Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu cho rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP á châu theo mô hình camels (Trang 82 - 84)

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB

3.2.3.4 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu cho rủi ro

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản đầy đủ để thống nhất cơ chế quản lý tủi ro tín dụng trên tồn hệ thống, tạo mơi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch hiệu quả. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của ACB phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.

Có bộ máy quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách từ Hội sở đến các đơn vị kinh doanh: rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Duy trì nguyên tắc quản lý “hai tay bốn mắt” trong mọi khâu và suốt cả quá trình. Hướng tới thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tập trung nhằm kiểm sốt tối ưu chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng.

Tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng cho tồn bộ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bằng các mơ hình lượng hóa rủi ro thích hợp nhằm đảm bảo 100% khách hàng của ACB được xếp hạng tín dụng, làm cơ sở cho việc cấp tín dụng cho khách hàng. Để thực hiện được điều này, bộ phận chấm điểm tín dụng KHCN/KHDN phải liên tục nâng cấp, chỉnh sửa mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN và KHCN sao cho phù hợp với yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của Khối KHDN/Khối KHCN trong từng thời kỳ.

3.2.3.4 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu cho rủi ro tín dụng ro tín dụng

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại từ rủi ro tín dụng, ACB phải có những giải pháp nhằm tăng nguồn tài trợ cho rủi ro tín dụng trong thời gian tới như mua

bảo hiểm, tăng cường tài sản bảo đảm, tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay hợp vốn, bán nợ,…

ACB nên có kế hoạch mua bảo hiểm cho các khoản cấp tín dụng giống như đã thực hiện với tiền gửi.

Áp dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng như: chứng khốn hóa các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (credit swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc,...

ACB có thể tham khảo cách thức quản lý chất lượng tài sản có của Citibank thông qua các biện pháp sau:

 Citibank tìm những những người vay vốn có uy tín, khơng lừa đảo, trả lãi suất cao, bằng cách trực tiếp đến công ty để quảng cáo và chào mời các khoản tín dụng. Sau đó, Citibank quyết định những ai có thể được ngân hàng cho vay, tức là họ có thể trả vốn và lãi đúng hạn hay không? Cũng không nên quá thận trọng vì sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể cho vay với lãi suất cao.

 Tiếp theo, Citibank tìm mua những chứng khốn có lãi suất cao, rủi ro thấp, đồng thời cũng cố gắng để đa dạng hoá các loại chứng khốn.

 Cuối cùng, Citibank ln chú ý quản lý tài sản theo trạng thái lỏng, nghĩa là vừa thoả mãn được nhu cầu dự trữ vừa khơng chịu phí tổn về dự trữ, nghĩa là phải nắm giữ chứng khoán lỏng ngay cả trong trường hợp chúng có lãi suất thấp so với tài sản khác nhưng chúng có thể nhanh chóng chuyển hố thành tiền mặt. Những chứng khốn của chính phủ dùng làm khoản dự trữ cấp hai là loại chứng khoán lỏng tốt nhất.

Bên cạnh đó, ACB nên chú trọng cơ cấu tín dụng hợp lý hướng vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng đi đơi với khả năng huy động vốn, với cơ cấu hợp lý và hiệu quả nâng cao. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên trách về nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm có trình độ chun mơn cao, khả năng phán đốn thị trường tốt, tập trung phân tích, rà sốt khách hàng theo nhóm ngành cấp tín dụng của các chi nhánh/ Phịng giao dịch để có phương án hạn chế hay mở rộng tín dụng cho các đơn vị nhằm tránh tình trạng các đơn vị tập

trung cho vay vào một ngành nghề nhất định gây rủi ro lớn. Tập trung tiếp thị mảng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất nhằm phân tán rủi ro và tăng cường hiệu quả trong việc cấp tín dụng và tài trợ thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP á châu theo mô hình camels (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)