Những yếu kém trong ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và giải pháp đề xuất (Trang 95 - 97)

- Về chi phí sinh hoạt: Định hướng của Nhà nước là giảm thấp chi phí hoạt

3.2.9.1. Những yếu kém trong ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư Việt Nam:

động tiêu cực đến môi trường đầu tư Việt Nam:

Ngành công nghiệp phụ trợ là một bộ phận đặc thù, chuyên làm chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, như chế tạo linh kiện, phụ kiện, phụ tùng,…. Đây là cầu nối – đường truyền dẫn để tăng khả năng thu hút và hấp thụ tốt dòng vốn ĐTTTNN đổ vào Việt Nam.

Tuy nhiên, thời gian qua, ngành cơng nghiệp phụ trợ vẫn chưa có hướng phát triển rõ rệt, vẫn trong tình trạng manh mún, yếu kém, và gây ra tác động

0 20 40 60 80 100 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 71,81% 86,4% 83,02% 62,73% 48,38% 40,19% 39,56%

tiêu cực đến khả năng thu hút và hấp thụ dòng vốn ĐTTTNN tại Việt Nam, thể hiện rõ:

+ Làm gia tăng giá trị nhập khẩu: Các sản phẩm ngành công nghiệp phụ

trợ chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất – đa phần có chất lượng kém và giá thành lại cao nên chỉ tiêu thụ trong nội bộ khu vực kinh tế Nhà nước, còn trong khu vực vốn ĐTTTNN hầu như phải nhập khẩu hồn tồn các sản phẩm thuộc ngành cơng nghiệp phụ trợ từ nước ngoài. Cụ thể như ngành dệt may hầu hết phải sử dụng 80% các phụ liệu thông qua con đường nhập khẩu, ngành điện tử thì chỉ có ¼ doanh nghiệp trong ngành sản xuất linh kiện phụ tùng, nhưng là doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN và chủ yếu đưa đi xuất khẩu,… Vì thế, theo thống kê, khoảng 2/3 giá trị nhập siêu của Việt Nam thuộc về dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất – trong đó, chiếm hơn ½ là các nguyên vật liệu phụ trợ.

+ Chậm tốc độ triển khai dự án ĐTTTNN: Hầu hết các doanh nghiệp

vốn ĐTTTNN vào Việt Nam mất thời gian cho việc tìm kiếm đối tác cung ứng các sản phẩm phụ trợ tại địa phương, nên buộc phải nhập khẩu sản phẩm thuộc ngành công nghiệp phụ trợ từ nước khác vào Việt Nam, đẩy chi phí phát sinh lên cao, cản trở tiến độ triển khai thực hiện các dự án, hạn chế khả năng hấp thụ vốn từ các dự án ĐTTTNN được cấp phép. Đơn cử trường hợp dự án xây dựng cao ốc của tập đoàn Berjaya (Malaysia), muốn phù hợp với phần thiết kế, phải nhập khẩu vật liệu xây dựng và trang trí nội thất từ nước khác vào Việt Nam (vì khơng thể tìm thấy nhà cung ứng các sản phẩm này tại Việt Nam, và bản thân công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm phụ trợ dạng này không đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư), và chi phí này chiếm đến hơn 30% giá trị xây

lắp, mất thời gian tìm kiếm đối tác nhập khẩu cũng như mất thời gian vận chuyển đã làm tốc độ triển khai dự án chậm hẳn lại, ảnh hưởng tiến độ giải ngân dòng vốn.

+ Giảm cả khả năng thu hút dự án ĐTTTNN: Công nghiệp phụ trợ yếu

kém không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ dòng vốn ĐTTTNN, mà còn làm giảm khả năng thu hút các dự án ĐTTTNN vào Việt Nam. Với định hướng thu hút vốn ĐTTTNN vào lĩnh vực điện tử, nhưng trong những tháng đầu năm 2008, tập đoàn Sony đã rút lui khỏi thị trường Việt Nam, do hiện tại vì khơng tìm thấy những linh kiện phụ trợ tại Việt Nam mà hoàn toàn phải nhập khẩu làm giá thành sản phẩm đội lên cao – mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời theo cam kết Việt Nam với WTO sẽ thực hiện từ năm 2010 – các hàng điện tử nhập khẩu nguyên kiện sản phẩm sẽ không phải chịu thuế suất – gây ra nhiều khó khăn hơn cho Sony khi tính cạnh tranh của tập đồn hầu như đã bị triệt tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tế thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và giải pháp đề xuất (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)