Dư nợ tín dụng (2008 – 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 35 - 38)

2 .Thực trạng về các hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ACB

2.2.1.1 Dư nợ tín dụng (2008 – 2012)

Bảng 2.1: Tổng dư nợ tại một số các ngân hàng đối thủ (2008 - 2012) Đvt: Tỷ VND Tổng dư nợ 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 34,346 62,020 86,647 101,897 101,832 Eximbank 48,247 38,381 62,345 74,663 74,922 Sacombank 33,677 55,247 77,359 78,448 94,079 Techcombank 26,343 42,092 52,927 63,434 68,261 Maritimebank 11,210 23,872 31,830 37,753 28,944

(Nguồn: Báo cáo tài chính cơng bố của các NHTM)

Theo thống kê so sánh với một số ngân hàng có quy mơ khá tương đồng, kết quả cho thấy tổng dư nợ của ACB đang cao hơn trong số các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh được so sánh.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh tổng dư nợ tín dụng tại ACB (2008 – 2012)

Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ hàng năm của ACB trong 03 năm (2008 – 2011) khá cao với tốc độ tăng bình quân khoảng trên 30%/năm. Tuy nhiên, đến

giai đoạn 2012 thì ACB giảm tốc độ tăng trưởng, một phần do tình hình kinh tế khó khăn, Ngân hàng Nhà nước siết giảm tín dụng, một phần khác do ACB gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn và cho vay. Trong thời điểm này, các khách hàng tốt có xu hướng thu hẹp sử dụng vốn vay để giảm chi phí tài chính vì bản thân các khách hàng vay cũng khó tìm được nguồn thu ổn định và có hiệu quả lợi nhuận cao như những năm trước đó.

Về huy động và cho vay: ACB duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý trên vốn huy động từ

khách hàng.

Bảng 2.2: Tổng giá trị huy động của ngân hàng (2008 – 2012) Huy động từ khách hàng 2008 2009 2010 2011 2012 1.Giá trị cho vay khách

hàng (tỷ VND)

34,346 62,020 86,647 101,897 101,832

2. Giá trị huy động khách hàng (tỷ VND)

65,429 87,900 107,150 142,828 126,679 3. Giá trị huy động khác (tiền

gửi và vay TCTD khác, phát hành trái phiếu) (tỷ VND) 26,472 36,511 64,208 83,622 32,584 4. Tổng giá trị huy động (4 = 2 + 3) ((tỷ VND) 91,901 124,411 171,358 226,450 159,263 5.Tỷ lệ cho vay khách hàng /Tổng giá trị huy động (5 = 1/4) (%) 37.37% 49.85% 50.56% 45.00% 63.94%

(Nguồn: Báo cáo tài chính cơng bố của ACB qua các năm)

Về lĩnh vực cho vay: Theo phân tích báo cáo tài chính của ACB cơng bố thì tính

chất dư nợ của ACB tập trung lĩnh vực sản xuất chế biến và thương mại (chiếm trên 50% tổng dư nợ).

Về kỳ hạn cho vay: Kỳ hạn phân bổ đồng đều tỷ lệ 1 : 1 giữa cho vay kỳ hạn

ngắn hạn (bình quân 50% tổng dư nợ) và kỳ hạn trung dài hạn (bình quân 50% tổng dư nợ).

Về địa lý kinh doanh: ACB tập trung đẩy mạnh dư nợ cho vay tại khu vực Hồ

Chí Minh (chiếm trên 60% tổng dư nợ), miền Bắc (23% tổng dư nợ), khu vực miền Tây (10% tổng dư nợ), còn lại là khu vực miền Trung.

Về cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế (2008 – 2012):

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại ACB (2008-2012)

Đvt: tỷ VND

Stt Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh nghiệp nhà nước 2,821 4,378 4,932 3,237 3,185 2 Công ty CP, TNHH, DNTN 12,574 34,097 48,642 61,531 53,497

3 Công ty liên doanh 387 497 388 501 306

4 Cơng ty 100% vốn nước ngồi 180 195 204 807 467

5 Hợp tác xã 5 29 21 19 26

6 Khách hàng cá nhân (thể nhân) 18,379 22,824 32,460 35,802 44,349

Tổng cộng 34,346 62,020 86,647 101,897 101,832

(Nguồn: Báo cáo tài chính cơng bố của ACB qua các năm)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế năm 2012 tại ACB

ACB tập trung cho vay lĩnh vực cá nhân và tổ chức ngồi quốc doanh, có thể nhận thấy rõ định hướng chiến lược ACB trong giai đoạn 2008 – 2012 là tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng là các cá nhân.

Về tình hình chất lượng dư nợ cho vay qua các năm (2008 – 2012)

Bảng 2.4: Chất lượng dư nợ vay tại ACB qua các năm (2008 -2012)

Stt Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012

1 Nợ đủ tiêu chuẩn (Tỷ VND) 33,640 61,403 86,147 100,697 93,884 2 Nợ cần chú ý (Tỷ VND) 398 363 209 326 5,422 3 Nợ dưới tiêu chuẩn (Tỷ 223 24 64 274 747

Stt Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 VND) 4 Nợ nghi ngờ (Tỷ VND) 67 89 58 303 629 5 Nợ có khả năng mất vốn (Tỷ VND) 18 141 169 297 1,150 6 Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn (%) 2.1% 1.0% 0.6% 1.2% 7,8% 7 Tỷ lệ NQH kế hoạch (%) 1.5% 1.5% 1.5% 2% 4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB cơng bố qua các năm)

Dư nợ ACB tăng trưởng nhanh tập trung giai đoạn từ 2008 – 2011. ACB có hệ thống quy trình nội bộ quy định khá rõ về thẩm định và trình duyệt hồ sơ, kể cả khi tiếp thị khách hàng cũng có quy chuẩn định hướng theo chính sách tín dụng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế suy thối tồn cầu cuối năm 2011 đã để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng, do đó, ACB cũng như các TCTD khác đều bị tăng dư nợ không đủ tiêu chuẩn.

Từ giai đoạn năm 2011 – 2012 là thời điểm khó khăn nhất của ngành ngân hàng khi các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong vấn đề thanh tốn, do đó có thể thấy tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn của ACB tăng trong năm 2011 – 2012, đây cũng là tình trạng chung của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)