Luật Đầu tư 2005: Với đà phát triển kinh tế, nhằm cải thiện môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và giải pháp đề xuất (Trang 110 - 116)

đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng – khơng phân biệt đối xử với các nhà đầu tư, đơn giản hóa mọi thủ tục đầu tư, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, hướng tới mục tiêu gia nhập WTO, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư (chung) trên cơ sở điều chỉnh, sửa đổi Luật đầu tư nước ngồi, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định khuyến khích Đầu tư ra nước ngồi. Luật Đầu tư (chung) có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006, bao gồm 10 chương với 89 điều, thay thế Luật Đầu tư nước ngồi và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Từ đây, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chịu sự chi phối của Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/1/2006). Luật Đầu tư 2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuế thì chuyển sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế, và đối với các nội dung mang tính chất đặc thù thì sẽ do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Việc xây dựng Luật Đầu tư năm 2005 đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực để thu hút vốn đầu tư nước ngồi nói chung – ĐTTTNN nói riêng kể từ năm 2006 đến nay.

* Tóm lại, với thực tiễn phát triển đất nước từ thời kỳ đổi mới đến nay, cho

thấy việc tạo dựng mơi trường pháp lý cho đầu tư nước ngồi trong thời gian qua thực sự rất cần thiết trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực Châu Á và thế giới. Đó thực sự là địn bẫy quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian hơn 20

năm qua, đảm bảo cho chủ trương và định hướng Đảng và Nhà nước đề ra nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế xã hội của Việt Nam.

* Các hình thức ĐTTTNN tại Việt Nam và các khu kinh tế liên quan:

** Các hình thức ĐTTTNN tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, trong quá trình thu hút vốn ĐTTTNN, Chính phủ đã cấp phép cho nhiều loại hình đầu tư. Phần này xin nêu lên khái niệm và đặc điểm của 7 loại hình ĐTTTNN thường gặp.

Đó là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công ty liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi, Hình thức đầu tư BOT, Hợp đồng phân chia sản phẩm, Thuê tài chính, và Hợp tác liên doanh. Cụ thể:

a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Corporation Contract – BCC):

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là văn bản được ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động tại quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà khơng thành lập một xí nghiệp mới hoặc một pháp nhân mới nào. Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường được áp dụng trong khai thác dịch vụ du lịch, khai thác mặt bằng sản xuất và kinh doanh,… có các đặc điểm sau:

+ Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi, và nghĩa vụ rạch rịi. Khơng thành lập pháp nhân mới tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia vào, theo tính chất hoạt động kinh doanh và thời hạn thực hiện mục tiêu của các bên tham gia. Vấn đề vốn kinh doanh có thể được đề cập hoặc khơng đề cập đến trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

b. Công ty liên doanh (Join Venture Company – JVC):

Cơng ty liên doanh (JVC) là hình thức cơng ty được thành lập với sự tham gia của một bên là một hay nhiều pháp nhân của Việt Nam, bên kia là một hay nhiều thành viên nước ngồi với đặc điểm chính sau:

+ Được thành lập dưới hình thức cơng ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Công ty liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Phần vốn góp của bên nước ngồi vào vốn pháp định của công ty liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thỏa thuận của các bên, nhưng tối thiểu phải là 30% vốn pháp định. Tiến độ góp vốn do các bên thỏa thuận được ghi vào hợp đồng liên doanh và được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngồi chấp thuận. Trong q trình hoạt động, khơng được giảm vốn pháp định.

+ Trong công ty liên doanh, các bên chia lợi nhuận và gánh chịu rủi ro phát sinh theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận khác được ghi rõ trong hợp đồng liên doanh.

+ Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cơng ty liên doanh, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng. Các bên tham gia vào liên doanh chỉ định người của mình tham gia vào hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn đã góp vào vốn pháp định của công ty liên doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên tham gia liên doanh thỏa thuận đề cử. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật Việt Nam về mọi quản lý và điều hành các hoạt động của công ty liên doanh. Nếu Tổng Giám đốc là người nước ngồi thì Phó Tổng Giám đốc thứ nhất là người Việt Nam và ngược lại. Nhiệm vụ và quyền hạn có liên quan được ghi rõ trong điều lệ công ty.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi mới thâm nhập vào thị trường quốc gia tiếp nhận đầu tư, thường chọn hình thức cơng ty liên doanh để có thể chiếm lĩnh thị trường tại đây một cách nhanh nhất, với chi phí xây dựng xí nghiệp thấp nhất, đơn giản nhất. Sau một thời gian đi vào hoạt động sẽ chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác.

c. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi:

+ Đây là hình thức các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư 100% vào Việt Nam. Được thành lập theo hình thức cơng ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để thành lập cơng ty liên doanh. Chủ đầu tư nước ngồi bỏ ra 100% vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (kể cả phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu) trong suốt thời gian đầu tư. Họ cũng là những người đứng ra thành lập, tự quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu của các tổ chức và cá nhân nước ngồi. Thời hạn hoạt động khơng được q 50 năm.

d. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT):

Theo Luật Đầu Tư tại Việt Nam: “Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam và nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam”. Có những đặc điểm sau:

+ Cơng trình được đầu tư toàn bộ bằng vốn của các chủ đầu tư nước ngồi, nên họ có quyền nắm quyền sở hữu, quản lý và làm chủ độc quyền tài sản của cơng trình kinh doanh, chịu rủi ro về thiết kế, xây dựng dự án khi

điều hành hoạt động. Nhà nước có thể góp vốn bằng nguồn tài nguyên (đất đai). Quyền sở hữu, quản lý, làm chủ độc quyền của chủ đầu tư đối với tài sản của cơng trình BOT là có thời hạn. Họ bỏ vốn để kinh doanh, khai thác cơng trình trong một thời gian nhất định, đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận thỏa đáng, đến khi chấm dứt hợp đồng sẽ chuyển giao cơng trình cho Việt Nam mà khơng địi hỏi bất cứ một khoản tiền nào. Các nhà đầu tư nước ngồi thường đảm bảo duy trì sự tiện dụng của cơng trình sẽ cịn mới như lúc đầu và trong điều kiện hoàn hảo đối với cơng trình sẽ chuyển giao cho Nhà nước khi hết hạn hợp đồng.

+ Trong hợp đồng BOT, các nhà đầu tư nước ngoài thu được một khoản lợi nhuận đáng kể do thời gian khai thác, kinh doanh một cơng trình BOT thường khá dài, đồng thời do BOT thường là cơng trình hạ tầng kinh tế (cầu, đường, cơng trình thủy điện,…) nên đối tượng sử dụng là dân cư. Về giá khi chuyển giao hợp đồng BOT, giá bán sản phẩm được ấn định từ trước (từ khi đàm phán), vì vậy các chi phí phát sinh thêm trong q trình xây dựng sẽ khơng được Nhà nước hoàn lại.

Tại Việt Nam, dự án BOT đầu tiên được cấp giấy phép vào tháng 3/1995 là hợp đồng triển khai Nhà máy nước Bình An do UBND TP.HCM ký kết với tập đồn Emas Utilities Sadec Malaysia với cơng suất là 100.000 m3/ngày. Ngày 1/8/1999, chính thức đi vào hoạt động, cung cấp nước cho khu vực TP.HCM và một số khu vực lân cận huyện Thuận An – Bình Dương và khu Biên Hịa. Tập đồn Malaysia đầu tư 100% vốn (tương đương 38 triệu USD), theo hợp đồng BOT, sau 20 năm hoạt động (khai thác và bán nước cho Công ty Cấp nước TP.HCM), toàn bộ nhà máy sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam.

e. Hợp đồng phân chia sản phẩm (Production Sharing Contract – PSC):

Đây là loại hợp đồng quy định nhà đầu tư nước ngồi bỏ 100% vốn để tìm kiếm, thăm dị và khai thác tài ngun tại lãnh thổ Việt Nam. Hình thức này có những ưu và nhược điểm sau:

+ Đối với Việt Nam, khi thực hiện hợp đồng phân chia sản phẩm với các nhà đầu tư nước ngồi, sẽ có nhiều điều kiện khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả. Tuy nhiên cần phải xem xét nếu thiếu kinh nghiệm và trình độ trong tổ chức quản lý và khai thác tài ngun có thể dẫn đến tình trạng tài ngun quốc gia bị phía nước ngồi chiếm đoạt với khối lượng lớn.

+ Đối với nhà đầu tư nước ngồi, họ có được khoản thu nhập rất lớn nếu biết khai thác các nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả, qua đó sẽ nâng cao được uy tín của họ trên thương trường quốc tế thơng qua các kết quả đạt được của hợp đồng phân chia sản phẩm.

f. Cho thuê tài chính:

+ Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho th máy móc thiết bị và các động sản khác. Các công ty cho thuê tài chính sẽ mua hàng, tài sản theo yêu cầu của bên thuê và sở hữu số tài sản cho thuê trong suốt thời hạn thuê. Bên thuê phải trả vốn gốc và lãi thuê trong suốt thời hạn thuê theo hợp đồng. Khi hết hạn thuê, doanh nghiệp thuê tài chính được chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đã thuê. Trong suốt thời hạn của hợp đồng cho thuê tài chính, bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu tài sản thiết bị cịn bên th chỉ có quyền sử dụng các tài sản thiết bị đó. Bên đi th chủ động hồn tồn trong việc tìm và lựa chọn các tài sản thiết bị cần sử dụng. Họ được quyền chọn mua tài sản

thiết bị thuê theo một mức giá được xác định trước trong hợp đồng thấp hơn giá trị còn lại của tài sản thiết bị đó.

+ Thời hạn cho thuê không thể hủy ngang theo ý muốn chủ quan của các bên có liên quan, trừ trường hợp hợp đồng cho thuê bị vi phạm. Giá cả cho thuê được tính và xác định trước, thể hiện ở phần phụ lục hợp đồng cho thuê tài chính. Bên thuê sẽ trả dần dần hoặc lựa chọn phương thức trả thích hợp với q trình sử dụng tài sản th.

g. Hợp tác liên doanh (Code Share):

Các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh theo phương thức sau: Thời gian đầu, tiến hành khai thác các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhãn hiệu, thương hiệu của bên nào có vị trí trên thị trường. Sau một khoảng thời gian nhất định, việc khai thác dịch vụ, sản phẩm sẽ tiếp tục với nhãn hiệu, ký mã hiệu, thương hiệu của đối tác kia.

** Các khu kinh tế tại Việt Nam liên quan đến hoạt động ĐTTTNN:

Ngồi các hình thức ĐTTTNN được kể trên, nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam cịn thực hiện dưới các hình thức các khu kinh tế như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và giải pháp đề xuất (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)