các KCN, KCX: Cần làm rõ chế định pháp luật các loại hình KCN, KCX để
thống nhất cách nhận thức, cách thức tổ chức vận hành của từng loại hình này trong phạm vi cả nước. Xây dựng mơi trường pháp lý ổn định, bảo đảm cho sự phát triển bền vững KCN, KCX. Tránh tình trạng tùy tiện xé rào, đặt ra những cơ chế chính sách mang tính địa phương gây ra mơi trường cạnh tranh khơng lành mạnh, gây trở ngại cho sự phát triển chung KCN, KCX. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" đối với ban quản lý các KCN, KCX góp
phần tạo mơi trường hành chính lành mạnh tăng tính chủ động, năng động trong đội ngũ cán bộ quản lý KCN, KCX.
3.2.5. Khuyến khích phát triển hình thức đầu tư BOT, BTO, BT:
Hình thức đầu tư BOT, BTO, BT được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật do ưu điểm nổi trội là Nhà nước không phải dùng vốn ngân sách, mà các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào các loại hình này sẽ trực tiếp bỏ vốn đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về dự án trong suốt thời gian thực hiện, nên giảm được sức ép về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lên ngân sách Nhà nước. Do yêu cầu cấp thiết hiện nay cần phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thiết nghĩ Nhà nước cần phải khuyến khích phát triển hình thức đầu tư BOT, BTO, BT từ nguồn vốn ĐTTTNN tập trung vào các dự án lớn phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, nhiệt điện – thủy điện và một số lĩnh vực khác.
Hiện nay, với khung pháp lý duy nhất cho loại hình BOT, BTO, BT là Nghị định 78/2007/NĐ-CP (ban hành ngày 11/5/2007) quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các dự án phát triển cơng trình kết cấu hạ tầng theo các hình thức này, đã phần nào tạo thuận lợi cho các dự án ĐTTTNN. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư nước ngồi tham gia vào loại hình này, mối quan tâm lớn nhất của họ không chỉ là ưu đãi về thuế hay quy trình cấp phép mà chính là nguồn vốn tài trợ trong quá trình triển khai dự án. Do các doanh nghiệp nước ngồi khơng thể tiến hành vay vốn tại các ngân hàng Việt Nam (vì khơng có tài sản thế chấp), trong khi các ngân hàng nước ngồi khơng có quyền nhận thế chấp để các doanh nghiệp nước ngồi vay. Vì thế, để có thể khuyến khích phát triển loại hình đầu tư BOT, BTO, BT vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Việt Nam, thiết nghĩ Nhà nước cần ban hành quy định hỗ trợ, cho phép các doanh nghiệp nước ngồi ở loại hình đầu tư này được quyền huy động vốn bằng nhiều hình thức
khác nhau như thơng qua phát hành trái phiếu công ty hay bán cổ phần. Đồng thời, Nhà nước cũng nên xem xét hỗ trợ hoàn toàn thuế suất (tức mức chịu thuế bằng 0%) đối với các doanh nghiệp tham gia vào loại hình BOT,BTO,BT này trong thời gian đầu của dự án.
3.2.6. Nhà nước cần phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính rườm rà, trì trệ là một trong những yếu tố cản trở hiệu quả sử dụng nguồn vốn ĐTTTNN. Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp cải tiến thủ tục hành chính nhưng vẫn cịn mang dấu ấn nặng của cơ chế “xin – cho”, nảy sinh tình trạng nhũng nhiễu từ các cấp có thẩm quyền, gây nên nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư từ khâu xin cấp phép đến cả khâu triển khai dự án ĐTTTNN.
Do đó, cơng tác cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ĐTTTNN cần phải được tích cực đẩy mạnh cải cách theo những hướng sau: