1.4.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng
Hoạt động Marketing trong ngân hàng có sự liên kết chặt chẽ với lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân ngân hàng như Ban lãnh đạo cấp cao, Phịng Tài chính, Phịng Phát triển sản phẩm, Phịng Quan hệ Cơng chúng, Phịng Nhân sự...
Hoạt động Marketing còn chịu ảnh hưởng bởi công tác quản trị nguồn nhân lực, điều hành, tài chính, văn hóa ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng của ngân hàng.
1.4.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng
1.4.2.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô
Yếu tố về kinh tế: gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua của người dân như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất, v.v...và do vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động Marketing ngân hàng.
Yếu tố về chính trị - pháp luật: mức độ ổn định của mơi trường chính trị, chính sách của Chính phủ ảnh hưởng tới hệ thống luật pháp, các quy định về hoạt động
kinh doanh và thuế, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường, sự giảm can thiệp của Chính phủ, sự tham gia Hiệp định thương mại EU, NAFTA, ASEAN, WTO, v.v...đều ảnh hưởng tới các chiến lược Marketing và gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Yếu tố về xã hội – dân cư: sự thay đổi của xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của con người. Trong đó, sự thay đổi lối sống, mức độ giàu có, khả năng “kết nối” lẫn nhau, v.v... góp phần gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ, gia tăng kỳ vọng đối với sản phẩm dịch vụ được cung cấp và gia tăng mong muốn mua sự trải nghiệm nhiều hơn. Ngồi ra, cơ cấu, quy mơ, tốc độ tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa cũng là những khía cạnh quan trọng tác động tới đặc tính và quy mơ tiêu dùng.
Yếu tố về tự nhiên: mức độ ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, vấn đề năng lượng, v.v...Hiện nay, các yếu tố này đang ngày càng được quan tâm và xem trọng. Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến hoạt động, định hướng kinh doanh của ngân hàng.
Yếu tố kỹ thuật – công nghệ: đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, là động lực chính trong tồn cầu hóa. Cơng nghệ khơng chỉ tạo ra các dịch vụ mới hoặc được cải tiến mà cũng có thể hỗ trợ cho việc tái cấu trúc lại các hoạt động như cho phép tạo ra các bộ phận dịch vụ khách hàng ở trung tâm; cho phép thay thế nhân viên bằng máy móc đối với những cơng việc có tính lặp lại; tạo điều kiện cho khách hàng tham gia nhiều hơn vào quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ; cho phép dịch vụ được triển khai nhanh chóng hơn.
1.4.2.2 Các yếu tố của mơi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh: là các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương tự hoặc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thay thế nhắm đến cùng đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh trên các khía cạnh như điểm mạnh-điểm yếu, chiến lược mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm dịch vụ đối thủ cạnh tranh cung cấp, khách hàng mục tiêu và sự quan tâm của công
chúng đối với đối thủ là điều thiết yếu quan trọng trong định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Khách hàng: trong lĩnh vực ngân hàng, khách hàng vừa là người nhận vốn vừa là người cung ứng vốn, người mang lại lợi nhuận cho ngân hàng qua việc thanh tốn chi phí sản phẩm dịch vụ. Khách hàng của ngân hàng có thể là các cá nhân bên trong và ngoài ngân hàng, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong ngồi nước. Trong đó, lịng trung thành của khách hàng, tâm lý tiêu dùng, các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng, sự nhận thức và thái độ của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, v.v...có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động Marketing của ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải tìm hiểu, khảo sát chi tiết và chuyên sâu để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Nhà cung ứng: ngoài những nhà cung ứng vốn cho ngân hàng đã nêu ở trên, còn những nhà cung ứng các yếu tố khác như nguồn nhân lực, máy móc trang thiết bị, dịch vụ truyền thơng, thơng tin thị trường, v..v...đều tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng cần đa dạng hóa các nhà cung ứng để tránh áp lực về các yếu tố đầu vào.
Đối thủ tiềm ẩn: là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Số lượng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và áp lực tạo ra tới ngành phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành và những rào cản gia nhập ngành về kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù. Ngân hàng phải đánh giá được nguy cơ xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới nhằm định hướng hoạt động kinh doanh phù hợp.
Sản phẩm dịch vụ thay thế: là những sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Sản phẩm dịch vụ thay thế sẽ ảnh hưởng tới thị phần, tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm dịch vụ trong ngành, do đó, ngân hàng cần thường xuyên tiến hành nghiên cứu, khảo sát, phân tích, cải tiến cơng nghệ để đối phó linh hoạt với áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế.