2.2 Thực tế về hoạt động kinh doanh của ACB theo mơ hình CAMEL
2.2.3 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.12: HỆ SỐ TÀI CHÍNH CỦA ACB TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010
Lợi nhuận trước thuế 658.813 2.126.815 2.560.580 2.838.164 3.102.248
Tốc độ tăng trưởng EBIT (%) 222,83% 20,40% 10,84% 9,30%
Lợi nhuận sau thuế 491.068 1.760.008 2.210.682 2.201.204 2.334.794
ROA (%) 1,11% 2,06% 2,10% 1,31% 1,14%
NIM (%) 1,83% 1,54% 2,59% 1,67% 2,03%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)
Với đà tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là môi trường rất thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng. Đặc biệt với phân khúc thị trường chính là các doanh nghiệp có vốn vừa và nhỏ đã đem lại cho ACB một mức độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình khá cao (65,84%) nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm do bị ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và khung hoảng toàn cầu.
Về mặt lợi nhuận, ACB thực hiện được 3.102 tỷ đồng, bằng 86% kế hoạch đề ra. Trong đó, hoạt động ngân hàng thương mại đạt 100% kế hoạch. Việc không đạt kế hoạch chủ yếu bởi công ty ACBS không đạt chỉ tiêu do diễn biến thị trường bất lợi.
Bảng 2.13: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA ACB QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thu nhập ròng từ lãi 2.728.257 2.734.248 4.163.770
(Tỷ trọng thu nhập ròng từ lãi %) 64,35% 60,94% 75,84%
Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ 606.508 769.177 826.440
(Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt
động dịch vụ %) 14,31% 17,14% 15,05%
Thu nhập ròng từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng 678.852 422.336 191.404
Thu nhập ròng từ hoạt động kinh
doanh chứng khoán 16.224 332.216 71.781
Thu nhập ròng từ hoạt động khác 37.356 152.147 49.970 Thu nhập cổ tức từ góp vốn, mua
cổ phần 172.279 77.015 186.613
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)
Xét về cơ cấu của nguồn thu nhập thì tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay của ACB chiếm tỷ trọng khá lớn (trung bình chiếm đến 67,04% trên tổng thu nhập
rịng). Điều này cho thấy sự phụ thuộc của ACB vào mảng tín dụng. Trong khi đó, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ACB chỉ chiếm trung bình 15,05% trên tổng thu nhập ròng. Nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu hiệu quả, ít rủi ro và là nguồn thu chính của một ngân hàng hiện đại. ACB cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn thu này thông qua việc áp dụng các sản phẩm mới ứng dụng công nghệ hiện đại với các tiện ích đa dạng phù hợp với từng nhóm khách hàng, cụ thể như: thanh tốn hóa đơn, nạp thẻ điện thoại di động, dịch vụ gửi nhận tin nhắn tự động SMS, dịch vụ kinh doanh hợp đồng kỳ hạn/tương lai, Homebanking, Phonebanking, Internetbanking,… nhưng trong 3 năm gần đây, tỷ trọng này vẫn chưa được cải thiện. Và đây là một bất lợi cho ACB trong cạnh tranh hội nhập, đặc biệt là với các ngân hàng nước ngồi có ưu thế vượt trội trong quá trình đưa ra những sản phẩm dịch vụ tài chính mới. Điều đó địi hỏi ACB cần nhanh chóng có những giải pháp và bước đi thích hợp để mở rộng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác.
Biểu 2.8: LỢI NHUẬN RÒNG/VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB và tính tốn của tác giả)
Chỉ số ROE mỗi năm của ACB luôn lớn hơn 20% (riêng năm 2009 là 18,74%) mà theo tiêu chuẩn quốc tế chỉ cần lớn hơn 15% là đã rất tốt. Như hầu hết những NHTM cổ phần khác thì chỉ số ROE của ACB là khá ấn tượng mà nguyên nhân sâu xa là tỷ lệ vốn tự có/ tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam là tương đối thấp so với khu vực và thế giới ở mức khoảng 6- 8%.
28,95% 28,12% 28,46% 18,74% 20,52% 0% 10% 20% 30% 40% 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu 2.9: LỢI NHUẬN RÒNG/TỔNG TÀI SẢN (ROA)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB và tính tốn của tác giả)
Mặc dù bị ảnh hưởng chung của chính sách trích lập dự phịng cao từ chính phủ do lạm phát và khủng hoảng tài chính nhưng ACB vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân sau thuế cao là 70,76%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình qn của tổng tài sản chỉ đạt 56,03%/ năm nên chỉ số ROA của ACB ổn định và luôn lớn hơn 1% trong giai đoạn từ 2006 đến nay.
Biểu 2.10: LÃI CẬN BIÊN RÒNG (NIM)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB và tính tốn của tác giả)
Lãi cận biên của ACB dao động không nhiều qua các năm cho thấy hoạt động chính là cho vay vẫn rất ổn định. Riêng năm 2009, do áp lực cạnh tranh từ việc huy động vốn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đã đưa mức lãi cận biên rịng về thấp nhấp ở mức 1.63%. Sự thu hẹp lãi cận biên này xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ khiến cho ACB phải nâng lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì tỷ lệ này đã tăng lên mức bình thường (2,03%).
1,11% 2,06% 2,10% 1,13% 1,14% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 2006 2007 2008 2009 2010 1,83% 1,54% 2,59% 1,63% 2,03% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 2006 2007 2008 2009 2010
2.2.4 Khả năng thanh khoản
Bảng 2.14: KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA ACB
Khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 3.67 5.99 20.07 11.87 4.15 (30/09/2010) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn 0% 0% 0% 0% 0% Dư nợ/ Tổng tài sản 37.98% 37.10% 32.86% 36.85% 42.02%
Tiền gửi KH/ Tổng tài
sản 65.83% 64.74% 60.98% 51.77% 51.96%
Tài sản có khả năng thanh khoản/ Tổng tiền gửi
64.03% 78.47% 52.02% 47.38% 38.31%
Tài sản có khả năng thanh khoản/ Tổng tài sản
46.81% 57.23% 36.62% 27.48% 25.15%
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ACB và tính tốn của tác giả)
Việc quản lý thanh khoản của ACB trong thời gian qua được thực hiện tốt. Trong khi nhiều NHTM bị tác động bởi quy định mới của NHNN là giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, đồng thời thay đổi theo hướng thắt chặt cách tính tốn, thì năm 2010 là năm thứ sáu liên tiếp ACB duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp với độ an toàn cao. Tỷ lệ khả năng chi trả của ACB cũng ln được duy trì ở mức cao trong suốt năm 2009 và tỷ lệ này ở thời điểm cuối năm 2009 là xấp xỉ 12 lần. Tuy nhiên, các tỷ lệ về khả năng thanh khoản của ACB giảm dần qua các năm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn là một trong những điểm tối kỵ nếu khơng muốn đưa ngân hàng vào tình trạng mất cân bằng tài chính. Trong thời gian qua ACB ln hiểu rõ và duy trì ở mức 0%.
Biểu 2.11: TỶ SỐ TÀI SẢN CĨ CĨ THỂ THANH TỐN NGAY VÀ TÀI
SẢN NỢ PHẢI THANH TOÁN NGAY
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB và tính tốn của tác giả)
Theo báo cáo tài chính của ACB qua các năm, tỷ số trên được tác giả tập hợp: Tài sản có có thể thanh tốn ngay tức thời tức là khả năng thanh khoản ngay bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi tại các TCTD và tài sản nợ phải thanh toán ngay bao gồm tiền gửi của các TCTD, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, tài khoản vốn chuyên dùng và ký quỹ, các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Qua tính tốn thì tỷ lệ này ln ở mức trên 1 qua các năm cho thấy ACB luôn đảm bảo khả năng chi trả hay khả năng thanh khoản của mình qua các năm.