Các giải pháp khai thác được dùng khi khách hàng có thái độ thỏa đáng, thiện chí và hợp tác. Tất nhiên, phải đặt nó trong hồn cảnh là khách hàng cịn có khả năng về nguồn trả nợ, tức là tài sản vẫn còn, hoạt động kinh doanh được duy trì, quản lý điều hành cịn ở mức lành mạnh. Đây là những cơ sở để tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Khi áp dụng giải pháp khai thác để xử lý các khoản nợ có vấn đề, có thể được hiểu như một chương trình phục hồi hay khắc khổ để áp đặt lên khách hàng, với sự cộng tác và thỏa thuận của họ. Sau đây là một số biện pháp khai thác mà ngân hàng thường sử dụng:
- Ngân hàng đưa ra các lời khuyên trên nhiều chủ để nhằm tác động đến khả năng tạo ra thu nhập và nguồn trả nợ cho ngân hàng, như:
+ Bán bớt tài sản, bán bớt một phần doanh nghiệp.
+ Thực hiện một chương trình mở rộng sản xuất kinh doanh, định giá lại sản phẩm, thay đổi phương thức bán, tạo ra nhiều sản phẩm mới, thay đổi chính sách giá, ...
+ Loại bỏ một số hoạt động kém hiệu quả, không sinh lời.
- Tăng cho vay để hỗ trợ phương án thu hồi nợ. Vì phương án này thường gặp nhiều thách thưc, do vậy cần lưu ý:
+ Ngân hàng phải khẳng định được khoản vay bổ sung sẽ góp phần củng cố khả năng thanh tốn được khoản nợ và do đó, khoản nợ có thể được hồn trả.
+ Khách hàng phải được tiến hành kiểm tốn độc lập và có ý kiến của chuyên gia về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vay và trả nợ, cùng các vấn đề khác có liên quan.
+ Ngân hàng phải được bổ sung thêm tài sản bảo đảm.
+ Thời hạn vay bổ sung phải trong khoảng chấp nhận được, phù hợp với kế hoạch kinh doanh và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
- Ngân hàng sẽ giúp khách hàng chuyển dư nợ sang một/một số ngân hàng khác.
- Ngân hàng cử đại diện có kinh nghiệm và năng lực phù hợp tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý doanh nghiệp, để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, công tác điều hành và giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương án thỏa hiệp. Trong quá trình khai xử lý khoản nợ khơng phải lúc nào ngân hàng cũng ở vào thế toàn quyền định đoạt mọi việc, mà có lúc ngân hàng có thể rơi vào tình trạng tiến thối lưỡng nan, khi:
+ Bảo đảm tín dụng khơng đủ.
+ Giá trị tải sản bảo đảm giảm, dẫn đến không đủ bù đắp cho khoản nợ. + Thỏa thuận vay nợ/thỏa thuận bảo đảm tín dụng có sơ hở, sai sót về pháp lý. + Khách hàng bất hợp tác hoàn toàn.
Lúc này, rõ ràng là ngân hàng rơi vào vị trí yếu hơn nếu đưa khách hàng vào sự can thiệp pháp lý (khởi kiện ra tịa), vì số tiền thu được so với chi phí pháp lý sẽ ít hiệu quả hơn nếu chấp nhận không đưa khách hàng ra tịa và nhận một khoản trả nợ ít hơn (thỏa hiệp). Ngồi tính hiệu quả đó, ngân hàng cịn có thêm các lợi ích sau:
+ Được thanh tốn ngay một phần nợ theo thỏa thuận – mà ra tòa chưa biết kết quả thế nào, vì thu nợ từ khởi kiện ra tịa là rất nhiêu khê.
+ Giải phóng thời gian để tập trung vào các công việc khác. + Tránh được dư luận khơng có lợi đối với hình ảnh ngân hàng.
- Gia hạn thời gian xử lý: ngân hàng có thể dùng biện pháp này nếu khách hàng có một hợp đồng mới đầy triển vọng sinh lời. Điều kiện cho biện pháp này là:
+ Ngân hàng phải nắm chắc sẽ nhận được phần lớn lợi nhuận dự tính của hợp đồng. + Dịng tiền của khách hàng khơng bị rị rỉ sang các chủ nợ khác.
+ Ngân hàng kiểm soát được hợp đồng và đánh giá được thiện chí của đối tác. + Kiểm tra, đánh giá phương án trên cơ sở các giả thiết đặt ra, xác định được phương án là có hiệu quả và khả thi.
tiếp tục duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng.