Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 87 - 137)

2 .Thực trạng về các hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ACB

4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, địi hỏi ngành ngân hàng phải tích cực chủ động hơn nữa trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp thơng lệ quốc tế, hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu nói riêng. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các cơ chế chính sách được xây dựng theo hướng ngày càng thơng thống, đáp ứng u cầu thực tế của hoạt động ngân hàng, từng bước phù hợp thơng lệ quốc tế. Các cơ chế liên quan chính sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện, phù hợp diễn biến thị trường tiền tệ, ổn định được thị trường tiền tệ trong nước. Cơ chế quản lý ngoại hối được đổi mới theo hướng giảm dần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Tổ chức Tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Sự đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng sát với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp và dân cư, thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường

chính thức, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức Tín dụng. Hiện nay, để thực thi có hiệu quả chiến lược và kế hoạch hội nhập quốc tế cho ngành NH, tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả, đạt được chuẩn mực quốc tế và khu vực. Các NHTM rất cần sự hỗ trợ của NH Nhà nước trong việc nhanh chóng hơn nữa trong việc rà sốt và ban hành các văn bản pháp quy cho hoạt động thanh toán XNK vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động NHTM, vừa phù hợp tập quán, thông lệ quốc tế, vừa phù hợp pháp luật Việt Nam. Tạo một hành lang pháp lý cho các NHTM an tâm hoạt động và phát triển kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước nên xem xét một số vấn đề sau:

Một là, duy trì chính tỷ giá phù hợp thực tế thị trường và ổn định: Những

biến động về tỷ giá hối đối có tác động đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tại NHTM. Vì vậy, chỉ khi có một chính sách tỷ giá ổn định mới giúp các doanh nghiệp an tâm thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài về xuất nhập khẩu. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục duy trì một chính sách tỷ giá ổn định nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu an tâm kinh doanh, điều này không chỉ mang lại hiệu quả cho chính doanh nghiệp mà cịn mang lại hiệu quả cho đất nước và cho hoạt động TTQT tại ngân hàng.

Hai là, duy trì chính sách quản lý ngoại hối cụ thể, thơng thống: Một chính

sách quản lý ngoại hối thơng thống sẽ giúp doanh nghiệp tích cực chủ động

trong kinh doanh, tái tạo ngoại tệ cho đất nước. Mọi thay đổi về chính sách quản lý ngoại hối đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Với một chính sách quản lý ngoại hối thơng thống sẽ tạo thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động sôi động hơn, thơng qua đó các doanh nghiệp kinh doanh sẽ tích cực hơn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu để có nhiều ngoại tệ tham gia vào sân chơi đầy hấp dẫn và sinh động này.

Ba là, đa dạng hoá nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối, trên cơ sở các cơ chế

chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ nhanh chóng ban hành các thơng tư, hướng dẫn các NHTM thực hiện các đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối phù hợp thơng lệ quốc tế và loại hình kinh doanh này trên thương trường quốc tế. Tạo được một thị trường ngoại hối hoạt động đúng

với các chức năng của nó thật sơi động và hiệu quả. Một thị trường ngoại hối hoạt động có hiệu quả sẽ sẽ kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế, tạo môi trường để tỷ giá được xác định một cách khách quan theo quan hệ cung cầu, cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai. Một thị trường ngoại hối hiệu quả là môi trường lý tưởng để Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Thời gian qua, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đó là, Chính sách quản lý ngoại hối đã được hồn thiện theo hướng phát triển kinh tế thị trường mở, bước đầu đã đưa một số các giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như: Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối hiện nay cịn non trẻ, chưa sơi động, quy mơ hoạt động và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh còn sơ khai, chưa phát triển. Khi hoạt động của thị trường này phát triển nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để có ngoại tệ giao dịch trên thị trường, hoạt động TTQT tại NHTM sẽ phát triển theo và hiệu quả mang lại sẽ nhiều hơn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tạo tiền đề cho thị trường ngoại hối phát triển.

Kết luận Chương 04

Chương 04 đã đúc kết lại việc giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận văn. trong nội dung của chương, học viên đã đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm tài trợ xuất khẩu thơng quan giải pháp về chính sách sản phẩm, chính sách giá ưu đãi, sự thuận tiện trong quy trình. Luận văn nghiên cứu tạo ra quy trình sản phẩm mới “tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói”. Điểm khác biệt của quy trình này là tạo quy trình tài trợ khép kín cho chuỗi hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng. Khách hàng không cần gửi yêu cầu từng lần và cung cấp hồ sơ từng lần cho ACB để được tài trợ, mà khách hàng sẽ được tư vấn thực hiện ngay lần đầu tiên đến ngân hàng. Giải pháp mới tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng so với quy trình hiện tại của ACB (gây phiền hà trong các lần tài trợ khách hàng). Ngoài ra, sản phẩm mới thu hút hơn khi tạo sự ưu đãi nhiều hơn cho khách hàng, sản phẩm phi tín dụng được kết hợp trong gói tài trợ xuất nhập khẩu tạo vịng trịn khép kín và

vố cùng tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, các giải pháp cần thiết khác về năng lực nhân viên, giải pháp triển khai, bổ sung giao chỉ tiêu bán hàng, chương trình theo dõi sau triển khai…vv. Kết hợp này sẽ tạo tiền đề tốt cho việc ACB phát triển sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói, tạo bước phát triển mới cho ACB trong việc duy trì tốt khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng TT.XNK mới trong tương lai.

Kết Luận

Với tâm huyết duy trì và phát triển thị phần khách hàng XNK, học viên nghiên cứu đề tài nhằm phát triển sản phẩm tín dụng TT XNK trọn gói góp một phần vào mục tiêu chung của ACB, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh ACB trong sản phẩm tín dụng TTXNK. Thơng qua đó, khách hàng XNK có thể cảm nhận tốt hơn về ACB, khách hàng cảm thấy gắn bó hơn với ngân hàng vì cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ của ngân hàng thông qua hàng loạt các chính sách sản phẩm tín dụng TT.XNK tạo lợi thế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp XNK.

Tóm lại, nhận thức được xu hướng mới về hoạt động tín dụng TT XNK là tất yếu. Và để đạt mục tiêu tăng doanh thu dịch vụ thanh tốn và tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu, tạo sự khác biệt trong cung cấp dịch vụ này cần thông qua liên kết, hợp tác với các tổ chức có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, giải pháp đã có hướng đề cập đến giải pháp phát triển tín dụng XNK trọn gói theo hướng kết hợp tín dụng (sản phẩm chủ lực) kèm theo các dịch vụ liên quan XNK xuyên suốt chu trình kinh doanh của DN XNK. Các dịch vụ được phát triển kèm tín dụng XNK gồm các dịch vụ phi tín dụng như đã trình bày trên đây. Học viên đã cố gắng nghiên cứu để hoàn thành đề tài và đã đạt được một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, đề tài đã tổng hợp những vấn đề cơ bản về tài trợ tín dụng xuất khẩu

nhập khẩu dưới góc độ dịch vụ ngân hàng và khả năng nhu cầu trọn gói của DN XNK; Đề tài có tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp XNK trong từng tiến trình xuất khẩu và nhập khẩu để xác định các dịch vụ mà NHTM có thể cung cấp cho doanh nghiệp.

Hai là, đánh giá thực trạng TT XNK tại ACB, hiệu quả hoạt động TTXNK

mang lại cho ACB và tính hấp dẫn của thị phần tín dụng XNK đối với ngân hàng; so sánh những hạn chế trong TT XNK giữa ACB và ngân hàng đối thủ.

Ba là, đo lường mức độ hài lòng khách hàng khi sử dụng TT XNK tại ACB,

đúc kết đưa ra mơ hình phù hợp cho nghiên cứu mức độ hài lòng khách hàng, từ kết quả mơ hình nghiên cứu đã tìm hiểu ngun nhân dẫn đến khách hàng khơng hài lòng để đưa ra giải pháp phù hợp.

Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu khách hàng, luận văn đưa ra 03 nhóm giải pháp

chính để nâng cao sự hài lịng của khách hàng thơng qua việc cải tiến sản phẩm tín dụng XNK hiện tại, đề xuất quy trình mới trên cơ sở tài trợ liên thông từ A – Z cho khách hàng. Điểm mới trong đề xuất lần này, luận văn đưa ra cơ sở chiết khấu lãi suất vay dựa trên thu nhập tăng thêm từ phi tín dụng. Kết hợp chung trong gói

tín dụng XNK là các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt các dịch vụ kho bãi, bảo hiểm và vận tải sẽ có sự tham gia của ACB như đại diện uỷ quyền của khách hàng để thực hiện trọn gói cho KH.

Năm là, trên quan điểm để các giải pháp phát huy được hiệu quả cần có sự

phối hợp đồng bộ từ nhiều phía, nhóm đề xuất giải pháp phối hợp từ phía khách hàng XNK và giải pháp hỗ trợ từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm giải pháp này có thể chưa đủ vì cịn nhiều giải pháp liên quan như: Giải pháp hỗ trợ về công nghệ, giải pháp nâng cao vai trị của cơng tác kiểm tra giám sát, mở rộng mạng lưới chân rết ở nước ngoài, phát triển dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, pháp lý mẫu biểu…vv. tương đối vĩ mô, học viên không đề xuất đến mà chỉ tập trung đề xuất quy trình nội bộ và chức năng của ACB trong mối quan hệ hợp tác với khách hàng và các tổ chức bảo hiểm và giao nhận vận tải để có thể triển khai dịch vụ kèm theo tín dụng XNK. Nếu các đề xuất này được quan tâm triển khai trong thực tiễn thì sẽ mang lại những lợi ích thiết thực và những hiệu quả nhất định cho ACB.

Các giải pháp đề xuất cũng nhằm để ACB thêm một lần nữa nhìn nhận rõ xu thế cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng trong lĩnh vực giữ gìn và thu hút khách hàng XNK. Nếu ACB không cải tiến sẽ dễ dẫn đến mất thị phần, và điều này kéo theo hàng loạt tổn thất khác như: ngoại tệ sụt giảm, giao dịch thanh toán quốc tế, tiền gửi thanh toán…vv. giảm sút, và điều này đồng nghĩa với việc thu nhập đối với khách hàng xuất nhập khẩu cũng giảm là tất yếu.

Do trình độ, năng lực và mơi trường làm việc cịn hạn chế, khơng trực tiếp xử lý nghiệp vụ thanh tốn quốc tế với khách hàng, chưa có điều kiện tiếp cận với các công ty bảo hiểm và giao nhận vận tải, ACB chưa có hệ thống kho vận và chưa liên kết với các tổ chức này nên nhóm chưa có cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của ACB. Vì vậy, q trình nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của những giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý, những đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Hạn chế nghiên cứu và các nghiên cứu tiếp theo

1. Những hạn chế trong đề án nghiên cứu hiện tại

Với thời gian và kinh phí cho phép, luận văn nghiên cứu sẽ có những hạn chế nhất định, học viên nhận thấy luận văn chưa đưa ra được các điểm sau đây:

(1) Đề án chỉ nghiên cứu và đề xuất dựa trên phạm vi khách hàng hiện hữu xuất nhập khẩu của ACB, mẫu lựa chọn nghiên cứu chưa mang tính đại diện rộng mà chỉ mang tính điển hình nhất của ACB, do đó, khi triển khai cần tiếp tục nghiên cứu để cải tiến liên tục theo định kỳ hàng năm nhằm phát huy điểm mạnh của sản phẩm trọn gói để ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với ngân hàng đối thủ.

(2) Cơ cấu nhân sự phụ trách cụ thể để triển khai tại ACB. Đối với khâu này ACB cần tuyển chọn nhân sự phù hợp cho khâu quản lý, kiểm soát trước và sau khi triển khai. Đồng thời phải có cơ chế thưởng phạt phù hợp định hướng nhân sự làm việc.

(3) Đề án chỉ đưa ý tưởng mẫu biểu liên kết các bên liên quan mà chưa đưa ra các nội dung mẫu biểu cụ thể. Khâu này ACB đã có Phịng pháp chế tn thủ Hội sở phụ trách, dựa trên các ý tưởng, Phòng pháp chế tuân thủ và và bộ phận phụ trách sản phẩm TT.XNK trọn gói hồn tồn có thể nghiên cứu đề xuất mẫu biểu cụ thể.

2.Nghiên cứu tiếp theo

Để khắc phục hạn chế nêu trên cần có những nghiên cứu tiếp theo như sau: (1) Nghiên cứu cơ cấu tổ chức nhân sự phụ trách, kiểm soát tại ACB.

(2) Nghiên cứu các biểu mẫu chuẩn, đảm bảo tính pháp lý tại ACB.

(3) Nghiên cứu phát triển tiếp tục sau khi triển khai, thu thập ý kiến điều chỉnh phù hợp nhu cầu khách hàng, tiếp tục khắc phục hạn chế để ngày càng tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. ACB, (2008, 2009, 2010, 2011, 2012). Báo cáo tài chính có kiểm tốn. 2. Hoàng trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê HCM.

3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị trường. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia HCM.

4. Nguyễn Viết Hải, 2011. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh

Kontum. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

5. Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008. Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: so sánh giữa mơ hình servqual và Gronroos. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Philip Kotler, 2003. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: nhiều người dịch. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê HCM.

7. Trần Huy Hoàng (chủ biên), 2007. Quản trị Ngân hàng. Nhà xuất bản Lao

động xã hội.

8. Đỗ Tiến Hồ, 2007. Nghiên cứu sự hài lịng của khách hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng HSBC, CN TP.HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

9. Abdullah H.Aldlaigan and Francis A.Buttle, 2002. SYSTRA – SQ: a new

measure of bank service quality. International Journal of Service Industry

Management. 13(4), pp 362 – 368.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 87 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)