Thực tế về cấp phép đầu tư vốn ĐTTTNN năm 2001 – 2007:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và giải pháp đề xuất (Trang 33 - 36)

- Chính sách thu hút ĐTTTNN tại Thái Lan rất năng động, liên tục được

NGUỒN VỐN ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM (TỪ 200 1 2007)

2.1.1.1. Thực tế về cấp phép đầu tư vốn ĐTTTNN năm 2001 – 2007:

Sau thời kỳ khủng hoảng về nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam giai đoạn 1997 – 2000 (do do sức ép khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á cùng hạn chế tồn tại trong môi trường đầu tư Việt Nam thời điểm đó), từ năm 2001 đến năm 2003, dịng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam bắt đầu có sự cải thiện dần so với giai đoạn liền kề trước đó, nhưng vẫn chỉ ở mức hồi phục chậm chạp. Cụ thể, vốn đăng ký năm 2001 đạt 3,413 tỷ USD, tăng hơn 20,26% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 87,86% so với năm 2001; năm 2003 (đạt 3,192 tỷ USD) tăng 6,44% so với năm 2002. Tính chung cho cả giai đoạn ba năm 2001 – 2003, tổng vốn đăng ký chỉ đạt 9,604 tỷ USD (chỉ chiếm khoảng 59,67% so với giai đoạn suy thoái của nguồn vốn ĐTTTNN 1997 – 2000). Chỉ đến năm 2004, mới thực sự có sự hồi phục rõ rệt, tổng vốn đăng ký đã đạt 4,548 tỷ USD, tăng 42,48% so với năm 2003. Có thể thấy rõ sự biến động trong tổng vốn đăng ký các dự án ĐTTTNN qua thời gian 2001 – 2007 trên biểu đồ 2.2.

3,413 2,999 3,192 4,548 6,840 6,840 10,201 20,302 0 3000 6000 9000 12000 15000 18000 21000 2001 2,002 2,003 2,004 2,005 2,006 2,007 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng vốn ĐTTTNN đăng ký (2001 – 2007)

Nguyên do từ năm 2003, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều bước đệm quan trọng để tạo nên một làn sóng ĐTTTNN mới vào Việt Nam nhằm cải thiện tình hình suy thối vốn ĐTTTNN từ những năm 1997. Cụ thể vào tháng 4/2003, chính phủ Việt Nam đã tổ chức chuyến thăm Nhật Bản – một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu vốn – để tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia về lĩnh vực kinh tế. Và ngày 14/11/2003, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được ký kết, theo đó, tất cả các dự án đầu tư của doanh nhân hai quốc gia sẽ được bảo đảm quyền lợi ngang nhau tại cả hai quốc gia, và những quy định hạn chế – cản trở mọi hoạt động đầu tư song phương dưới bất kỳ hình thức nào cũng được bãi bỏ. Đồng thời, vào tháng 9/2003, Việt Nam cũng ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sửa đổi với Hàn Quốc. Giữa hai quốc gia đạt được sự thỏa thuận thông qua sự kiện này là tạo dựng một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và hợp tác nhằm giải quyết nhanh chóng và minh bạch những vấn đề nảy sinh trong các quan hệ kinh tế.

Ngoài những nỗ lực cải thiện mối quan hệ kinh tế quốc tế, ngày 15/4/2003, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 38/CP (có hiệu lực từ ngày 22/5/2003) về việc cho phép chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN (đã góp đủ vốn theo quy định tại giấy phép đầu tư) sang hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần. Mục đích Nghị định 38/CP là giúp các cơng ty có vốn nước ngồi được đa dạng hóa hình thức đầu tư, mở thêm kênh huy động vốn trong và ngồi nước, nhằm tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khốn.

Như vậy, mặc dù ở năm 2004, nếu so với các quốc gia khác trong khu vực, dòng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam chỉ bằng ¼ so với Thái Lan, 1/5 so với Indonesia, và thấp hơn Trung Quốc đến 69 lần. Tuy nhiên, với những nỗ lực và cải thiện về chính sách trong nền kinh tế ở năm 2003, đã thực sự tạo bước khởi

đầu cho sự phục hồi vốn ĐTTTNN vào Việt Nam ở năm 2004, và là bệ phóng cho hoạt động thu hút vốn ĐTTTNN ỡ những năm tiếp theo sau này.

Từ năm 2005 trở đi, nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam đã lần nữa tạo

thêm một bất ngờ lớn với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, hơn cả năm 1996 (được xem là thời điểm mà ĐTTTNN đạt đỉnh cao). Tổng vốn đăng ký năm 2005 đã đạt được 6,84 tỷ USD tăng hơn 50,4% so với năm 2004, đạt gần 57% so với chỉ tiêu đề ra trong Nghị định 09/2001/NĐ-CP (chỉ tiêu năm 2005 thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn ĐTTTNN vào Việt Nam).

Ở năm 2006, tổng vốn đăng ký đã có sự nhảy vọt, đạt đến 10,201 tỷ USD, tăng 49,14% so với năm 2005. Năm 2006 đánh dấu năm bắt đầu bội thu về nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam, nhờ vào những tác động khách quan – đó là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO và tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC được diễn ra thành công tại Việt Nam, đã tăng thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam, đồng thời việc áp dụng Luật Đầu tư 2005 thống nhất đã thực sự tạo nên bước nhảy vọt trong hoạt động thu hút nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc kết nối với thế giới đã tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động thu hút vốn ĐTTTNN vào năm 2007. Với vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế (thành viên 150 của WTO, Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR ký kết giữa Mỹ và Việt Nam, thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc), cùng những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư trong nước, đã tạo nên bước đột phá trong năm 2007. Năm 2007, tổng vốn đăng ký đạt con số 20,302 tỷ USD, tăng vọt gần 100% so với năm 2006, vượt xa những dự báo sẽ có hơn 12 tỷ USD vốn ĐTTTNN vào Việt Nam, đánh dấu một kỷ lục về thu hút nguồn vốn ĐTTTNN trong 20 năm qua, và tăng hơn 2 lần so với năm 1996 (được xem là năm cao nhất trong thu hút nguồn vốn ĐTTTNN của thời kỳ trước khủng hoảng,

với tổng vốn ĐTTTNN đăng ký ở năm 1996 là 10,164 tỷ USD). Xét riêng trong hai năm 2006 – 2007, dòng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam thực sự đã có sự gia tăng đáng kể với sự tham gia nhiều dự án có quy mơ lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như ngành thép , điện tử, công nghệ cao… và một số lĩnh vực dịch vụ như đầu tư hệ thống cảng biển, xây dựng đơ thị mới,….

Tóm lại, từ năm 2005 trở đi, dòng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam đã đánh dấu môt thời kỳ mới với bước chuyển biến vượt bậc, tăng trưởng nhanh và vượt trội hơn hẳn so với những năm trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và giải pháp đề xuất (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)