNS.

Có hai sự lo ngại sau khi VN thực hiện đầy đủ các điều khoản cam kết của AFTA và WTO: mức thuế suất giảm xuống dưới 5% (đối với các nước ASEAN), khơng cịn là rào cản nên xi măng ngoại nhập tràn vào; xi măng nhập có lợi thế chất lượng cao, nhãn hiệu uy tín, lợi thế về quy mơ sản xuất lớn nên giá cạnh tranh.

Tuy vậy, xi măng là mặt hàng nặng, chi phí vận chuyển chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu giá thành nên hầu hết các nước chủ yếu vẫn là tiêu thụ nội địa. Khi VN dư thừa xi măng thì áp lực xi măng ngoại từ các thị trường xa không quá lớn. Hơn nữa, nguồn cung xi măng nhập khẩu thường khơng ổn định, chính sách bán hàng không được thực hiện tốt. Đây là lợi thế của xi măng nội địa.

Chỉ đáng lo ngại hiện nay Trung Quốc sản xuất 1,7 tỷ tấn/ năm, dư thừa khoảng 300 triệu tấn. Giá xi măng Trung Quốc tháng 5/2009 giảm từ 500 xuống 400 Nhân dân tệ/tấn (khoảng 1 triệu đồng), giá xuất khẩu khoảng 44,4USD/tấn (còn cao hơn giá ở VN). Khi nguồn cung Trung Quốc dư thừa khả năng giảm giá thời gian tới là rất lớn. Gần đây Trung Quốc trúng thầu nhiều dự án xây dựng cơ sở hạng tầng của VN nên có quan ngại nhà thầu Trung Quốc sẽ mang vật liệu họ sang thi cơng.

Nghi Sơn có lợi thế kép khi có thể tận dụng những lợi thế là một công ty xi măng trong nước vừa có thể nhập khẩu xi măng từ tập đồn cơng ty mẹ Taiheyo hiện đang có nhà máy ở Nhật, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn ở thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)