Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 64 - 65)

III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-

TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, về mặt chuyên mơn nghiệp vụ, Phịng Phân tích và Quản lý tín dụng vừa làm cơng tác tái thẩm định tín dụng vừa làm nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng của tồn hệ thống. Do vậy, khối lượng công việc là rất lớn, trong khi nhân sự thì có hạn (cả về số lượng và chất lượng) nên dẫn đến quá tải và không hiệu quả.

Vì thế, để khắc phục tình trạng trên, VIETBANK phải tách Phịng Phân tích và Quản lý tín dụng ra thành hai Phịng đó là, Phịng tái thẩm định tín dụng và Phịng quản lý tín dụng. Nếu làm được việc này, sẽ giúp giảm bớt áp lực cơng việc, có điều kiện thực hiện chun mơn hóa và nâng cao hiệu quả quản lý.

Một điều rất quan trong, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là cần phân cơng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng Phòng chức năng Hội sở có liên quan đến cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Do vậy, VIETBANK cần nhanh chóng ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể và chi tiết về việc này đối với các Phòng chức năng Hội sở.

Cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực để hạn chế tình trạng lạm quyền, phục vụ cho lợi ích của một người/một số người mà thiếu quan tâm/quên đi lợi ích của ngân hàng.

Cụ thể, trong các thành viên của Hội đồng quản trị phải có tối thiểu hai thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Trong các thành viên của Hội đồng tín dụng phải có Trưởng Ban kiểm soát và tối thiểu ba thành viên Hội đồng quản trị, trong đó phải có một thành viên Hội đồng quản trị độc lập, tham gia dự họp tất cả các phiên họp của Hội đồng tín dụng. Đồng thời, Chủ tịch/Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng phải là thành viên Hội đồng quản trị, nhưng không phải là thành viên của Ban điều hành.

Nguyên tắc phê duyệt của Hội đồng tín dụng cần được thực hiện theo hướng biểu quyết đa số thắng thiểu số, không dựa trên nguyên tắc tất cả các thành viên phải đồng ý như hiện nay (mang tính áp đặt). Vì thực tế, trong cơng tác xét duyệt hồ sơ tín dụng, có thành viên

đồng ý và có thành viên khơng đồng ý nên cần ghi nhận tất cả ý kiến đó của các thành viên. Sau đó, nếu có đa số (trên 50%) thành viên đồng ý thì khoản vay mới được phê duyệt. Cịn các ý kiến từ chối thì phải nêu lý do cụ thể và phải được ghi nhận trong biên bản phê duyệt tín dụng.

Tương tự, trong các thành viên của Ban tín dụng Hội sở phải có tối thiểu một thành viên Hội đồng quản trị độc lập và Trưởng Ban kiểm tốn nội bộ.

Đặc biệt, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng và các thành viên; Trưởng Ban/Phó Ban tín dụng Hội sở và các thành viên phải được Hội đồng quản trị trực tiếp bỏ phiếu bầu và bầu lại trên cơ sở xem xét, đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực, kinh nghiệm, chất lượng tín dụng, tình hình phát sinh các khoản nợ có vấn đề, khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng, … của các khoản tín dụng đã phê duyệt.

Ngoài ra, để quản lý rủi ro được tốt hơn cũng cần giảm thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Hội đồng tín dụng xuống mức hợp lý. Hiện nay, quyền phê duyệt tín dụng của Hội đồng tín dụng là q lớn, gần như tồn quyền. Điều này, có ưu điểm là giúp xử lý cơng việc nhanh chóng, nhưng lại có rủi ro rất lớn về mặt quản trị, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, sử dụng quyền hạn phục vụ cho quyền lợi cá nhân, khơng vì lợi ích chung và gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng mà cuối cùng các cổ đông của ngân hàng là người phải gánh chịu hậu quả.

Cụ thể, thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Hội đồng tín dụng chỉ nên tối đa là 150.000 triệu đồng. Tất cả các khoản vay vượt mức trên thì Hội đồng tín dụng vẫn được quyền xem xét và phê duyệt nhưng, quyết định phê duyệt này chỉ có hiệu lực thi hành khi được Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị/người được ủy quyền thông qua (đồng ý bằng văn bản).

Thẩm quyền phê duyệt này khơng phải là cố định mà trong q trình hoạt động, có thể được tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào từng thời điểm, tùy vào năng lực, kinh nghiệm cũng như chất lượng tín dụng và khả năng kiểm sốt rủi ro tín dụng của các khoản tín dụng được Hội đồng tín dụng phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)