2.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động của ACB theo mô hình CAMEL
2.3.1 Kết quả đạt được
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và
nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và đoàn kết trong nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đạt được nhiều giải thưởng như sau:
1,16 1,92 1,76 2,15 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 2007 2008 2009 2010
Bảng 2.15: CÁC GIẢI THƯỞNG ACB ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NĂM
Năm Giải thưởng Cơ quan cấp
1997 Chứng nhận “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Tạp chí Euromoney 1999 Chứng nhận “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Tạp chí Global Finance
Magazine (USA) 2001 Một trong 500 ngân hàng hàng đầu Châu Á Tạp chí Asiaweek 2002 Giải thưởng chất lượng Việt Nam
Bằng khen về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Hội đồng xét duyệt quốc gia Thủ tướng Chính Phủ
2005 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam Tạp chí The Banker 2006 Huân chương lao động hạng III Chủ tịch nước 2007 Cúp Thủy tinh về Thành tựu về lãnh đạo
trong ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006
The Asian Banker
2008 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007 Tạp chí Euromoney 2009 Huân chương lao động hạng Nhì
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009
Chủ tịch nước
Tạp chí Global Finance/ Euromoney/ Asiamoney/ FinanceAsia
2010 Ngân hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội 2010
Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010 Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010
Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2010 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010
Tạp chí The Asset
Tạp chí The Asian Banker Tạp chí The Asian Banker
Tạp chí AsiaMoney
Tạp chí Global Finance/
Finance Asia.
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010)
Bên cạnh đó, cơng tác nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB trong những năm qua cũng đạt được một số kết quả cơ bản sau:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hệ thống các công cụ quản trị và chất lượng dịch vụ được nâng cao:
- Cơ cấu tổ chức được xây dựng và bắt đầu chuyển đổi theo hướng tinh giản, tập trung và sẵn sàng đã góp phần phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiết giảm chi phí cũng như kiểm sốt được rủi ro, đảm bảo an tồn trong q trình vận hành.
- Mục tiêu, chiến lược hoạt động kinh doanh được xây dựng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và phát triển của ngân hàng trước bối cảnh chung hiện nay.
- Hình thành đồng bộ và khơng ngừng hồn thiện các cơng cụ và chính sách quản trị, ban hành đầy đủ và kịp thời các quy chế, văn bản nghiệp vụ.
- Xây dựng bộ máy KTNB ngày một lớn mạnh với các bộ phận chuyên trách, có nhiệm vụ chức năng rõ ràng và hoạt động hiệu quả đáp ứng được sự phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh của ACB.
- Năng suất hoạt động ngân hàng được nâng cao. Năm 2010, ACB thực hiện
chi trả lương theo hiệu suất và cải tiến cách đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị kênh phân phối. Một số chương trình cơng nghệ hóa hoạt động ngân hàng quan trọng cũng được khởi động, như: xác thực khách hàng bằng vân tay, hệ thống thông tin quản trị (MIS), chương trình kinh doanh ngân quỹ, chương trình quản lý quan hệ với khách hàng (CRM), phiên bản mới của hệ thống ngân hàng (TCBS DNA). Các hệ thống này được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị điều hành của ngân hàng trong những năm tới, phù hợp với xu hướng phát triển về công nghệ ngân hàng trên thế giới.
- Chất lượng dịch vụ của ACB được nâng cao. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến ACB online triển khai từ tháng 05/2010 đã nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Đến cuối năm 2010 sau 6 tháng triển khai, số lượng giao dịch qua ACB online đã chiếm 65% số lượng bút toán giao dịch trên toàn ngân hàng. Ngoài ra, cơ chế xét duyệt chuyên viên đối với hồ sơ tín dụng cá nhân đã được thực hiện và các hoạt động cải tiến quá trình cũng giúp rút ngắn thời
gian trung bình xử lý giao dịch đối với hồ sơ tín dụng cá nhân (giảm 1,5 ngày), hồ sơ tín dụng doanh nghiệp (giảm 1,5 – 10 ngày tùy loại hồ sơ), nghiệp vụ tiền gửi (rút ngắn 1,6 – 1,89 phút).
Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về vốn và tỷ lệ an toàn về vốn theo quy định
- ACB đã có những đợt tăng vốn rất thành công thông qua phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi. Việc tăng vốn của ACB ln đón đầu những u cầu của chính phủ và NHNN trong việc quản lý nguồn vốn tự có của các ngân hàng cũng như tạo nền tảng vững chắc cho bước đầu hội nhập.
- Vốn điều lệ của ACB năm 2010 đạt 9.376,96 tỷ đồng đảm bảo tuân thủ quy mô về vốn pháp định của các TCTD phải đạt mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng trước thời hạn.
- Hệ số an toàn vốn qua các năm đều được ACB tuân thủ chặt chẽ, luôn đảm bảo trên mức tối thiểu 9% .
- Trong năm 2010, nếu so với các NHTM trong nước thì hệ số CAR của ACB
vẫn luôn cao hơn so với một số ngân hàng, điển hình là Vietcombank và Sacombank:
Biểu 2.12: HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA MỘT SỐ NHTM NĂM 2010
Cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn cũng như tăng trưởng nhanh về quy mô:
- Đảm bảo sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, ít nhất trong giai đoạn vừa qua, ACB đã không phạm phải sai lầm là dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
- Quy mô tổng tài sản, vốn huy động và tổng dư nợ cho vay tăng vượt bậc từ năm 1996 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của 3 chỉ tiêu này đều cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng này, ACB đang rút ngắn đáng kể khoảng cách so với các NHTM Nhà nước. - Số liệu kiểm toán cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2010 chỉ là 0,34% tốt
hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra là duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,2%. Đây cũng là năm thứ năm liên tiếp (ngoại trừ năm 2008) tỷ lệ này ở mức dưới 0,5% mặc dù thị trường có lúc có những thay đổi khơng thuận lợi và tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 2 con số. Như vậy, chất lượng tài sản của ACB tiếp tục được khẳng định.
- Phát triển và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng và tiện ích cho nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt chú trọng vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng (sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ).
- Với nguồn vốn huy động khá lớn, chất lượng tài sản có tốt, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. Hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Kết quả kinh doanh ổn định, hiệu quả và quản lý thanh khoản tốt:
- Lợi nhuận sau thuế tăng về quy mơ qua các năm. Thu nhập rịng từ lãi được cải thiện theo đúng định hướng (đạt 4.164 tỷ đồng, gấp 1,5 lần thu nhập ròng từ lãi năm 2009) và đang có sự chuyển dịch sang hoạt động dịch vụ, đầu tư. - Khả năng sinh lời ổn định và khá cạnh tranh so với một số NHTM khác:
Biểu 2.13: SO SÁNH ROE VỚI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
(Nguồn: Báo cáo thường niên của một số ngân hàng qua các năm) Biểu 2.14: SO SÁNH ROA VỚI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
(Nguồn: Báo cáo thường niên của một số ngân hàng qua các năm)
Mặc dù ACB có mức vốn chủ sở hữu và tổng tài sản nhỏ hơn so với STB và VCB nhưng những chỉ số ROE và ROA không hề thua kém, cho thấy khả năng sử dụng đồng vốn và khai thác tài sản hiệu quả và có tính cạnh tranh cao trong ngành.
VCB có thị phần chủ yếu là khu vực kinh tế quốc doanh, trong khi STB có thị phần bán lẻ rất mạnh ở phía Nam thì ACB có thị phần bán lẻ mạnh ở rộng khắp cả nước. Tính cả mức tác động từ các chính sách và sự ưu đãi từ phía doanh nghiệp nhà nước có thể thấy sự nỗ lực và thành quả trong hoạt động kinh doanh của ACB.
28,95% 28,12% 28,46% 18,74% 20,52% 17,41% 17,41% 13,14% 16,56% 13,21% 29,11% 19,23% 19,74% 25,58% 20,52% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 2006 2007 2008 2009 2010 ACB STB VCB 1,11% 2,06% 2,10% 1,13% 1,14% 1,79% 2,08% 2,91% 1,49% 1,28% 1,88% 1,31% 1,29% 1,64% 1,36% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 2006 2007 2008 2009 2010 ACB STB VCB
- Việc quản lý thanh khoản được thực hiện tốt và tỷ lệ về khả năng chi trả ln duy trì ở mức cao trong suốt thời gian qua.