THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN
2.2.8.1. Tình hình nợ quá hạn
Kết thúc năm 2011, nợ quá hạn là 609.840 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 5,68%. Đi kèm với nợ q hạn cao thì nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) cũng khá cao và cũng tăng nhanh. Năm 2011 nợ xấu là 376.045 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 3,5%.
Nợ thì nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở nhóm 2 và nhóm 3. Năm 2011, nợ quá hạn nhóm 2 chiếm tỷ lệ 2,18% và nhóm 3 chiếm tỷ lệ 2,5%. Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn Đvt: Triệu đồng Stt Khoản mục 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 4.407.234 9.378.159 10.736.121 2 Nợ quá hạn (NQH) 3.767 77.567 609.840 3 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 0,09% 0,83% 5,68% 4 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 1.276 30.524 376.045 5 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,03% 0,33% 3,5%
Bảng 2.15: Tình hình phân loại nợ Đvt: Triệu đồng Stt Nhóm nợ 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 1 Nhóm 1 4.403.467 99,91% 9.300.592 99,17% 10.126.281 94,32% 2 Nhóm 2 2.491 0,06% 47.043 0,50% 233.795 2,18% 3 Nhóm 3 292 0,01% 11.674 0,12% 268.270 2,50% 4 Nhóm 4 209 0,00% 17.759 0,19% 62.539 0,58% 5 Nhóm 5 775 0,02% 1.091 0,01% 45.236 0,42% Tổng 4.407.234 100% 9.378.159 100% 10.736.121 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIETBANK năm 2009-2011 và tổng hợp của tác giả 2.2.8.2. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Để bù đắp tổn thất tín dụng có thể xảy ra, VIETBANK đã trích lập dự phịng rủi ro tín dụng khá đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo sự gia tăng nhanh chóng của dự nợ tín dụng, thì số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng mạnh qua các năm. Dự phịng rủi ro tín dụng năm 2009 đạt 13.392 triệu đồng, năm 2010 đạt 53.111 triệu đồng, tương ứng tăng 297% và năm 2011 thì đã đạt 106.497 triệu đồng, tương ứng tăng 101%.
Trong số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng là 106.497 triệu đồng của năm 2011, thì dự phịng cụ thể là 41.893 triệu đồng và dự phịng chung là 64.604 triệu đồng. Có thể nói, đây là kết quả cho thấy nỗ lực và quyết tâm cao, nhằm giúp hạn chế rủi ro và tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của VIETBANK.
Bảng 2.16: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng Đvt: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Dự phòng chung 13.210 50.641 64.604 2 Dự phòng cụ thể 182 2.470 41.893 Tổng 13.392 53.111 106.497 Tốc độ tăng 297% 101%
Hình 2.2: Tình hình nợ q hạn, nợ xấu và trích lập dự phịng
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIETBANK năm 2009-2011 và tổng hợp của tác giả 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín 2.3.1. Một số nội dung chính trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Cơ chế phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng: Được thực hiện tập trung tại Hội sở mà
chủ yếu là tại Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng. Thẩm quyền phê duyệt và xử lý đều thực hiện tập trung tại Hội sở (Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng), các Đơn vị chỉ là đầu mối thực hiện.
Thẩm định và trình hồ sơ tín dụng: Các Trưởng đơn vị được quyền tự chủ động thẩm
định khách hàng và trình hồ sơ cho cấp có thẩm quyền ở Hội sở (Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng) đối với tất cả các hồ sơ vay có giá trị dưới 20.000 triệu đồng hoặc có thời hạn vay nhỏ hơn 5 năm. Đối với các hồ sơ vay trên 20.000 triệu đồng hoặc có thời hạn trên 5 năm hoặc các khoản vay tái tài trợ (cho vay lại khoản vay mà ngân hàng khác đã cho vay) đều phải phối hợp với Phịng Phân tích và Quản lý tín dụng để cùng thẩm định.
Thực hiện các thủ tục pháp lý: Sau khi trình và được phê duyệt thì Đơn vị cho vay
chuyển Biên bản họp của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng và hồ sơ cho Bộ phận pháp lý chứng từ (Trực thuộc Phòng pháp chế) để tiến hành soạn Hợp đồng bảo đảm, Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, … và đi công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, … theo quy định.
Soạn thảo hồ sơ, chứng từ trước khi giải ngân: Sau khi trình và được phê duyệt thì Đơn
vị cho vay chuyển Biên bản họp của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng và hồ sơ cho Bộ phận hỗ trợ tín dụng tại Đơn vị để tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh, Thư bảo lãnh, Khế ước nhận nợ, Cam kết đồng trả nợ, … và cho khách hàng ký kết theo quy định. Sau đó, yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt.
trình giải ngân gửi về Bộ phận hỗ trợ tín dụng Hội sở (trực thuộc Phịng Khách hàng doanh nghiệp) để xem xét. Nếu khoản vay đã thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt thì sẽ được chấp thuận, nếu không hồ sơ sẽ bị trả về và yêu cầu hồn thiện. Khi hồ sơ được chấp thuận thì việc giải ngân sẽ được thực hiện tại Đơn vị cho vay.
Chấm điểm và Xếp hạng tín dụng nội bộ: Trước khi trình hồ sơ vay, Đơn vị cho vay
phải tiến hành chấm điểm và xếp loại khách hàng và trình kèm hồ sơ cho cấp thẩm quyền. Nhân viên tín dụng sẽ là người trực tiếp chấm điểm, sau đó Trưởng đơn vị phải kiểm sốt lại, cho nhận xét và phê duyệt kết quả.
Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro: Hàng tháng, Phịng Phân tích và Quản lý tín
dụng sẽ xem xét và xác nhận về kết quả xếp hàng tín dụng và phân loại nợ với các Đơn vị. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ đó, Phịng kế tốn Hội sở sẽ tiến hành trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và hạch tốn vào chi phí của các Đơn vị.
Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau giải ngân: Bộ phận Kiểm sốt tín dụng tại Đơn
vị cho vay và Bộ phận hỗ trợ tín dụng Hội sở sẽ thực hiện kiểm tra trước và trong khi giải ngân. Ban kiểm toán nội sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát sau giải ngân đối với tất cả các hồ sơ vay tại các Đơn vị.
Xử lý khoản nợ có vấn đề: Đơn vị nào có nợ quá hạn trên 3% sẽ bị ngừng cho vay. Khi
phát sinh các khoản nợ có vấn đề, các Trưởng đơn vị cùng với Trưởng Phịng Phân tích & Quản lý tín dụng và Trưởng Phịng pháp chế sẽ làm việc trực tiếp với Tổng Giám đốc.
Nếu khách hàng có thiện chí, hợp tác và thỏa điều kiện của VIETBANK thì Đơn vị sẽ trình phương án cơ cấu lại khoản nợ/cho vay thêm/bổ sung điều kiện và thơng qua Phịng Phân tích & Quản lý tín dụng đánh giá lại để trình cấp thẩm quyền xét duyệt. Nếu khách hàng không hợp tác hoặc không thỏa điều kiện của VIETBANK thì Đơn vị sẽ đề xuất phương án xử lý như thu hồi nợ trước hạn/khởi kiện/bán tài sản bảo đảm và thơng qua Phịng pháp chế xem xét để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Nếu phương án xử lý được thơng qua thì Phịng pháp chế sẽ là đầu mối thực hiện các bước tiếp theo.