Sản lượng tiêu thụ của XMNS và các loại xi măng trên toàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn ở thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 37)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

SL Nghi Sơn bán ra

(triệu tấn) 2.0 2.1 2.2 2.1 2.3 2.4 2.5 2.6

SL toàn quốc tiêu

thụ (triệu tấn) 19.7 22.8 26.4 28.9 32.9 36.2 39.9 45.3

Nguồn: Số liệu phịng kinh doanh cơng ty XMNS

Cơng ty nhanh chóng đạt cơng suất thiết kế 2,1 triệu tấn sau ba năm sản xuất (từ 2004) và vượt hẳn công suất thiết kế vào các năm tiếp theo. Với một dịng sản phẩm duy nhất PCB 40, cơng ty cung cấp dưới hai hình thức: xi măng cơng nghiệp (xi măng xá) và xi măng dân dụng (đóng bao 50 kg). Trong đó, xi măng cơng nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.

Khu vực phía nam là thị trường trọng điểm, chiếm 48,3% tỷ trọng sản lượng bán hàng (2003) và tăng lên 63,4% trong năm 2008. Công ty XMNS trở thành nhà cung cấp xi măng công nghiệp hàng đầu ở thị trường phía nam khi thị phần lần lượt vượt qua các đối thủ lớn nhất trong ngành như Holcim, Chinfon, Hà Tiên …23

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 ngàn tấn Năm

Sản lượng tiêu thụkhu vực phía nam và tồn quốc

Khu vực phía nam Tồn quốc

Khu vực phía nam 1020 1080 1132 1200 1393 1595

Toàn quốc 2111 2198 2118 2271 2398 2515

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Hình 2-1: Phân bố sản lượng tiêu thụ XMNS qua các năm

Nguồn: Số liệu phịng kinh doanh cơng ty xi măng Nghi Sơn Một số đặc điểm nổi bật của XMNS:

· Vốn đầu tư lớn (620 triệu USD), công nghệ hiện đại nhất, hiệu quả nhất.

· Mỏ đá vơi tốt nhất, có trữ lượng lớn nhất ở VN và cả khu vực Đông Nam Á (khai thác 100 năm). Chất lượng sản phẩm cao, luôn ổn định (chỉ tiêu rất quan trọng). · Thị trường tiêu thụ tồn quốc, phía nam là thị trường chính. Tập trung lớn mạnh ở

phân khúc sản phẩm xi măng xá công nghiệp.

· Bán hàng qua hệ thống phân phối nhưng chăm sóc trực tiếp với khách hàng.

· Đội tàu biển chuyên dụng vận chuyển xi măng xá với công suất lớn nhất VN

33.000 tấn/lượt vận chuyển (năm 2008) và 60.000 tấn/lượt vào năm 2010.

2.3. Phân tích mơi trường bên trong

23 Khu vực thị trường phía nam của sản phẩm xi măng cơng nghiệp hiện nay được xác định gồm khu vực Tp. HCM, khu vực miền Đơng: Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh, khu vực miền tây: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang

2.3.1.Hoạt động sản xuất, phân phối

Năng lực hiện tại: Cơng ty XMNS có lợi thế nắm nguồn đá vơi trữ lượng lớn,

chất lượng tốt nhất Đông Nam Á nên góp phần làm nên sản phẩm chất lượng cao. Công nghệ Nhật Bản hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn đa quốc gia lớn Taiheyo và Mitsubishi nên việc kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ cho ra sản phẩm có độ ổn định cao–yêu cầu quan trọng nhất trong ngành xi măng công nghiệp.

Trong những năm qua, Công ty luôn sản xuất vượt công suất thiết kế (2,3 triệu tấn/năm so với 2,1 triệu tấn/năm). Công ty cũng sử dụng nhà thầu phụ (cung cấp công nhân vận hành) rất hiệu quả.

Trong các hãng xi măng phía bắc tiêu thụ sản phẩm ở phía nam, Nghi Sơn có đội tàu chun dụng chở xi măng xá cơng suất lớn nhất. Các tàu lớn có ưu điểm vận chuyển số lượng nhiều, cung cấp ổn định, giảm thiểu được tác động bất lợi của thời tiết (có thể đi trong bão cấp 7 trở xuống). Vận chuyển cơng suất lớn cịn làm giảm chi phí vận chuyển trên mỗi đầu tấn. Trong khi các hãng khác thuê tàu vận chuyển bắc nam với chi phí 300 – 350 nghìn đồng/tấn thì Nghi Sơn với chi phí chỉ khoảng 170 nghìn đồng/tấn (2008). Các hãng khác dùng tàu nhỏ 2-3 ngàn tấn vận chuyển clinker vào nghiền hoặc chuyển xi măng bao vào nam nên rất hạn chế.

Như vậy, Nghi Sơn có lợi thế về quy mơ. Tuy nhiên, Cơng ty chỉ có một dịng sản phẩm duy nhất nên không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về đặc tính xi măng.

Năng lực Nghi Sơn đến năm 2015: Năm 2009, XMNS tiến hành đóng hai tàu

chuyên dụng trọng tải 14.500 tấn nhằm tăng cường đội tàu chuyên dụng cho Công ty lên 60 ngàn tấn/ vòng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển lớn vào miền nam.

Đầu năm 2010 dây chuyền sản xuất thứ 2 đi vào hoạt động nâng tổng công suất lên 4,3 triệu tấn/năm giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu hàng và đủ khả năng sản

xuất thêm các loại xi măng khác. Năm 2009, trạm nghiền Ninh Thủy được xây dựng với công suất 1 triệu tấn/năm cung cấp cho khu vực miền trung từ 2010. Trạm Hiệp Phước cũng xây thêm xi lô 30 ngàn tấn tăng khả năng tiếp nhận xi măng.

2.3.2.Hoạt động quản lý, lãnh đạo

Lãnh đạo Cơng ty có tầm nhìn chiến lược khi đầu tư vào Việt Nam từ năm 1995, chọn mỏ đá vơi tốt, trữ lượng lớn, chọn thị trường phía nam làm thị trường chính và đi đầu trong việc cung cấp xi măng cơng nghiệp. Lãnh đạo Cơng ty cịn có quan hệ tốt với các cấp chính quyền và là hình mẫu trong mối quan hệ Việt – Nhật.

Mơ hình quản lý gọn nhẹ (tồn bộ văn phịng phía nam có 36 nhân viên so với trung bình 90 người của các công ty xi măng khác). Cơ cấu tổ chức rõ ràng. Hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành nghiêm ngặt theo theo tiêu chuẩn quốc tế

ISO 9001:2008 và ISO 140011:2004 nên nhìn chung là hiệu quả, chặt chẽ. Tuy

nhiên vì Liên doanh nên cơ chế cũng cịn vài điểm chưa linh hoạt.

2.3.3.Hoạt động Kinh doanh

Công ty XMNS là một trong những hãng xi măng hiệu quả nhất trong các cơng ty xi măng nói chung và trong các liên doanh nói riêng.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, XMNS đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Đến nay, Cơng ty XMNS đã vươn lên là nhà cung cấp hàng đầu phân khúc xi măng công nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại thị trường phía nam, Cơng ty XMNS là nhà cung cấp chủ yếu có mặt tại 80% các nhà máy sản xuất bê tông tươi, 95% các nhà máy bê tông đúc sẵn và tham gia hầu hết các dự án lớn phía nam. Ngay khi các hãng xi măng khác giảm sản lượng xi măng xá thì nhu cầu XMNS vẫn cao.

11 89 19 81 23 77 28 72 36 64 39 61 47 53 55 45 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm

Tỉ trọng xi măng bao và xi măng công nghiệp (xá)

Xi măng xá (%) Xi măng bao (%)

Hình 2-2: Tỉ trọng xi măng bao và cơng nghiệp NS

Nguồn: Phịng kinh doanh XMNS

Bảng 2-2: Sản lượng bán hàng xi măng công nghiệp các hãng tháng 10/2008

NSCC Holcim Hatien Chinfon Cam Pha Fico T ng

100,000 80,000 15,000 10,000 10,000 1,000 205,000

46% 37% 7% 5% 5% 0,48% 100%

Nguồn: Phòng kinh doanh XMNS

2.3.4.Hoạt động marketing.

Hoạt động marketing XMNS trong thời gian qua nhìn chung chưa rầm rộ. Một phần vì sản lượng dù đã chạy hết cơng suất dây chuyền 1 vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác, hoạt động marketing của Nghi Sơn không tập trung qua phương tiện truyền thông mà trực tiếp đến đối tượng khách hàng công nghiệp bằng việc xây dựng mối quan hệ với các nhân tố chủ chốt như ban giám đốc các công ty, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế, các kỹ sư - những người trực tiếp sử dụng và quyết định loại xi măng sử dụng thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi được đánh giá cao. Tuy vậy, chính sách bán hàng cịn chưa linh hoạt lắm.

Bảng 2-3: Doanh thu và lợi nhuận của công ty XMNS qua các năm

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu 90,11 93,08 98,56 106,78 114,55 156,54 169,64

Lợi nhuận 5,05 11,06 12 16,21 18 20 30

Nguồn: Phịng kế tốn XMNS Đơn vị tính: Triệu USD

Tài chính mạnh vì đối tác liên doanh là những tập đoàn lớn. Giai đoạn 1, Công ty đầu tư 270 triệu USD. Giai đoạn 2 mở rộng dây chuyền sản xuất Công ty nâng tổng số vốn đầu tư lên 622 triệuUSD. Sau 3 năm đưa sản phẩm ra thị trường Cơng ty đã có lợi nhuận, đã trả lãi vay đúng hạn nên khả năng huy động vốn rất tốt.

2.3.6.Nguồn nhân sự & chính sách nguồn nhân lực

Do sử dụng nhà thầu cung cấp cơng nhân, Cơng ty chỉ có đội ngũ quản lý và kinh doanh khoảng 470 người từ bắc vào nam. Họ có trình độ cao, ý thức kỷ luật tốt, được đào tạo theo phong cách quản lý Nhật Bản. Công ty XMNS là một trong những cơng ty có nguồn nhân lực cao và ổn định nhất trong các hãng xi măng (dựa trên các tiêu chí về học vấn, kinh nghiệm, thời gian phục vụ, số nhân viên nghỉ việc…).

Cơng ty có chính sách chăm lo cho nhân viên tương đối tốt. Hằng năm Cơng ty có các chương trình nghỉ mát trong và ngồi nước cho cả gia đình cơng nhân viên, hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao, hỗ trợ phương tiện đi lại, điều chỉnh tăng lương theo mức tăng chỉ số CPI. Tuy vậy, hệ thống lương chưa mang tính khuyến khích cao.

2.3.7.Hệ thống thơng tin nội bộ:

Hiện nay Công ty áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, kênh thông tin nội bộ được thiết lập ở tất cả các cấp với những quy trình, qui định rõ ràng. Cùng với hệ thống website, Cơng ty cịn có các kênh thơng tin như thư viện online, websales. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo họp định kỳ đã kết nối được các cấp.

Ma trận đánh giá môi trường bên trong được lập cũng bằng phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia (xem phụ lục 1). Danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đối với sự thành cơng của công ty bao gồm cả những điểm yếu, điểm mạnh như đã xác định trong q trình phân tích và đánh giá mơi trường bên trong của Công ty XMNS được lập thành phiếu và gửi đến các chuyên gia để đánh giá mức độ quan trọng và phân loại cho các yếu tố này. Sau khi tổng hợp ta có bảng 2-4.

Bảng 2-4: Ma trận đánh giá môi trường bên trong của XMNS.

Hoạt động STT Yếu tố chủ yếu bên trong Mức

quan trọng

Phân

loại Số điểmquan trọng

Sản xuất, Phân phối

1 Nguồn nguyên liệu (đá vôi tốt, trữ lượng lớn) 0.100 4 0.400

2 Công nghệ sản xuất hiện đại 0.050 3 0.150

3 Kinh nghiệm quản lý tập đoàn đa quốc gia 0.030 3 0.090

4 Chất lượng sản phẩm cao, ổn định 0.190 4 0.760

5 Lợi thế chi phí thấp (vận chuyển,vận hành…) 0.100 3 0.300

6 Lợi thế qui mô (công suất nhà máy, đội tàu lớn,

cung cấp ổn định) 0.130 3 0.390

7 Đa dạng hóa sản phẩm (chỉ có mơt dịng sản phẩm) 0.050 1 0.050

Lãnh đạo 8 Lãnh đạo có tầm nhìn 0.030 3 0.090

Quản lý, Thông tin nội bộ

9 Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, chặt chẽ, rõ ràng 0.020 3 0.060

10 Tính linh hoạt trong cơ chế tổ chức (chưa cao) 0.025 2 0.050

Kinh doanh

11

KD (hiệu quả, chiếm lĩnh thị trường công nghiệp áp

đảo) 0.080 3 0.240

Marketing, Bán hàng

12 Hoạt động marketing (chưa rầm rộ) 0.050 1 0.050

13 Chính sách bán hàng (chưa linh hoạt) 0.040 2 0.080

Tài chính 14 Năng lực tài chính mạnh, khả năng huy động vốn 0.050 3 0.150

Nhân lực, CS nhân lực

15 Nhân viên có trình độ cao, ý thức kỷ luật, ổn định 0.030 3 0.090

16 Hệ thống lương khuyến khích (chưa) 0.025 1 0.025

Tổng cộng 1.000 2.975

Qua kết quả phân, tổng số điểm đạt được là 2.975 cho thấy Công ty XMNS cao hơn mức trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Điểm yếu quan trọng của

công ty là chưa đa dạng hóa sản phẩm được phân loại bằng 1. Điểm yếu tiếp theo là hoạt động marketing chưa nhiều. Ngồi ra, chính sách bán hàng chưa linh hoạt.

Điểm mạnh nhất của công ty được phân loại 4 là sản phẩm chất lượng cao, ổn định, nguồn nguyên liệu tốt, lợi thế quy mô: công suất nhà máy, năng lực vận tải lớn, lợi thế chi phí thấp. Tiếp theo là tài chính mạnh, kinh doanh hiệu quả, nhân viên có trình độ cao, lãnh đạo có tầm nhìn. Qua việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong Công ty XMNS, tác giả đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu:

Điểm mạnh:

1.Nguồn nguyên liệu tốt, trữ lượng lớn 2.Công nghệ sản xuất hiện đại

3.Kinh nghiệm quản lý của tập đoàn đa quốc gia 4.Chất lượng sản phẩm cao, ổn định

5.Lợi thế chi phí thấp (vận chuyển, vận hành…)

6.Lợi thế về qui mô: công suất nhà máy lớn, đội

tàu to, cung cấp ổn định. 7.Lãnh đạo có tầm nhìn

8.Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, chặt chẽ

9.Kinh doanh hiệu quả, thị phần công nghiệp lớn,

áp đảo

10.Khả năng huy động vốn: tài chính mạnh

11.Nhân viên có trình độ, ý thức kỷ luật cao, ổn

định

Điểm yếu:

1.Chưa đa dạng sản phẩm (theo yêu

cầu thị trường)

2.Tính linh hoạt trong tổ chức chưa cao (cơ chế liên doanh đơi lúc cịn cứng nhắc).

3.Hoạt động marketing chưa mạnh 4.Chính sách bán hàng chưa linh hoạt. 5.Hệ thống lương chưa khuyến khích

nhiều.

2.5. Phân tích và đánh giá mơi trường bên ngồi 2.5.1.Mơi trường vĩ mơ

2.5.1.1.Môi trường kinh tế

Ngành xi măng gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên lượng xi măng tiêu thụ có quan hệ chặt chẽ với tình hình kinh tế, nhất là tốc độ phát triển GDP, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), tốc độ đầu tư, giải ngân trong xây dựng cơ bản…

A. Tổng quan tình hình kinh tế VN

a. Tốc độ tăng trưởng GDP và các yếu tố liên quan

Trong gần hai mươi năm phát triển (1990 -2008) kinh tế VN đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990 -2008 là 7,56%/năm. 24 (Xem phụ lục 2).

Năm 2007, GDP VN vẫn còn tăng trưởng ấn tượng đạt 8,48%, cao hơn mức trung bình giai đoạn 2003-2007 và VN được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc 11,9% , Ấn Độ 9,3%). Trong đó cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,4%. Tỷ trọng trong GDP của khu vực này tăng dần, chiếm 41,7% so với 41,56% năm 2006. 25 Một chỉ số rất khả quan cho sự phát triển của ngành xi măng.

Tuy nhiên, từ năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đã làm cho nền kinh tế VN bộc lộ những khó khăn26 thể hiện qua lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Chính phủ phải thực hiện một số biện pháp cần thiết như dừng hoặc hoãn đầu tư các cơng trình dự án kém hiệu quả, ngân hàng xiết chặt tín dụng, hạn 24 Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động cùa q trình hội nhập”, Tạp

chí Phát triển Kinh tế số 219 tháng 1 năm 2009.

source: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/05/24/2943/

25 Bộ Ngoại Giao (2007), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2007, Website Bộ Ngoại giao.

26 Nguyễn Đình Thọ (2008), «Chống lạm phát ở Việt Nam: Tìm đúng ngun nhân mới có giải pháp tích cực”, Tạp chí Cộng sản ngày 6/6/2008.

chế cho vay đầu tư bất động sản, nâng cao lãi suất, thị trường chứng khốn giảm sâu, bất động sản đóng băng làm giảm đáng kể nhu cầu xi măng cho xây dựng.

Bảng 2-5: Tăng trưởng GDP 2004 -2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Tốc độ tăng trưởng (%)

GDP 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18

Nông-lâm thủy sản 4,36 4,02 3,69 3,76 4,07

Công nghiệp- xây dựng 10,22 10,69 10,38 10,22 6,11

Dịch vụ 7,26 8,48 8,29 8,85 7,18

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm %

GDP 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18

Nông-lâm thủy sản 0,92 0,82 0,72 0,70 0,73

Công nghiệp- xây dựng 3,93 4,21 4,17 4,19 2,54

Dịch vụ 2,94 3,42 3,34 3,57 2,90

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008

Một số nét về tình hình kinh tế VN năm 2008 có ảnh hưởng đến ngành xi măng:

ü GDP chậm lại nhưng vẫn cịn tăng trưởng dương, cơng nghiệp và xây dựng tăng

6,11%. Vốn đầu tư xã hội chiếm tỷ trọng cao, đạt 580 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn ở thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)