III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-
TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN
3.2.9. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực cơng tác kiểm tốn nội bộ
Cho đến nay, có thể nói cơng tác kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của Ban kiểm toán nội bộ VIETBANK khá bài bản, nghiêm túc và công tâm. Tuy nhiên, sắp tới để theo kịp tình hình thực tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực của cơng tác này, cần khắc phục và hồn thiện thêm một số nội dung sau:
- Việc kiểm tra, giám sát của Ban kiểm toán nội bộ cần chú tâm đi vào những rủi ro mang tính gốc rễ, sâu sa, rủi ro có ảnh hưởng quyết định đến mất mát cũng như sự thành bại của khoản vay. Không nên quá trú tâm, lan man vào những rủi ro mang tính tiểu tiết, lặt vặt khơng/khó có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng.
Hãy tự đặt câu hỏi rằng, với khoản vay này rủi ro nào sẽ có khả năng gây thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng. Cịn những rủi ro nào thì khơng có/ít có khả năng gây thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng ?
Có thể dẫn ra đây một số rủi ro mang tính tiểu tiết, lặt vặt như thiếu hóa đơn, chứng từ sử dụng vốn, đánh sai tên, sai địa chỉ, sai số chứng minh nhân dân, sai ngày tháng năm, một số sai sót nhỏ về hạch tốn, ghi nhầm lãi suất, cơng thức tính lãi, ... những rủi ro này hồn tồn có thể khắc phục và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng khoản vay, đặc biệt là rất khó gây tổn thất cho ngân hàng, nếu có cũng rất nhỏ và có thể thu hồi được nhanh chóng. Khổ nỗi, những rủi ro này thì thường dễ tìm, dễ phát hiện nên nhân viên kiểm toán thường bị thu hút và mất tập trung chú ý đến những rủi ro quan trọng và nguy hiểm hơn.
Cịn những rủi ro mang tính gốc rễ, sâu xa, bản chất có ảnh hướng lớn đến khoản vay có thể kể ra như sự cấu kết, tiếp tay của nhân viên tín dụng/cấp lãnh đạo với khách hàng; hồ sơ tuy đầy đủ về mặt hình thức nhưng là giả mạo, thực tế khơng phát sinh hoặc có phát sinh nhưng được sự tiếp tay, thông đồng của bên đối tác/bên thứ ba; do quan hệ lợi ích, quan hệ sở hữu chồng chéo giữa các cơng ty với nhau và với các thành viên công ty, tạo ra nhiều giao dịch để chứng minh tình hình kinh doanh, năng lực tài chính là tốt để chinh phục ngân hàng, nhưng thực chất các giao dịch đó đều là một hay còn gọi là giao
dịch nội bộ, nên khơng có giá trị; ký hồ sơ, văn bản sai/vượt thẩm quyền; một số hồ sơ, văn bản thiếu tính pháp lý nên bị vơ hiệu; khơng hồn tất/sai sót trong việc thực hiện thủ tục cơng chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc thực hiện nhưng sai quy định nên dẫn đến giao dịch bị vô hiệu, ...
Tuy quan trong là thế, nhưng những rủi ro này lại thường rất khó phát hiện, chỉ có nhân viên kiểm tốn nhiều kinh nghiệm, từng trải và có hiểu biết sâu rộng mới có thể phát hiện được. Do đó, những rủi ro này dù là rất nguy hiểm nhưng cũng là những rủi ro ít thấy xuất hiện trong các báo cáo kiểm toán gửi Hội đồng quản trị, so với hàng loạt rủi ro liên quan đến những thiếu sót tiểu tiết, lặt vặt được liệt kê.
- Ban hành tiêu chí xếp hạng nhân viên kiểm tốn tương tự như xếp hạng nhân viên tín dụng (có thể thay đổi, thêm hoặc bớt các tiêu chí cho phù hợp với đặc thù cơng việc). Trên cơ sở hạng của nhân viên kiêm toán, ngân hàng đưa ra giới hạn quy mô khoản vay mà nhân viên kiểm toán được quyền kiểm tra.
- Thực hiện chun mơn hóa cơng tác kiểm tốn. Trước mắt, tập trung chun mơn hóa việc kiểm tốn theo đối tượng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp), chun mơn hóa việc kiểm tốn đến những nội dung chính yếu thuộc các cơng đoạn đã được chun mơn hóa trong q trình thẩm định tín dụng. Mỗi nhân viên kiểm tốn sẽ phụ trách kiểm toán một/một vài nội dung ở các cơng đoạn đó.
Theo đó, có thể chia q trình kiểm tốn thành các cơng đoạn chính và giao cho các nhân viên kiểm tốn phụ trách một/một vài cơng đoạn như: kiểm toán việc thẩm định sự đầy đủ, đúng đắn và tính pháp lý của hồ sơ vay; kiểm tốn việc thẩm định uy tín, thiện chí trong quan hệ tín dụng; kiểm tốn việc thẩm định tình hình và năng lực tài chính; kiểm tốn việc thẩm định tình hình sản suất kinh doanh và triển vọng ngành; kiểm toán việc đánh giá rủi ro và đưa ra giải pháp phịng ngừa rủi ro; kiểm tốn việc thẩm định tính hiệu quả và khả thi của phương án/dự án đầu tư; kiểm toán việc đánh giá về nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng; ...
Tất cả các khâu trong q trình thẩm định đều có quy định, hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết. Chỉ có điều là nhân viên tín dụng có tn thủ hay khơng hoặc cố ý làm trái, làm sai các quy định, hướng dẫn đó mà thơi. Cho nên, thực hiện kiểm tốn chun mơn hóa đến từng khâu của quá trình thẩm định sẽ giúp kiểm soát được khoản vay một cách chặt chẽ, sâu sắc và toàn diện hơn cũng như sẽ giúp ngăn chặn, hạn chế tiêu cực và gian lận trong quá trình thẩm định.
phải trải qua cơng việc tín dụng để có kinh nghiệm tín dụng, trước khi làm kiểm tốn. Chính điều này, dẫn đến cơng tác kiểm tốn cịn khá khơ cứng, chưa góp phần xứng đáng vào việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chỉ thuần túy bắt bẻ một số thiếu sót lặt vặt, những sai sót so với các văn bản này kia, quy định này nọ mà khơng hình dung và cũng chẳng cần quan tâm thực tế ra sao, thay đổi thế nào.
Cho nên, gần như cơng việc kiểm tốn chỉ dừng lại ở việc đưa ra các thiếu sót của hồ sơ về mặt hình thức, thiếu sót theo quy định nội bộ này, hướng dẫn kia chứ ít/khơng đưa ra được các để xuất cải tiến, sửa đổi, bổ sung, thậm chí thay thế, loại bỏ những chính sách, quy định khơng phù hợp, khơng cần thiết.
Đặc biệt nguy hiểm hơn là khi nhân viên kiểm tốn khơng có kinh nghiệm thực tế làm tín dụng thì rất khó phát hiện được những rủi ro trọng yếu, gốc rễ, sâu xa, bản chất có ảnh hướng lớn đến khoản vay như nêu trên. Lẽ thường, người có kinh nghiệm và từng trải thì sẽ khơng/khó qua mặt hơn là người chưa có kinh nghiệm và từng trải.
Với thực tế đó, VIETBANK cần mạnh dạn thay đổi bằng cách, bắt buộc nhân viên muốn làm cơng tác kiểm tốn nội bộ phải có kinh nghiệm làm cơng tác tín dụng hoặc quản lý rủi ro tín dung tối thiểu là một năm.
- Sau khi đã phát hiện ra rủi ro thì phải tập trung khắc phục dứt điểm trong khoảng thời gian nhất định có thể. Nếu sau hai lần gia hạn mà vẫn khơng khắc phục được thì đối với nhân viên tín dụng, phải tạm dừng cơng việc để tập trung xử lý, khắc phục rủi ro. Còn đối với đơn vị cho vay thì sẽ tạm ngưng phát triển tín dụng cho đến khi khắc phục xong các thiếu sót của hồ sơ vay. Trường hợp này, chỉ áp dụng đối với những rủi ro có thể khắc phục được, khách hàng có thiện chí hợp tác, cịn những rủi ro mang tính chủ quan, cố ý làm trái thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngồi ra, khơng được cơng bố cho khách hàng biết về những sai phạm, rủi ro của khoản vay trong mọi trường hợp. Việc cơng bố thơng tin đó cũng được coi là hành động cố ý làm trái gây thiệt hại cho ngân hàng.
- Việc kiểm tra của nhân viên kiểm toán nội bộ phải được tiến hành đồng thời, vừa kiểm tra về mặt hình thức hồ sơ, vừa kiểm tra trên thực tế của khách hàng (kết hợp với nhân viên tín dụng) và kiểm tra trên hệ thông công nghệ thông tin về q trình hạch tồn, giải ngân, thanh toán, ... để kịp thời phát hiện, ngăn chặn sai phạm và những rủi ro tiềm ẩn.
- Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải tăng cường quan tâm, giám sát và kiên quyết đưa công tác kiểm toán nội bộ vào quy củ; hoạt động một cách khách quan, độc lập; không bị tác động từ các mối quan hệ lợi ích, từ các cấp lãnh đạo và Ban điều hành. Báo cáo
kiểm toán nội bộ chỉ gửi trực tiếp cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Sau khi xem xét, Hội đồng quản trị sẽ có chỉ đạo trực tiếp cho Tổng Giám đốc thực hiện khắc phục các thiếu sót, sai phạm, dưới sự giám sát của Ban kiểm soát.