Các biện pháp thanh lý sẽ trở nên tối ưu, nếu ngân hàng nhận thấy việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, hiệu quả và khả năng cải thiện tình hình tài chính của khách hàng là khơng thể.
Biện pháp thanh lý do phải dùng đến các công cụ pháp luật, nên thủ tục pháp lý thường rắc rối, tẻ nhạt và mang màu sắc tàn nhẫn với khách hàng. Một số biện pháp thanh lý mà ngân hàng thường sử dụng:
- Phát mại tài sản bảo đảm: Trong trường hợp việc thu nợ chỉ cịn trơng chờ vào xử lý tài sản bảo đảm thì cần bảo đảm rằng, ngân hàng nắm trong tay toàn bộ hồ sơ có hiệu lực về các tài sản này. Các thủ tục pháp lý phải được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật. Việc phát mại tài sản bảo đảm có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo phán quyết của tòa án
Việc xử lý tài sản bảo đảm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Số tiền thanh tốn rịng (giá bán trừ các chi phí liên quan đến việc bán tài sản): Giá bán phải sát giá thị trường và phải bán ở thời điểm tốt nhất, với chi phí thấp nhất có thể.
+ Thời gian bán tài sản: Cần phải xử lý tài sản càng nhanh càng tốt. Nếu xử lý chậm sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng.
Ngân hàng có thể áp dụng các hình thức phát mại tài sản bảo đảm sau:
+ Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cùng phối hợp và trực tiếp bán tài sản bảo đảm cho người mua (khách hàng và ngân hàng cũng tìm người mua để bán tài sản).
+ Bán tài sản bảo đảm thông qua các tổ chức dịch vụ bán đấu giá như, trung tâm bán đấu giá và các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
+ Ngân hàng có thể nhận chính tải sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ.
+ Yêu cầu tòa án cho phép phát mại tải sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.
- Biện pháp thanh lý doanh nghiệp: Với các khoản tín dụng khơng có bảo đảm hoặc giá trị bảo đảm khơng đủ/khơng cịn thì thanh lý doanh nghiệp được thực hiện theo phán quyết của tòa án. Phán quyết này cho phép ngân hàng cùng các chủ nợ khác (nếu có) nắm giữ và bán tài sản của khách hàng với số lượng và giá trị phù hợp để thu hồi nợ. Trường hợp này, nếu tài sản khơng đủ thì khách hàng và những người có trách nhiệm liên quan vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng và các chủ nợ khác..
- Phá sản doanh nghiệp. Quy trình, thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
1.4. Nguyên tắc của Ủy ban Basel về quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động tín dụng. Những nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro, …).
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng, …).
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, theo quy mơ và mức độ phức tạp của ngân hàng.
Như vậy, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, phân tích tín dụng và phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
TĨM TẮT CHƢƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã đi sâu tìm hiểu và làm rõ các vấn đề sau, với những thông tin khá đầy đủ, phong phú và sinh động về:
- Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng, phân biệt các hình thức tín dụng (bằng tiền, bằng tài sản và bằng uy tín), đặc điểm và bản chất của tín dụng.
- Rủi ro và những rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung.
- Rủi ro tín dụng, những biểu hiện và đặc điểm của rủi ro tín dụng nói riêng.
- Những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế - xã hội.
- Những nguyên nhân thường gặp của rủi ro tín dụng. - Những dấu hiệu cảnh báo của rủi ro tín dụng.
- Sự cần thiết và nhiệm vụ của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. - Các phương pháp chủ yếu giúp quản lý rủi ro tín dụng. - Nuyên tắc của Ủy ban Basel về quản lý rủi ro tín dụng.
Qua đó, tác giả đã xây dựng được một cơ sở lý thuyết để làm nền tảng cho việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn liên quan đến cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng cũng như đề ra các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại VIETBANK.
CHƢƠNG 2