Thuyết duy trì và động viên của Herzberg (1959)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện thoại viên ở mobifone call center (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Tổng hợp các lý thuyết về động viên nhân viên

2.3.4 Thuyết duy trì và động viên của Herzberg (1959)

Lý thuyết duy trì và động viên của Frederick Herzberg khơng căn cứ trực tiếp trên nhu cầu và nó cũng khơng hồn toàn là dựa trên lý thuyết thực nghiệm mà chủ yếu dựa trên

‐18‐ 

khảo sát hành vi. Tuy nhiên, lý thuyết này có thể xem như một giai đoạn chuyển tiếp từ lý thuyết nhu cầu cổ điển sang lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm dựa trên hành vi. Trong quá trình phát triển lý thuyết này, Herzberg ban đầu đã khảo sát trên mẫu với đối tượng là những nhân viên kế toán và kỹ sư. Mỗi người sẽ được phỏng vấn về công việc của mình để tìm ra các yếu tố tích cực (hài lịng) hay khơng tích cực (bất mãn) có ảnh hưởng sự hài lịng với cơng việc. Kết quả phân tích đã xác định được 2 nhóm có ảnh hưởng trái ngược nhau đối với cơng việc.

Herzberg đã gọi nhóm yếu tố làm cho nhân viên hài lịng với cơng việc của họ là nhóm

động viên và nhóm gây ra sự bất mãn cho người lao động là nhóm duy trì. Bảng 2-2

liệt kê rõ các 2 nhóm yếu tố này. Lưu ý rằng các yếu tố động viên phụ thuộc vào khả năng đáp ứng cũng như kinh nghiệm của người lao động. Trong khi đó, yếu tố duy trì phụ thuộc vào tình huống thực tế của công việc, cũng như đặc thù công việc cụ thể.

Bảng 2-2: Các yếu tố duy trì và động viên của F.Herzberg

Yếu tố động viên Yếu tố duy trì

• Thành tựu

• Sự thừa nhận

• Bản chất cơng việc

• Trách nhiệm

• Cơ hội thăng tiến.

• Chính sách và quy định quản lý cơng ty

• Sự giám sát

• Mối quan hệ

• Điều kiện làm việc

• Lương

Các yếu tố động viên là những biện pháp quản trị có tác dụng thúc đẩy người lao động

làm việc hăng hái hơn nhưng nếu khơng có thì họ vẫn làm việc bình thường.

Thành tựu: Sự thỏa mãn của bản thân khi hồn thành một cơng việc, giải quyết

được các vấn đề khó và kết quả cơng việc này được thừa nhận xứng đáng với

những nổ lực đã cống hiến.

Sự thừa nhận: Sự thừa nhận việc hoàn thành tốt một cơng việc. Điều này có thể

tạo ra từ bản thân từng cá nhân hoặc thông qua đánh giá của mọi người.

Bản chất công việc: Những ảnh hưởng tích cực từ cơng việc lên mọi người. Chẳng

hạn, một cơng việc có thể thú vị, đa dạng, sáng tạo, áp lực và thách thức.

Trách nhiệm: Mức độ ảnh hưởng của một người đối với công việc. Hay nói cách

khác, đây là mức độ kiểm sốt của một người đối với cơng việc của họ, và có thể bị chi phối bởi quyền hạn và trách nhiệm của người đó.

Cơ hội phát triển: Là cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp. Cơ hội phát triển sẽ

xuất hiện nếu trong công việc hàng ngày, người nhân viên thường ln nổ lực cống hiến hết mình và những đóng góp của họ thật sự quan trọng đối với sự phát triển

chung của tổ chức.

‐19‐ 

Yếu tố duy trì: Herzberg phát hiện ra các yếu tố gây ra sự bất mãn nhưng không làm

tăng động lực làm việc. Những yếu tố duy trì có thể làm giảm hiệu quả của công việc nhưng nếu quan tâm cải thiện nó thì hiểu quả cũng khơng tăng lên được. Tương tự như việc thiếu bảo dưỡng có thể gây ra hư hỏng thiết bị, nhưng nếu công tác bảo dưỡng thường xuyên thì cũng chẳng hề làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của nó. Các yếu tố duy trì mà Herzberg đã phát hiện ra bao gồm:

Điều kiện làm việc: Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố tinh thần của công

việc, bao gồm các mối quan hệ với đồng nghiệp, khơng khí và cơ sở vật chất nơi làm việc.

Chính sách và quy định quản lý của doanh nghiệp: Điều này có nghĩa là tồn bộ

hoạt động của doanh nghiệp được quản lý và tổ chức như thế nào. Ví dụ, nếu các chính sách của doanh nghiệp mâu thuẫn với mục đích của các bộ phận hoặc cá nhân thì điều đó sẽ mang lại những kết quả xấu.

Sự giám sát: Năng lực, chuyên môn, khả năng giao tiếp xã hội và sự cởi mở của

nhà quản lý.

Mối quan hệ: Herzberg cho rằng khi mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể

xấu sẽ cản trở công việc. Nhưng khi các mối quan hệ này tốt đẹp hay ít nhất là ở mức chấp nhận được thì sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hành vi ứng xử của các thành viên, từ đó hiệu quả cơng việc sẽ được cải thiện.

Tiền lương: Tiền lương là thu nhập của mỗi người. Một phát hiện đáng ngạc nhiên

của Herzberg là tiền lương nhìn chung khơng có tác dụng tạo động lực cho nhân viên mặt dù việc chậm trả lương sẽ làm mọi người chán nản

Lý thuyết hai nhân tố của F. Herzberg rất có ý nghĩa đối với nhà quản lý để hài lòng

nhân viên. Các nhà quản lý trước hết phải cải thiện các yếu tố duy trì trước khi muốn làm tăng sự động viên cho nhân viên của họ. Mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về 2 nhóm yếu tố này, vì có thể một yếu là động viên với người này nhưng chỉ là yếu tố duy trì của người khác, và xu hướng là các yếu tố động viên qua thời gian sẽ trở thành yếu tố duy trì. Do đó, người quản lý cần phải ln tìm giải pháp để làm phong phú hơn cho công việc của nhân viên bởi vì điều đó sẽ góp tạo ra thêm nhiều yếu tố động viên hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện thoại viên ở mobifone call center (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)