2.2 Thực tế về hoạt động kinh doanh của ACB theo mơ hình CAMEL
2.2.2.2 Về nguồn vốn
Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ACB tăng cao tương ứng với tốc độ tăng tổng tài sản. Việc tăng trưởng nguồn vốn chủ yếu từ nguồn vốn
huy động của khách hàng và đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động.
Bảng 2.11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA ACB
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Tiêu chí/Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng
Các khoản nợ Chính phủ và
NHNN 941 655 - 10.257 9.452 4,61%
Tiền gửi và vay các TCTD khác 3.050 6,994 9.902 10.450 28.130 13,72% Tiền gửi của khách hàng 33.619 55.283 64.217 86.919 106.937 52,41% Nguồn huy động khác 1.939 12.011 17.055 26.853 38.614 18,83% Các khoản nợ khác 3.141 4.191 6.366 23.273 10.594 5,17%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)
Nguồn huy động vốn từ khách hàng chiếm 52,41% trong tổng nguồn huy động và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân 34,75% .
Biểu 2.6: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CỦA ACB
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ khách hàng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân do sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư khá quyết liệt, thơng qua các dịch
vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn cịn đơn điệu, chưa đa dạng phong phú, chưa có sản phẩm huy động mạnh tính đặc trưng, mang tính thương hiệu của ACB mà chủ yếu thông qua thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Do đó, với thế mạnh về vốn, cơng nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại, các hình thức huy động vốn mới, hấp dẫn hơn sẽ được các ngân hàng nước ngoài nghiên cứu đưa vào Việt Nam thì sẽ thu hút bớt lượng khách hàng trước đây của ACB và sự cạnh trạnh với ngân hàng quốc tế sẽ khắc nghiệt hơn.
Biểu 2.7: CƠ CẤU TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CỦA ACB NĂM 2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010)
Ta thấy, nguồn hình thành tiền gửi khách hàng của ACB chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm (chiếm 79,95%) của khách hàng cá nhân (chiếm 84,05%). Đây là nguồn hình thành khá an tồn đối với một ngân hàng (nguồn huy động không phụ thuộc đơn lẻ vào một số khách hàng lớn).
Tuy nhiên, nếu xét về chi phí thì nguồn vốn huy động này chịu chi phí huy động vốn khá cao. Trong năm 2010, chi phí huy động vốn đối với tiền gửi tiết kiệm dao động từ 14% - 17,5%/năm và hiện nay đang huy động ở mức lãi suất kịch trần (14%/năm) cho tất cả các kỳ hạn. Trong khi đó, tiền gửi khơng kỳ hạn với chi phí huy động vốn thấp (từ 3% - 4,80%/năm) chiếm tỷ lệ nhỏ (9,72% tổng nguồn vốn
huy động trong năm 2010) và phần lớn nguồn vốn ngắn hạn được hình thành chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm của khách hàng cá nhân.
Hiện ACB đã triển khai sử dụng và đang dần hoàn thiện kiểm soát vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP). Đây là cơ chế quản lý vốn tập trung từ Trung tâm vốn đặt tại Hội sở. Các CN/PGD trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở (thông qua Trung tâm vốn). Hội sở sẽ mua toàn bộ nguồn vốn huy động của CN/PGD và bán vốn lại cho các CN/PGD để các CN/PGD sử dụng cho tài sản có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng CN/PGD được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở. FPT thật sự trở thành công cụ điều hành, quản lý khá hiệu quả tài sản nợ - có của ngân hàng, góp phần giảm bớt chi phí và tăng khả năng quản lý rủi ro, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở. Bên cạnh đó, ACB cịn hình thành Khối KHCN, Khối KHDN và Phòng kinh doanh vốn đóng vai trị quyết định trong việc phân tích, cân đối và điều hịa tài sản – nguồn vốn góp phần chủ động hơn trong việc quản lý.
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn và tài sản khá an tồn và cân bằng, do ACB khơng chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng mà cịn phát triển mạnh hoạt động cho vay liên ngân hàng. Nguồn vốn huy động trung dài hạn đủ cung cấp cho nguồn tín dụng trung dài hạn. Tồn bộ hệ thống đã tập trung vào đẩy mạnh việc kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng cùng với các điều kiện đảm bảo nợ vay và trích lập dự phòng. Các cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn VND – ngoại tệ, ngắn hạn - trung dài hạn đều có chuyển biến tích cực, hợp lý và ổn định.