Thuyết thành tựu của McClelland (1996)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện thoại viên ở mobifone call center (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Tổng hợp các lý thuyết về động viên nhân viên

2.3.3 Thuyết thành tựu của McClelland (1996)

Lý thuyết về hành vi tổ chức của McClelland tập trung vào ba loại nhu cầu của con người: nhu cầu về thành tựu, nhu cầu về quyền lực và nhu cầu về liên minh. Chúng

được định nghĩa như sau (Josep E. Champoux, 1996):

a. Nhu cầu về thành tựu là sự cố gắng để xuất sắc, để đạt được những thành tựu đối

với bộ chuẩn mực nào đó, hay nói cách khác đây là nỗ lực để đạt được thành công. Nhu cầu cao nhất của thành tựu con người là khả năng phân tích được tình huống, hiểu được cơ hội để thành cơng và làm thế nào để đạt được mục tiêu của bản thân. Làm thế nào để phát triển được nhu cầu về thành tựu? McLelland nghĩ rằng con

người sẽ đạt được thành tựu từ thực tiễn xã hội đến giá trị văn hóa của họ. Bởi vì

thành tựu này có thể có được thơng qua kinh nghiệm học được từ thực tiễn. Tác giả dựa trên nhận định này đã mở rộng phạm vi nghiên cứu từ những phong tục truyền thống hay những câu chuyện thần thoại, cũng như các lĩnh vực nghệ thuật khác ở các

‐17‐ 

xã hội khác nhau. Nghiên cứu này chỉ nhấn mạnh đến các thành tựu xã hội hơn là những thành tựu về kinh tế.

b. Nhu cầu quyền lực là nhu cầu khiến người khác cư xử theo ý định mình mong muốn

tức là kiểm sốt được hành vi của người khác. McClelland phân biệt bằng 2 cách biểu hiện khác nhau của nhu cầu quyền lực.

- Cách biểu hiện đầu tiên có thể xuất phát từ địa vị cá nhân, từ chiến tranh hay từ sự khai phá. Con người có thể hiện nhu cầu quyền lực này dựa trên kết quả thắng bại khi đối đầu. McClelland thì khơng nghĩ rằng kết quả của hành vi

quyền lực sẽ không ảnh hưởng đến yêu cầu lãnh đạo trong tổ chức.

- Cách biểu hiện thứ hai của nhu cầu quyền lực tập trung vào khả năng thuyết phục. Con người có khả năng đánh thức sự tự tin của người khác để khuyến

khích họ làm điều mình muốn. Với những tác động này sẽ giúp cho các tổ chức

đạt những mục tiêu đề ra, thơng qua việc kích thích được sự tự tin cho nhân viên

của mình.

c. Nhu cầu về liên minh là mong muốn có được các mối quan hệ thân thiện và gần gũi

với người khác. Nhu cầu mạnh nhất của liên minh là khiến người khác thích mình. Nghiên cứu của McClelland đã tìm thấy được kết quả là các nhà quản lý thường có nhu cầu về thành tựu cao hơn người khác. Điều này khơng có nghĩa là những người có chỉ số về nhu cầu thành tựu thấp thì khơng thành cơng. Đây chỉ là một phương pháp để mô tả những quy luật chung của nhà quản lý.

Nhu cầu về thành tựu và nhu cầu về quyền lực được liên hệ mật thiết với nhau và nó

được giải thích thêm trong hành vi tổ chức. Cả hai nhu cầu này đều giúp con người

kiểm soát hành vi nhằm đạt được những điều tốt nhất khi thực hiện công việc. Những

người có nhu cầu thành tựu càng cao ln thực hiện xuất sắc các yêu cầu công việc. Trong khi những người có nhu cầu quyền lực cao lại tập trung quá nhiều vào việc kiểm soát hành vi của người khác. Những người có hai khả năng trên đều rất quan trọng cho sự thành công của các tổ chức. Những nhà quản lý có nhu cầu thành tựu càng cao thì rất quan trọng cho việc duy trì sự phát triển của tổ chức, trong khi những người có nhu cầu về quyền lực thì mang lại nhiều sự thay đổi bất ngờ.

McClelland đã phát hiện thêm rằng nhu cầu thành tựu càng cao và nhu cầu liên minh càng thấp thường xuất hiện ở những quốc gia có khuynh hướng chuyên chế độc quyền. Dựa trên quan điểm của McClelland, chúng ta có thể áp dụng để phân biệt được phong cách của con người cũng như phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý thông qua quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện thoại viên ở mobifone call center (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)