động Việt Nam trong các khu công nghiệp – khu chế xuất thiếu kiến thức căn bản về pháp luật lao động, nên họ không biết chủ đầu tư đã thực sự vi phạm pháp luật lao động về giờ làm việc quá quy định, về tăng ca nhưng khơng tính thêm tiền, khơng được hưởng chế độ bảo hiểm cho mình,…Vì thế, khơng tự bảo vệ quyền lợi cho mình ngay từ khi ký hợp đồng mà chỉ đến khi khơng chấp nhận
được mới dẫn đến đình cơng, gây nên những tác động tiêu cực về mặt xã hội cũng như đã ảnh hưởng đến đánh giá về mơi trường đầu tư Việt Nam. Bên cạnh đó, phong cách làm việc người lao động vẫn thiếu tác phong công nghiệp, xem thường những quy định làm việc hợp lý, đúng pháp luật. Do đó, để nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn cũng như giúp người lao động tự biết quyền và nghĩa vụ thích hợp của mình, Ban Quản lý khu cơng nghiệp, khu chế xuất cần phải thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề về pháp luật lao động, về xây dựng phong cách làm việc công nghiệp, tại ngay các khu công nghiệp – khu chế xuất và có sự tham gia của lãnh đạo Liên đoàn lao động cùng những người quản lý của doanh nghiệp ĐTTTNN, qua đó một phần cung cấp thơng tin căn bản về pháp luật lao động, mặt khác tạo cho người lao động và chủ doanh nghiệp có sự thơng hiểu nhau qua những giải đáp về những vướng mắc phát sinh trong quá trình làm việc, tránh được các cuộc đình cơng, lãng cơng.
3.2.4. Phát triển có hệ thống khu cơng nghiệp – khu chế xuất (KCN, KCX):
Phát triển KCN, KCX chính là định hướng quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội đất nước thông qua việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTTTNN. Từ Nghị định 322/HĐBT do chính phủ ban hành ngày 18/10/1991 về quy chế hoạt động KCN, KCX, hiện nay hệ thống KCN, KCX đã phát triển tương đối mạnh trên nhiều vùng của đất nước. Và để tạo sức thu hút nguồn vốn ĐTTTNN từ các MNCs vào KCN, KCX, kiến nghị với Ban Quản lý KCN, KCX cần thực hiện những giải pháp sau: