Quy trình tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 47 - 50)

2 .Thực trạng về các hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ACB

2.2.3 Quy định và quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ACB

2.2.3.5 Quy trình tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu

ACB đang tách riêng thành 02 quy trình riêng biệt để tài trợ nhập khẩu,

tài trợ xuất khẩu. Nếu một khách hàng vừa xuất vừa nhập khẩu muốn cấp tín dụng cho nhập khẩu, xuất khẩu thì phải thực hiện theo 02 quy trình tách biệt dưới đây.

Đối với quy trình nhập khẩu

Bước 01: Khách hàng được ACB thẩm định cấp tín dụng.

Bước 03: Hoàn tất pháp lý (hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng thế chấp song

phương và đăng ký giao dịch bảo đảm với lơ hàng, ký khung tồn bộ tài sản thế chấp).

Bước 04: Giải ngân cho khách hàng. Khách hàng phải cung cấp cho ACB bộ

chứng từ nhập khẩu lô hàng và được ACB giải ngân tài trợ. Số tiền giải ngân sẽ thanh toán trực tiếp cho bên nhà cung cấp nước ngoài. Việc giải ngân phải đảm bảo lơ hàng nhập có đầy đủ chứng từ hợp pháp và nhập kho bên giao nhận do ACB chỉ định và vận chuyển hàng về kho bảo quản an toàn theo các quy định ACB. Trước khi giải ngân, các hợp đồng giao nhận, thuê kho bãi, thuê dịch vụ bảo vệ phải được hoàn tất.

Bước 05: Giám sát thu nợ.

Quản lý biến động giá: Lô hàng phải được quản lý biến động giá theo quy định ACB trong suốt thời gian mở L/C và khi cịn dư nợ vay. Trường hợp lơ hàng giảm giá trị thế chấp so với lúc trình duyệt thì khách hàng phải ký quỹ bổ sung, thế chấp tài sản bảo đảm hoặc trả bớt nợ tương ứng.

Quy định đảo hàng: ACB cho phép khách hàng đảo hàng đang thế chấp cho ACB để đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Khách hàng phải cung cấp hợp đồng bán hàng trước khi đảo hàng. Lô hàng thế chấp phải tương đồng về chất và giá trị với lô hàng được đảo. Đảm bảo khơng thất thốt và phải đủ số lượng sau khi thực hiện đảo hàng. Chỉ thực hiện đảo hàng sau khi lơ hàng mới đã vào kho an tồn.

Bước 06: Thanh lý hợp đồng khi khách hàng trả hết dư nợ nhập khẩu.

Đối với quy trình xuất khẩu

Bước 01: Khách hàng được ACB thẩm định cấp tín dụng.

Bước 02: ACB phê duyệt mức cấp tín dụng và thơng báo cho khách hàng. Bước 03: Hoàn tất pháp lý (hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng thế chấp song

phương và đăng ký giao dịch bảo đảm khoản phải thu, ký khung toàn bộ tài sản thế chấp). Khách hàng cam kết bán ngoại tệ cho ACB.

Bước 04: Giải ngân cho khách hàng. Căn cứ hợp đồng xuất khẩu, ACB sẽ giải

ngân theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Tiền vay có thể giải ngân cho nhà cung cấp hoặc giải ngân cho bên vay.

Bước 05: Giám sát thu nợ.

Quản lý tiền thu từ hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo bộ chứng từ xuất khẩu do ACB tài trợ phải xuất trình qua ACB để thu hồi nợ. Ngay khi có tiền báo có từ ngân hàng nước ngoài, ACB tiến hành thu phí, lãi vay, nợ gốc. Nguồn tiền ngoại tệ thừa còn lại khách hàng chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây: gửi có kỳ hạn, thanh tốn tiền hàng nhập khẩu, bán ngoại tệ cho ACB. Nếu khác các mục đích này phải được ACB cho phép.

Bước 06: Thanh lý hợp đồng khi khách hàng trả hết dư nợ và bổ sung chứng

từ thanh lý đầy đủ.

Những hạn chế của quy trình hiện tại

ACB đang tách biệt 02 quy trình tài trợ nên khi khách hàng vừa có hoạt động nhập lẫn xuất sẽ gặp khó khăn trong khâu vay vốn ngân hàng theo toàn bộ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (cashflow), cụ thể:

- Chưa linh động tài trợ tín dụng và thu nợ cho khách hàng theo chu chuyển vốn:

Chưa linh động cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp đồng xuất khẩu để giải ngân và thanh toán tiền hàng nhập khẩu mà ACB đã tài trợ trước đó;

Chưa linh động cho phép doanh nghiệp cung cấp BCTXK để chiết khấu thanh toán tiền hàng nhập khẩu mà ACB đã tài trợ trước đó.

Chỉ cho phép doanh nghiệp đổi hàng lấy hàng hoặc đưa tiền lấy hàng.

- Chưa linh động trong khâu cấp tín dụng vì khâu chứng từ bổ sung q phức tạp và có tính chất lặp lại. ví dụ: hồ sơ cấp tín dụng nhập khẩu yêu

cầu khác với hồ sơ cấp tín dụng xuất khẩu. KH phải bổ sung 02 lần chứng từ chứng minh hoạt động kinh doanh và tài chính. Thời gian thẩm định kéo dài gây phiền hà cho khách hàng.

- Đây chính là điểm yếu của việc tách biệt cả 02 quy trình tài trợ riêng biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)