Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 58 - 60)

III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-

2.7. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín

Các khoản nợ có vấn đề tại VIETBANK có nhiều ngun nhân. Trong đó, có một số ngun nhân chính như sau:

- Do áp lực cạnh tranh, áp lực tăng quy mô và thị phần nên tiêu chuẩn thẩm định và xét duyệt cho vay có phần “linh động”.

- Đa số nhân viên làm cơng tác tín dụng cịn trẻ, mới tốt nghiệp; chưa có nhiều kinh nghiệm; chưa được cọ sát nhiều trong thực tế; kỹ năng, trình độ nghiệp vụ cịn hạn chế.

- Tình hình kinh tế suy giảm, các thị trường trọng điểm như thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn, thị trường tín dụng, ... gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp theo chiều hướng bất lợi nên đã ảnh hưởng bao chùm lên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và dẫn đến làm suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Sự biến động nhanh, phức tạp, khó dự đốn của các chính sách kinh tế vĩ mơ như lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thất nghiệp, ... đã gây khơng ít khó khăn và thiệt hại trong kinh doanh cho khách hàng. Điền hình là lãi suất tăng cao bất thường và nhanh chóng đã khiến cho đa số khách hàng bị suy giảm mạnh về tình hình tài chính và khả năng trả nợ. Đã thế, lãi suất tăng cao được duy trì trong một thời gian khá dài (gần 2 năm, lãi suất được duy trì từ 20%/năm

đến 25%/năm, có một số khoản vay lãi suất lên tới 28%/năm). Các mức lãi suất này khơng thua kém gì lãi suất “chợ đen” và có thể nói là cao nhất thế giới.

- Có nhiều khách hàng cố ý gian lận trong việc cung cấp hồ sơ vay, gian lận về tài sản bảo đảm, gian lận về báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, ... dẫn đến kết quả thẩm định của ngân hàng bị sai lệch, để rồi đi đến quyết định cho vay sai lầm.

- Nhân viên làm cơng tác tín dụng trực tiếp hoặc tiếp tay với khách hàng cố ý làm giả hồ sơ hoặc điều chỉnh hồ sơ (hồ sơ khoản vay, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ tình hình kinh doanh, ...) để lừa ngân hàng.

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vay vào những mục đích trái pháp luật/tiếp tay cho việc thực hiện các mục đích trái pháp luật.

- Nhân viên làm cơng tác tín dụng khơng tn thủ quy trình, quy định nội bộ và quy định của pháp luật có liên quan trong q trình thẩm định và cấp tín dụng.

- Mơi trường pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng chưa đồng bộ, chồng chéo, thay đổi liên tục, ... gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng và ngân hàng cho vay, đặc biệt là trong cơng tác xử lý khoản vay có vấn đề.

- Hệ thống thơng tin tín dụng cịn nhiều bất cập, thơng tin cung cấp còn nghèo nàn, khơng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thơng tin của các tổ chức tín dụng trong q trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Trong khi đó, chi phí hỏi tin lại khá cao (60.000 đồng/lần hỏi tin).

- Năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tổng thể của khách hàng còn yếu kém, thiếu chun nghiệp và cịn mang nặng tính gia đình.

- Thơng tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính chưa được minh bạch, rõ ràng và chi tiết. Công tác ghi chép sổ sách kế tốn, tình hình kinh doanh chưa được bài bản, chưa tuân thủ đúng quy định nên những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi cịn mang tính hình thức, đối phó, để hợp thức hóa hồ sơ vay.

- Chính sách tín dụng trong một số thời điểm, đối với một số nội dung, đối với một số lĩnh vực còn chưa phù hợp và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Chưa có sự nghiên cứa, phân tích, đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về những nội dung liên quan trước khi ban hành chính sách.

- Cơng tác kiểm tra, giám sát q trình sự dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng chưa nghiêm túc, chưa chặt chẽ, cịn mang nặng tính hình thức, đối phó, ...

của pháp luật trong hoạt động tín dụng của Ban kiểm tốn nội bộ cịn hạn chế, chưa bao quát hết được các khoản nợ, thiếu nhân sự có kinh nghiệm, chưa được độc lập hồn tồn với việc thẩm định và xét duyệt cho vay, ...

- Đối với một số khoản vay lớn, khoản vay có lợi ích liên quan đến người thẩm định hoặc liên quan đến người phê duyệt cho vay, việc thẩm định và phê duyệt cho vay có lúc cịn bị chi phối bởi lợi ích, tình cảm cá nhân, mối quan hệ, sự nể nang, ... Chính điều này đã làm cho khoản vay bị vi phạm nguyên tắc thẩm định và phê duyệt, gây ra rủi ro lớn và khó xử lý khi khoản nợ có vấn đề.

- Văn hóa phê duyệt tập trung ở Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng Hội sở có ưu điểm là khách quan, hạn chế được tình trạng phê duyệt sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, quy định nội bộ và quy định pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy điều đó khơng hồn tồn đúng và khơng phải ở đâu và lúc nào cũng phù hợp.

Bởi vì, các thành viên xét duyệt tín dụng chỉ đánh giá được khách hàng và tồn bộ tình hình của khách hàng qua tờ trình tín dụng/tờ trình tái thẩm định tín dụng và các hồ sơ kèm theo, chứ khó/khơng gặp trưc tiếp được khách hàng để thẩm định, đánh giá thực tế tình hình hoạt động và các nội dung khác của khách hàng.

Ngoài ra, do phần lớn các hồ sơ đều phải gửi về Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng hội sở để phê duyệt nên số lượng hồ sơ của tồn hệ thống là rất nhiều. Vì vậy, các thành viên dễ rơi vào tình trạng q sức, mệt mỏi. Do đó, việc xem xét, đánh giá hồ sơ vay sẽ không được kỹ càng; dễ bỏ sót các tình tiết quan trọng cần làm rõ; bỏ qua các nội dung sai sót, khơng phù hợp; bỏ qua các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến rủi ro cho khoản vay; ...

- Danh mục cho vay chưa đa dạng đủ để phân tán rủi ro một cách hợp lý. Điển hình, dự nợ tín dụng trong danh mục cho vay cịn tập trung khá nhiều vào bất động sản và các ngành nghề liên quan đến bất động sản (xây dựng, vật liệu xây dựng, ...).

- Hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành trong hoạt động nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng cịn nhiều hạn chế. Việc tn thủ các hướng dẫn, quy định, chỉ đạo của Ban điều hành và các Phòng chức năng Hội sở là chưa cao, chưa tự giác và còn thiếu trách nhiệm.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng cịn bất cập, chưa hợp lý. Điều này thể hiện qua việc phân cấp, ủy quyền trong cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng chưa phù hợp. Mức phán quyết của Hội đồng tín dụng quá cao, nên dẫn đến tình trạng lạm quyền, hình thành phe cánh lợi ích, sử dụng quyền lực phục vụ cho quyền lợi của cá nhân và phe cánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)